Donald Trump - Nhà đàm phán vĩ đại hay Tổng thống bị “giật dây“?

VOV.VN - Dù hứng chịu nhiều chỉ trích sau những phát ngôn gần đây nhưng vẫn có ý kiến cho rằng, không nên đánh giá thấp Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Cuộc gặp Thượng đỉnh ngày 16/7 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gây ra những phản ứng trái chiều. Đối với những người ủng hộ ông Trump và ông Putin cũng như truyền thông Nga, Hội nghị Thượng đỉnh ở Helsinki là một thành công lớn trong việc cải thiện quan hệ Nga-Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp báo sau Hội nghị Thượng đỉnh hôm 16/7. Ảnh: AFP/Getty.

Trong khi đó, đối với đảng Dân chủ Mỹ, một số đảng viên Cộng hòa và giới truyền thông Mỹ thì cuộc gặp chính là một bằng chứng khác cho thấy ông Trump dường như đã bị ông Putin giật dây.

Phản ứng đầy phẫn nộ của nhóm phản đối mạnh đến mức Tổng thống Trump phải rút lại tuyên bố của ông cho rằng Nga không can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016. Dù vậy, ông Trump vẫn bị những người phản đối gọi là “phản quốc” còn ông Putin lại được tôn vinh là “tài năng ngoại giao”.

Tuy nhiên, điều mà ý kiến chỉ trích nói trên còn thiếu chính là nhìn thẳng vào vấn đề, Trump giống Putin ở chỗ, ông phải được đánh giá qua công việc của mình chứ không phải qua những phát ngôn. Thực tế dường như đã có những rối loạn từ phía Nga liên quan đến những gì Tổng thống Mỹ làm trong những tháng gần đây.

Quân bài dầu mỏ, khí đốt

Dầu và khí đốt là vũ khí chính trị đối ngoại chính của Điện Kremlin và là công cụ quan trọng để đảm bảo ổn định nội bộ. Giá dầu tăng vào đầu những năm 2000 được cho là đã giúp ông Putin xây chắc vị trí hiện tại. Khí gas cũng là đòn bẩy chính để ông Putin có được lợi thế khi đàm phán với Liên minh châu Âu (EU). Nga là nước xuất khẩu khí đốt chính vào thị trường châu Âu, chiếm 50% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của châu lục này.

Đường ống dẫn dầu và khí đốt cũng là một trong những công cụ kiểm soát chính của Điện Kremlin đối với các nước xuất khẩu năng lượng ở Trung Á như Kazakhstan và Turkmenistan.

Dù là thế mạnh nhưng đây cũng lại chính là điểm yếu của chính quyền Putin. Nền kinh tế Nga tiếp tục ngày càng phụ thuộc vào việc xuất khẩu các nguồn năng lượng và hiện tại, xuất khẩu năng lượng chiếm tới 60% tổng giá trị xuất khẩu của Nga.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.

Và ông Trump đã làm gì với điều đó? Ông đã gây áp lực lên Saudi Arabia để nước này tăng sản lượng dầu nhằm bù đắp cho việc loại bỏ Iran khỏi thị trường thông qua các biện pháp trừng phạt của Mỹ và giữ giá thấp. Ông kỳ vọng Nga sẽ ủng hộ động thái này ngay cả khi kinh tế Nga vẫn đang chịu tác động từ giá dầu tụt dốc năm 2014.

Quan trọng hơn, Trump cũng yêu cầu các nước châu Âu hủy bỏ Nordstream-2, một dự án đường ống dẫn khí nhằm tăng nguồn cung khí đốt của Nga cho khu vực Bắc Âu và Đức. Nordstream được cho là đứa con tinh thần của ông Putin và dự án này quan trọng không chỉ từ quan điểm kinh tế mà nó còn có ý nghĩa giúp tăng cường đòn bẩy của Nga trên khắp châu Âu.

Chính quyền Putin đã đầu tư rất nhiều nguồn lực ngoại giao, vận động hành lang và tài chính cho dự án. Trong nỗ lực ngăn chặn nó, Trump đang đi theo bước chân của chính quyền Obama tiền nhiệm, ông đã gây sức ép buộc Bulgaria phải hủy bỏ dự án đường ông dẫn khí Dòng chảy phương Nam nhằm cung cấp khi đốt của Nga cho khu vực Nam Âu và Áo.

Lý do Trump muốn cản trở Nordstream là vì ông muốn giữ cho thị trường châu Âu mở cửa đối với khí hóa lỏng của Mỹ (LNG). Tháng 6 năm ngoái, Ba Lan đã nhận được lô hàng LNG đầu tiên từ Mỹ. Một tháng sau, ông đến thăm đất nước này và tiếp tục mang chủ đề LNG ra bàn tại một cuộc họp của 12 quốc gia Trung và Đông Âu vốn phụ thuộc nhiều vào khí đốt Nga.

“Hãy để tôi làm rõ về một điểm quan trọng. Mỹ sẽ không bao giờ sử dụng năng lượng để gây sức ép với các bạn và chúng tôi cũng không thể cho phép người khác làm như vậy”, Trump nói tại cuộc họp. Không khó để có thể biết “người khác” mà ông Trump nói đến là ai.

Mùa hè năm đó, các lô hàng LNG lớn đầu tiên của Mỹ cũng đã đến Litva, Tây Ban Nha và Anh.

Hồi tháng 3 năm nay, cơ quan thông tin năng lượng Mỹ ra báo cáo cho thấy, xuất khẩu LNG của Mỹ đã tăng gấp 4 lần kể từ năm 2016 đến năm 2017; xuất khẩu sang các nước châu Âu (bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ) tăng gấp 5 lần.

Chỉ vài ngày trước khi có cuộc gặp với ông Putin, Tổng thống Trump đã lớn tiếng chỉ trích Thủ tướng Đức Angela Merkel về chính sách nhập khẩu khí đốt của nước này khi cho rằng đất nước của bà Merkel đang “bị bắt làm con tin” trong mối quan hệ với Nga.

Trump không dễ bị điều khiển

Nếu người đưa ra tuyên bố là Barack Obama, chắc chắn các phương tiện truyền thông nhà nước của Nga sẽ lập tức có chiến dịch công kích phản bác. Nhưng với trường hợp của ông Trump, mọi chuyện diễn ra êm đẹp, có lẽ bởi vì Điện Kremlin vẫn thầm hy vọng ông Trump có thể chỉ đi quanh vấn đề và sẽ thực hiện một số nhượng bộ về các biện pháp trừng phạt.

Bản thân tuyên bố của ông Trump cũng chẳng mấy nhận được sự quan tâm của truyền thông Mỹ bởi vì sau tất cả, nhiều người vẫn cho rằng, ông Trump đã bị ông Putin "giật dây".

Ngoài dầu và khí đốt, Nga cũng bắt đầu phải chịu hậu quả của cuộc chiến thuế quan với Mỹ (Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Nga). Kim loại cũng là một phần quan trọng trong xuất khẩu của Nga và quyết định của Trump áp mức thuế 25% với thép nhập khẩu và 10% đối với nhôm là tin xấu với Nga.  Có thể những tổn thất mà các công ty Nga phải gánh chịu chưa lớn nhưng đây mới chỉ là điểm khởi đầu của cuộc chiến thương mại.

Trong lĩnh vực chính sách đối ngoại, Trump có vẻ như chịu nhiều chi phối trong cách chơi của Nga nhưng không phải vì thế mà ông Trump đánh mất hoàn toàn toan tính của mình.

Ở Syria, có vẻ như Mỹ đang lùi bước, nhưng ông Trump làm vậy không phải vì ông thừa nhận vị thế của Nga ở Syria. Ngay từ đầu, Trump đã muốn rút khỏi Syria sau khi ông tuyên bố tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã bị đánh bại. Điều duy nhất giữ quân đội Mỹ tiếp tục hiện diện trên chiến trường Syria là để hạn chế tầm ảnh hưởng của lực lượng do Nga hậu thuẫn ở quốc gia Trung Đông này.

Với vấn đề Ukraine, chính quyềnTrump dường như cũng không có bất kỳ nhượng bộ lớn nào. Tháng 1/2018, Mỹ đã bán các tên lửa chống tăng Javelin cho Ukraine – điều mà chính quyền tiền nhiệm Obama không làm.

Nói cách khác, ông Trump không hề cư xử giống như bị ông Putin "giật dây". Có chăng, ông Trump cư xử như một người tự coi mình là một nhà đàm phán vĩ đại, có thể thương lượng với bất kỳ ai – từ Putin cho tới Kim Jong Un để có được một thỏa thuận tốt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hội nghị Nga-Mỹ: Tổng thống Trump chuẩn bị cho bầu cử giữa nhiệm kỳ?
Hội nghị Nga-Mỹ: Tổng thống Trump chuẩn bị cho bầu cử giữa nhiệm kỳ?

VOV.VN - Trở về nước sau hội nghị Nga-Mỹ, Tổng thống Trump tìm cách trấn an dư luận Mỹ. Ông được cho là đang tích cực chuẩn bị cho bầu cử sắp tới ở nước này.

Hội nghị Nga-Mỹ: Tổng thống Trump chuẩn bị cho bầu cử giữa nhiệm kỳ?

Hội nghị Nga-Mỹ: Tổng thống Trump chuẩn bị cho bầu cử giữa nhiệm kỳ?

VOV.VN - Trở về nước sau hội nghị Nga-Mỹ, Tổng thống Trump tìm cách trấn an dư luận Mỹ. Ông được cho là đang tích cực chuẩn bị cho bầu cử sắp tới ở nước này.

Hậu cuộc gặp Nga-Mỹ: Phe Cộng hòa cũng khó lòng bênh ông Trump?
Hậu cuộc gặp Nga-Mỹ: Phe Cộng hòa cũng khó lòng bênh ông Trump?

VOV.VN - Sau 17 tháng, 3 tuần và 6 ngày của nhiệm kỳ đầy biến động, Tổng thống Mỹ khiến chính đảng Cộng hòa của ông cảm thấy chán ngán.

Hậu cuộc gặp Nga-Mỹ: Phe Cộng hòa cũng khó lòng bênh ông Trump?

Hậu cuộc gặp Nga-Mỹ: Phe Cộng hòa cũng khó lòng bênh ông Trump?

VOV.VN - Sau 17 tháng, 3 tuần và 6 ngày của nhiệm kỳ đầy biến động, Tổng thống Mỹ khiến chính đảng Cộng hòa của ông cảm thấy chán ngán.

Nữ phiên dịch của Tổng thống Trump tại Thượng đỉnh Nga-Mỹ hứng chịu công kích
Nữ phiên dịch của Tổng thống Trump tại Thượng đỉnh Nga-Mỹ hứng chịu công kích

VOV.VN- Các nhà lập pháp muốn triệu tập nữ phiên dịch của Tổng thống Trump tại Helsinki để làm rõ nội dung cuộc trao đổi riêng của ông với Tổng thống Nga Putin.

Nữ phiên dịch của Tổng thống Trump tại Thượng đỉnh Nga-Mỹ hứng chịu công kích

Nữ phiên dịch của Tổng thống Trump tại Thượng đỉnh Nga-Mỹ hứng chịu công kích

VOV.VN- Các nhà lập pháp muốn triệu tập nữ phiên dịch của Tổng thống Trump tại Helsinki để làm rõ nội dung cuộc trao đổi riêng của ông với Tổng thống Nga Putin.

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Nga ảnh hưởng ra sao tới an ninh thế giới?
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Nga ảnh hưởng ra sao tới an ninh thế giới?

VOV.VN - Chuyên gia Phần Lan Teija Tiilikainen cho rằng, cuộc gặp Trump-Putin có thể giúp tăng cường an ninh toàn cầu.

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Nga ảnh hưởng ra sao tới an ninh thế giới?

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Nga ảnh hưởng ra sao tới an ninh thế giới?

VOV.VN - Chuyên gia Phần Lan Teija Tiilikainen cho rằng, cuộc gặp Trump-Putin có thể giúp tăng cường an ninh toàn cầu.

Ông Trump bất ngờ quy trách nhiệm cho ông Putin can thiệp bầu cử Mỹ
Ông Trump bất ngờ quy trách nhiệm cho ông Putin can thiệp bầu cử Mỹ

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ quy trách nhiệm cho cá nhân Tổng thống Nga Putin về cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ. 

Ông Trump bất ngờ quy trách nhiệm cho ông Putin can thiệp bầu cử Mỹ

Ông Trump bất ngờ quy trách nhiệm cho ông Putin can thiệp bầu cử Mỹ

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ quy trách nhiệm cho cá nhân Tổng thống Nga Putin về cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ.