Cuộc chiến chống IS đang giành được những thắng lợi khả quan
VOV.VN - Quân đội Iraq đã giành lại quyền kiểm soát một số thị trấn chiến lược, trong khi đó người Kurd ở Kobani cũng có một số thắng lợi với sự trợ giúp của Mỹ và đồng minh.
Trong khi quân đội Iraq ngăn cản bước tiến của nhóm Nhà nước Hồi giáo tiền gần đến thủ đô Baghdad, lực lượng người Kurd cũng đạt được thành công khi chiếm lại những vùng lãnh thổ phía bắc với sự hỗ trợ đắc lực của liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu tăng cường các cuộc không kích nhằm vào nhóm Nhà nước Hồi giáo tại cả Iraq và Syria.
Thất thủ tại Iraq, nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo lại tiếp tục mở rộng các cuộc tấn công mới tại thành phố chiến lược Kobani phía bắc Syria. Giao tranh ác liệt đã xảy ra tại Kobani đêm 25/10. Các tướng lĩnh Mỹ cho biết, Mỹ và các đồng minh đã tiến hành 22 cuộc không kích nhằm vào các vị trí của nhóm phiến quân "Nhà nước Hồi giáo" (IS), phá hủy được nhiều vũ khí và địa điểm quan trọng của nhóm vũ trang này.
Tuy vậy, những bước tiến tại Iraq trong cuộc chiến chống IS cũng không xoa dịu được những căng thẳng tại các nước đang tham gia cuộc chiến chống IS do Mỹ dẫn đầu, sau các vụ tấn công khủng bố gần đây tại Canada và Mỹ.
Một nguyên nhân khiến các nước lo ngại là nhóm Nhà nước Hồi giáo đã thuyết phục được những người ở phương Tây tham gia cái gọi là “Đế chế Hồi giáo” của chúng, trở thành “những con sói đơn độc” tiến hành các vụ tấn công. Thủ phạm cuộc tấn công vào Tòa nhà quốc hội Canada hôm 22/10 vừa qua cũng tự xưng là chiến binh thánh chiến, mặc dù giới chức Canada không phát hiện bất cứ sự liên hệ nào giữa tên này và IS.
Cảnh sát Mỹ hôm qua cũng cho biết, vụ một người đàn ông dùng rìu tấn công 4 sỹ quan cảnh sát đi tuần tại thành phố New York, khiến 2 cảnh sát bị thương là một “hành động khủng bố” do một kẻ có khuynh hướng cực đoan thực hiện. Tên này đã cải sang đạo Hồi trong thời gian gần đây. Giới chức Đức cũng bày tỏ quan ngại trước việc số lượng người Hồi giáo Salafi ở nước này đang ngày càng gia tăng.
Cuộc chiến chống IS bước đầu đã phát huy hiệu quả, nhưng phía trước vẫn còn rất nhiều chông gai. Các nước hiện đều khẳng định quyết tâm tiêu diệt nhóm Nhà nước Hồi giáo, bất chấp những tổn thất của cuộc chiến này gây ra cũng như chi phí đang ngày càng gia tăng. Các quan chức của Lầu Năm Góc mới đây cho biết, cuộc chiến chống IS tiêu tốn trung bình 7,6 triệu USD một ngày.
Thay vì bầu ra 450 đại biểu theo luật định, cuộc bầu cử này chỉ bầu được 424 đại biểu, do không thể tiến hành bầu 12 đại biểu đại diện cho các khu vực ở Crimea và Sevastopol và không thể tổ chức bầu cử tại 14 trong tổng số 32 điểm bầu cử tại Donbass do khu vực này đang do phe ly khai kiểm soát. Trong đó 250 đại biểu sẽ được bầu theo danh sách đảng và 199 đại biểu được bầu theo danh sách tranh cử tại các khu vực.
Tham gia cuộc bầu cử Quốc hội khóa 8 lần này có 29 chính đảng, tuy nhiên theo các kết quả thăm dò dư luận và ý kiến của giới chuyên gia thì chỉ có từ 5-7 đảng có thể vượt qua ngưỡng 5% phiếu bầu để có chân trong Quốc hội mới.
Với tương quan lực lượng hiện nay, khối “Poroshenko” của đương kim Tổng thống Ukraine có thể sẽ giành được số phiếu bầu cao nhất, khoảng 30%, song bắt buộc phải liên minh với 1 - 2 đảng thắng cử để có thể tạo được liên minh đa số trong Quốc hội và thành lập được Nội các mới.
Trả lời phỏng vấn phóng viên VOV, ông Alexandr Shlepak, Bộ trưởng Tài chính Ukraine cho rằng, giờ đây sẽ không còn những phái thân Nga hay thân châu Âu nữa mà sẽ là những lực lượng sẵn sàng cải cách hay chống lại cải cách. Đây sẽ là vấn đề chính của Quốc hội mới của Ukraine.
Liên quan đến tình hình tại Ukraine, Liên Hợp Quốc vừa công bố báo cáo cho biết, cuộc xung đột ở Ukraine đến nay đã khiến hơn 800.000 người mất nhà cửa, trong đó có đến 95% người ở miền Đông nước này.
Các điểm bỏ phiếu mở cửa lúc 8h sáng nay và đóng cửa lúc 5h chiều ( giờ địa phương). Các cử tri cũng sẽ đi bầu thống đốc tại 14 tiểu bang khi không có ứng viên nào nhận được hơn 50% tại vòng bỏ phiếu đầu tiên.
Các nhà quan sát nhận định, bất kể ai là người thắng cuộc bầu cử vào hôm nay thì tân Tổng thống cũng sẽ phải đối mặt với những nhiệm vụ đầy khó khăn phía trước như phục hồi nền kinh tế trì trệ, thu hút đầu tư nước ngoài, giải quyết các yếu tố hạn chế tiềm năng năng lượng của quốc gia- những nhiệm vụ hoàn toàn không dễ dàng đối với bất cứ ứng cử viên nào.
4. Dịch bệnh Ebola đang đặc biệt trở nên đáng lo ngại hơn khi mới đây xuất hiện trường hợp tử vong đầu tiên tại Mali và trường hợp thứ 4 nhiễm bệnh tại Mỹ.
Trước thực trạng đó, cộng đồng quốc tế đang tăng cường các biện pháp phòng ngừa sự lây lan của virus Ebola cũng như hỗ trợ các nước Tây Phi đối phó với mối nguy hiểm này.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Samantha Power ngày 26/10 sẽ bắt đầu chuyến thị sát tới 3 quốc gia là Guinea, Liberia và Siera Leone để đánh giá tính hình dịch bệnh và việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Mục đích của chuyến thăm nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hành động quốc tế trong phòng chống sự lây lan của virus Ebola.
Trước đó ngày 25/10, nguồn tin từ quân đội Mỹ cho biết, nước này đang điều động hàng nghìn binh sỹ tới Liberia để tham gia dập dịch Ebola.
Chính phủ Trung Quốc ngày 25/10 tuyên bố nước này sẽ gửi gói viện trợ nhân đạo thứ 4 tới Liberia, Siera Leone và Guinea, thiết lập các trung tâm điều trị dã chiến cũng như cử các chuyên gia y tế tới những nước này để huấn luyên cho các nhân viên y tế địa phương. Thêm vào đó, Trung Quốc cam kết đóng góp 6 triệu USD cho quỹ đặc biệt của Liên Hợp Quốc về phòng chống Ebola.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới cũng thông báo cử thêm các chuyên gia tới hỗ trợ Mali, quốc gia thứ 6 bị ảnh hưởng bởi đại dịch Ebola.
Trong khi đó, lo ngại trước sự bùng phát của dịch bệnh, chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đã có những biện pháp quyết liệt, tăng cường giám sát và phòng trừ tại các khu vực được cho là dễ lây nhiễm.
Ngay khi xuất hiện trường hợp nhiễm mới Ebola tại Mỹ, nhà chức trách tại các bang New York và New Jersey và Illinois đã tuyên bố cách ly bắt buộc trong 21 ngày đối với những cá nhân có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân Ebola tại Tây Phi. Bên cạnh đó, những bang trên cũng sẽ làm nghiêm ngặt hơn thủ tục kiểm tra tại các sân bay quốc tế.
Liên quan đến việc lây nhiễm Ebola tại Mỹ, Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) ngày 24/10 đã công bố thông tin cho biết, y tá gốc Việt Nina Pham, 26 tuổi đã được xuất viện khi các xét nghiệm cho thấy không còn virus Ebola trong cơ thể cô.
Theo số liệu mới nhất do Tổ chức Y tế Thế giới công bố ngày 25/10, dịch Ebola đã cướp đi sinh mạng của gần 5.000 người trên tổng số 10.000 ca nhiễm tính đến thời điểm hiện tại. Trong số này có 450 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh và 244 nhân viên y tế đã thiệt mạng.
5. Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị toàn thể lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá 18 đã bế mạc ngày 23/10 tại Bắc Kinh. Đây là lần đầu tiên vấn đề thúc đẩy toàn diện quản lý đất nước theo pháp luật hay còn gọi là công tác "pháp trị" được đưa ra thảo luận tại một phiên họp toàn thể của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hội nghị đã ra thông cáo với 6 nhiệm vụ chính nhằm tăng cường công tác "pháp trị", nội dung như sau: Hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc lấy hiến pháp là trung tâm; tăng cường thực hiện quản lý hành chính theo pháp luật, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà nước pháp quyền; đảm bảo hệ thống tư pháp công bằng, tăng cường độ tín nhiệm tư pháp công; tăng cường tuyên truyền khái niệm "pháp trị" đến toàn dân, thúc đẩy xây dựng xã hội pháp trị; đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác pháp trị; tăng cường và đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng đối với thúc đẩy toàn diện quản lý nhà nước theo pháp luật.
Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua Quyết định của Bộ Chính trị về việc kỷ luật khai trừ 6 quan chức cấp cao vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.
Các quan chức bị khai trừ gồm Lý Đông Sinh - cựu Thứ trưởng Bộ Công an, Tưởng Khiết Mẫn - cựu Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý tài sản nhà nước, Vạn Khánh Lương - cựu Bí thư Thành ủy Quảng Châu, Vương Vĩnh Xuân - cựu Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc và Lý Xuân Thành - cựu Phó Bí thư tỉnh Tứ Xuyên.
Ngoài ra, Hội nghị cũng thông qua quyết định của Ủy ban quân ủy Trung ương Trung Quốc về việc sa thải ông Kim Sơn - cựu Phó Tư lệnh Quân khu Thành Đô vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.
Đây là số trường hợp quan chức cấp cao bị kỷ luật nhiều nhất từ trước đến nay tại các kỳ Hội nghị Trung ương, chứng tỏ quyết tâm ngày càng lớn của Ban lãnh đạo Trung Quốc trong công tác phòng chống tham nhũng.
6. Chiều tối 21/10, buổi đối thoại giữa chính quyền Đặc khu Hành chính Hong Kong (Trung Quốc) và Liên đoàn sinh viên đã được tổ chức tại Học viện Y khoa Wong Chuk Hang.
Trước khi diễn ra đối thoại, có nhiều ý kiến nhận định sẽ khó có bước đột phá trong buổi đối thoại này khi mà quan điểm của các bên khác xa nhau, mặc dù vậy, phần lớn người dân Hong Kong vẫn hy vọng, thông qua buổi đối thoại, các bên sẽ tìm ra cách tháo gỡ cuộc khủng khoảng chính trị đang ảnh hưởng xấu đến mọi mặt đời sống xã hội Hong Kong trong hơn 3 tuần trở lại đây.
Đúng như dự đoán, tại buổi đối thoại kéo dài trong khoảng 2 tiếng, đại diện chính quyền Hong Kong và đại diện Liên đoàn sinh viên Hong Kong đã trình bày và trao đổi quan điểm về tiến trình bầu cử người đứng đầu đặc khu vào năm 2017. Tuy nhiên, nhìn chung buổi đối thoại đã không có những bước tiến triển đáng kể nào, hai bên không thể tìm ra tiếng nói chung khi còn tồn tại nhiều bất đồng.
Sau khi cuộc đối thoại này diễn ra, chính quyền Hong Kong cho biết sẽ xem xét gửi báo cáo về biểu tình cho Trung Quốc. Bloomberg dẫn lời Chánh văn phòng Đặc khu Hành chính Hong Kong Carrie Lam ngày 21/10 cho biết bản báo này sẽ cung cấp cho Bắc Kinh một “tài liệu tham khảo” về quan điểm của người biểu tình hơn là cố gắng thuyết phục Bắc Kinh thay đổi quy chế về bầu cử tại Đặc khu Hành chính.
Trong khi đó, ngày 24/10, cựu lãnh đạo Đặc khu Hành chính Hong Kong Đổng Kiến Hoa đã kêu gọi chấm dứt mọi hoạt động biểu tình. Ông Đổng Kiến Hoa tuyên bố "Chúng ta cần phải chấm dứt việc người biểu tình chiếm đóng các khu phố của Hong Kong bởi điều này không chỉ làm tổn hại đến sinh kế của người dân mà còn là một hành động vi phạm pháp luật”.
Giới kinh doanh ở Hong Kong cũng đã có những động thái phê phán phong trào Chiếm Trung tâm kéo cả tháng nay và cho rằng phong trào này đã phá rối trật tự Hong Kong và sẽ gây tổn hại lâu dài cho môi trường kinh doanh của trung tâm tài chính châu Á.
Trong một diễn biến mới nhất, trong khi những người biểu tình tiếp tục bám trụ trên các tuyến phố, tổ chức cuộc “trưng cầu ý kiến” nhằm gây sức ép lên chính quyền. Đã xuất hiện lực lượng phản đối biểu tình tổ chức cuộc vận động lấy chữ ký của người dân nhằm bày tỏ ủng hộ hoạt động của cảnh sát lập lại trật tự trên các tuyến phố.
Những diễn biến này cho thấy tình hình tại Đặc khu Hành chính Hong Kong sẽ tiếp tục phức tạp trong thời gian tới và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra đụng độ nếu không bên nào có động thái nhượng bộ./.