Thế giới 7 ngày:

Động đất rung chuyển Vân Nam Trung Quốc, 175 người thiệt mạng

VOV.VN - Trận động đất mạnh 6,5 độ richter, có tâm chấn nằm ở độ sâu 12km. Nhiều cơ sở vật chất, hạ tầng bị phá huỷ hoàn toàn.

 Lực lượng cứu hộ đang tìm kiếm nạn nhân trận động đất (Ảnh: Tân Hoa xã)

1. Khoảng 16h30’ ngày 3/8 (giờ địa phương), một trận động đất mạnh 6,5 độ richter xảy ra tại thành phố Chiêu Thông, tỉnh Vân Nam, thuộc khu vực Tây Nam Trung Quốc.

Theo thông tin mới nhất do Tân Hoa xã đăng tải, trận động đất đã khiến ít nhất 175 người thiệt mạng, 181 người hiện mất tích, nhiều cơ sở vật chất, hạ tầng bị phá huỷ hoàn toàn.

Theo thông báo của Cục địa chất tỉnh Vân Nam (CENC), trận động đất mạnh 6,5 độ richter, có tâm chấn nằm ở độ sâu 12km.

Đây là trận động đất mạnh nhất xảy ra tại Vân Nam trong vòng 18 năm qua, một số khu vực thuộc tỉnh Tứ Xuyên - tiếp giáp phía Bắc tỉnh Vân Nam cũng cảm nhận được rung chấn.

Ngay sau khi động đất xảy ra, cơ quan chức năng đã đưa ra mức cảnh báo động đất cấp độ 3, đồng thời huy động các lực lượng quân đội, công an, phòng cháy chữa cháy tập trung vào công tác cứu trợ.

Theo chỉ thị của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Ủy ban giảm nhẹ thiên tai quốc gia Trung Quốc và Bộ dân chính nước này cũng ngay lập tức cử đoàn công tác liên bộ do ông Khương Lực - Thứ trưởng Bộ Dân chính dẫn đầu nhanh chóng đến hiện trường, phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo cứu trợ và đánh giá tình hình thiệt hại.

Trong một vài năm trở lại đây, khu vực phía Tây Nam Trung Quốc liên tục gặp phải thiên tai động đất.Trận động đất mạnh nhất ở khu vực này đã xảy ra vào năm 2008 tại tỉnh Tứ Xuyên làm hơn 80.000 người thiệt mạng, phá hủy nặng nề các công trình dân sinh và xã hội.

Cựu Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc, Chu Vĩnh Khang

2. Ngày 29/7, Tân Hoa xã đưa tin, Trung Quốc chính thức công bố quyết định tiến hành điều tra đối với cựu Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang do "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng"

Đây được xem là nỗ lực lớn trong chiến dịch đấu tranh phòng chống tham nhũng do Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động từ sau Đại hội 18 đến nay.

Ông Chu Vĩnh Khang là cựu Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị đầu tiên bị điều tra xử lý và được xem là một "con hổ lớn" trong chiến dịch đấu tranh phòng chống tham nhũng do Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động kể từ sau Đại hội 18. Trước đó, Trung Quốc cũng đã quyết định điều tra xử lý đối với ông Từ Tài Hậu, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc.

Thông tin ông Chu Vĩnh Khang bị điều tra “do vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận Trung Quốc.

Các hãng truyền thông lớn như “Tân Hoa Xã”, “Nhân dân nhật báo”, “Thời báo Hoàn Cầu”, báo “Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc” cùng nhiều tờ báo chính thống khác của Trung Quốc đều đăng tải bài viết phân tích sự việc dưới nhiều góc độ khác nhau liên quan tới hành vi tham nhũng của Chu Vĩnh Khang. Đa số các tờ báo đều thể hiện quan điểm ca ngợi quyết tâm chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, phản ánh sự đồng tình ủng hộ của các giới đối với quyết định của Trung ương Đảng về việc xử lý Chu Vĩnh Khang và cho rằng quyết định trên là hợp lòng dân…

Về quyết định tiến hành điều tra với ông Chu Vĩnh Khang, hãng tin Reuters ngày 30/7 dẫn các nguồn tin thân cận cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhận được sự hậu thuẫn của hai nhà cựu lãnh đạo là ông Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân để mở cuộc điều tra đối với cựu Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang.

i Gaza chìm trong khói lửa sau các cuộc tấn công của Israel (Ảnh: Reuters)

3. Một lệnh ngừng bắn tại Dải Gaza vẫn được cho là rất xa vời khi các bên liên quan vẫn chưa thể tìm ra tiếng nói chung. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thêm nhiều người dân Palestines tại Dải Gaza sẽ tiếp tục bỏ mạng. Theo ước tính từ khi chiến sự nổ ra tại vùng đất này, ít nhất đã có gần 1.800 người Palestine thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương.

Tối 2/8, một phái đoàn đàm phán gồm đại diện các phe phái chính trị khác nhau của Palestine đã đến Cairo để đưa cho Ai Cập các điều kiện ngừng bắn với Israel tại Dải Gaza. Tuy nhiên, những yêu sách cơ bản chắc chắn vấp phải sự phản đối của Israel, nghĩa là hy vọng đạt được một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza vẫn rất xa vời

Bạo lực tại Dải Gaza tiếp tục gia tăng khi Israel và Phong trào vũ trang Hamas đều tuyên bố sẽ tiếp tục cuộc chiến cho đến đến khi mục tiêu của họ đạt được.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm qua (2/8) cho biết, chiến dịch quân sự của Israel tại Gaza sẽ tiếp tục với “sức mạnh lớn hơn” nếu cần thiết để khôi phục an ninh tại nước này.

Trong khi đó, Phong trào vũ trang Hồi giáo Hamas kiểm soát dải Gaza cũng khẳng định sẽ không hạ vũ khí cho đến khi đạt được mục tiêu của họ, chủ yếu là chấm dứt lệnh phong tỏa Gaza kéo dài 7 năm qua.

Trong một diễn biến mới nhất, ít nhất 10 người thiệt mạng và 30 người khác bị thương trong một vụ không kích của Israel hôm nay (3/8) nhằm vào một trường học của Liên Hợp Quốc tại Gaza

Quân đội Israel cho biết sẽ điều tra về vụ không kích này. Đây là vụ không kích thứ hai đánh trúng trường học chỉ trong vòng chưa đầy một tuần.

Cộng đồng quốc tế tiếp tục lên án các vụ tấn công nhằm vào dân thường Palestine. Ngày 2/8, hàng chục nghìn người đã biểu tình bên ngoài Nhà Trắng tại thủ đô Washington của Mỹ để bày tỏ sự tức giận trước tuyên bố của Thủ tướng Israel Netanyahu. 

Những người biểu tình kêu gọi hòa bình và chấm dứt giao tranh tại Dải Gaza, đồng thời yêu cầu chính phủ Mỹ ngừng hỗ trợ quân sự cho Israel. Trước đó, Quốc hội Mỹ vừa thông qua khoản hỗ trợ 225 triệu USD cho hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt của Israel.

Cùng ngày, hơn 5.000 người Malaysia thuộc các tín ngưỡng và chủng tộc khác nhau đã tụ tập tại Quảng trường Độc lập để bày tỏ sự ủng hộ đối với người dân Palestine và lên án các vụ tấn công của Israel ở Dải Gaza. Trong khi đó, tại Chile và Venezuela cũng có hàng nghìn người xuống đường ủng hộ Palestine và lên án Israel.

Các binh sỹ quân đội Ukraine thực hiện nhiệm vụ trấn áp lực lượng đối lập ở miền Đông (Ảnh: EPA)

4. Tình hình chiến sự tại miền Đông Ukraine vẫn diễn ra rất ác liệt, trong một diễn biến mới nhất, quân đội Ukraine đang tiến công mạnh mẽ, thắt chặt vòng vây các cứ điểm trọng yếu của lực lượng đối lập ở miền Đông là thành phố Lugansk và Donetsk.

Quân đội Ukraine đã chiếm được Krasnogorovka và Staromikhailovka, hai thị trấn tiếp giáp với Donetsk. Tại đây, quân đội Ukraine thiết lập các chốt an ninh tạm thời để kiểm tra tất cả những xe chở người tị nạn ra khỏi vùng giao tranh cũng như những xe chở lương thực, thực phẩm cứu trợ vào khu vực này.

Mỹ dự định cung cấp 19 triệu USD để hỗ trợ cho hoạt động quân sự của chính quyền Ukraine nhằm vào các tay súng miền Đông nước này. Số tiền này sẽ được chi cho các hoạt động huấn luyện Lực lượng Vệ binh quốc gia của Ukraine cũng như cung cấp hàng viện trợ phi sát thương cho nước này.

Trước đó, ngày 1/8, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm về tình hình Ukraine. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Nga – Mỹ kể từ sau khi Mỹ và Liên minh châu Âu tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.

Thông cáo của văn phòng Tổng thống Nga đưa ra sau cuộc hội đàm cho biết, hai nhà lãnh đạo Nga – Mỹ đã nhất trí rằng tình hình Ukraine hiện nay không mang lại lợi ích cho bất cứ bên nào. Do đó, Tổng thống Nga nói rằng việc Mỹ gia tăng các biện pháp trừng phạt Nga sẽ mang lại tác dụng ngược và làm tổn hại đến mối quan hệ song phương Nga – Mỹ cũng như sự ổn định của thế giới.

Về phía Tổng thống Mỹ, ông Obama cho biết, ông sẽ tăng cường nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Tổng thống Nga và Tổng thống Mỹ cũng nhất trí sẽ duy trì kênh trao đổi thông tin cũng như sự cần thiết của đàm phán nhằm giải quyết tình hình căng thẳng tại Ukraine hiện nay.

Các chuyên gia quốc tế tiếp cận hiện trường máy bay MH17 (Ảnh Reuters)
5. Chiến sự ác liệt tại miền Đông Ukraine cũng khiến việc tiếp cận hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn máy bay Malaysia mang số hiệu MH17 bị rơi ở miền Đông Ukraine gặp rất nhiều khó khăn.

Sau rất nhiều lần trì hoãn vì lý do an ninh, ngày 1/8,nhóm 101 chuyên gia quốc tế - nhóm có số lượng lớn nhất đã được phép tiếp cận hiện trường máy bay MH17 và tìm thấy thêm nhiều thi thể của nạn nhân.

Trước đó, một nhóm tiền trạm đã đến gần hiện trường vào ngày 31/7 nhưng chỉ có thể ở đó khoảng 1 giờ bởi giao tranh lại tiếp tục diễn ra. Sau đó một thỏa thuận đã đạt được tại cuộc đàm phán ở Belarus giữa Nga, Ukraine, lực lượng ly khai và OSCE trong việc kéo dài lệnh ngừng bắn để tạo ra một hành lang an toàn cho các chuyên gia tiếp cận hiện trường.

Trong một động thái liên quan, nhà chức trách cơ quan hàng không Nga ngày 1/8 đã trao các tài liệu liên quan đến vụ máy bay MH17 bị bắn rơi tại Ukraine cho các nhà điều tra quốc tế.

Theo thông tin từ Ủy ban Vận tải hàng không Nga, các tài liệu này bao gồm cả các dữ liệu về chuyến bay do trung tâm kiểm soát không lưu Rostov của Nga thu lại được.

Trước đó, nhóm chuyên gia của Nga tham gia Ủy bản nhà điều tra quốc tế về vụ tai nạn máy bay cũng đã trao cho Ủy ban này các thông tin được yêu cầu liên quan đến việc điều tra toàn diện và không thành kiến về vụ tai nạn máy bay.

Vụ nổ làm đường phố sụt lún, cột khói và lửa bốc lên cao (ảnh: AP)

6. Tối 31/7, tại thành phố Cao Hùng, Đài Loan (Trung Quốc) xảy ra một loạt các vụ nổ khí đốt dưới lòng đất khiến ít nhất 25 người thiệt mạng và 270 người khác bị thương.

Cơ quan cứu hỏa Đài Loan cho biết, đã xảy ra rò rỉ khí gas ở khu vực trên và sau đó dẫn đến một loạt vụ nổ ảnh hưởng đến khu vực rộng khoảng 3 km2.

Người dân địa phương cho biết, vụ nổ khí gas đã làm rung chuyển các tòa nhà, những cửa hàng nhỏ bị đổ sập và xe ô tô bị lật úp. Những cột khói khổng lồ cuồn cuộn bốc lên cao, lửa bốc cháy trên đường phố.

Reuters dẫn lời quan chức ngành kinh tế Đài Loan Chang Chia-juch cho biết, theo đánh giá ban đầu, nguyên nhân vụ nổ có thể là do rò rỉ khí propylene, một loại chất liệu được sử dụng trong sản xuất nhựa và vải.

Chính quyền thành phố Cao Hùng, Đài Loan (Trung Quốc) ngày 1/8 cho hay, có khoảng 12.000 người sinh sống gần hiện trường vụ nổ khí gas xảy ra đêm 31/7 đã phải tạm thời đi sơ tán10 trung tâm khẩn cấp được thành lập ở các trường học tại địa phương để làm nơi trú ẩn an toàn cho người dân sau vụ nổ khí gas.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại cuộc gặp với Tổng thống Colombia Manuel Santos (Ảnh: elpais)

7. Ngày 25/7, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bắt đầu chuyến công du dài ngày tới 5 quốc gia châu Mỹ Latinh nhằm thúc đẩy quan hệ và tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực. 

Truyền thông Nhật Bản đưa tin, trong chuyến thăm kéo dài 11 ngày, Thủ tướng Abe sẽ tới thăm các nước là Công hòa Trinidad và Tobago, Colombia, Chile và Brazil nhằm tăng cường quan hệ kinh tế, hợp tác trong các lĩnh vực tài nguyên, phát triển năng lượng và cơ sở hạ tầng. Điểm dừng chân đầu tiên của Thủ tướng Abe là Mexico. 

Phát biểu với báo giới trước chuyến đi, Thủ tướng Abe nhấn mạnh Nhật Bản muốn mở rộng hơn nữa quan hệ với các nước Mỹ Latinh bởi khu vực này có những tiềm năng "không giới hạn"  và các doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn muốn khám phá các cơ hội kinh doanh ở khu vực này.

Bên cạnh mục đích thúc đẩy hợp tác về kinh tế, Nhật Bản cũng muốn tìm kiếm sự ủng hộ của các nước này trong nỗ lực trở thành một trong những thành viên không thường trực Hội đồng Bảo An Liên Hơp Quốc. 

Theo các nhà phân tích, chuyến thăm cho thấy quyết tâm của Nhật Bản tăng cường sự hiện diện tại Mỹ Latinh, vốn lâu nay vẫn được xem là sân sau của Mỹ và đang được Trung Quốc, một quốc gia châu Á khác nhắm tới. Chuyến đi diễn ra chỉ một ngày sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chuyến thăm khu vực hồi giữa tuần trước.

Cũng giống như Trung Quốc, Thủ tướng Nhật Bản đặt trọng tâm vào các vấn đề năng lượng, nông phẩm, cơ sở hạ tầng trong chuyến công du lần này, nhất là trong bối cảnh, nền kinh tế Nhật Bản  đang phải chứng kiến mức thâm hụt thương mại kỷ lục trong quý đầu năm nay. Chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Fukushima, Nhật Bản đang muốn đa đạng hóa các nguồn năng lượng và đặc biệt nhắm đến nguồn dầu lửa của khu vực Nam Mỹ.

Ngoài ra, lý do chính trị và ngoại giao cũng là động lực thúc đẩy ông Abe trong chuyến công du này. Nhật Bản đang muốn nhắm tới vị trí ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào năm 2016.

Theo các nhà phân tích, chắc chắn Nhật Bản cũng muốn được công nhận là một cường quốc khu vực tại châu Á trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng có những hành động quyết đoán tại khu vực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiện trường vụ nổ khí gas ở Đài Loan khiến 25 người thiệt mạng
Hiện trường vụ nổ khí gas ở Đài Loan khiến 25 người thiệt mạng

VOV.VN - Theo đánh giá ban đầu, nguyên nhân vụ nổ có thể là do rò rỉ khí propylene, một loại chất liệu được sử dụng trong sản xuất nhựa và vải.

Hiện trường vụ nổ khí gas ở Đài Loan khiến 25 người thiệt mạng

Hiện trường vụ nổ khí gas ở Đài Loan khiến 25 người thiệt mạng

VOV.VN - Theo đánh giá ban đầu, nguyên nhân vụ nổ có thể là do rò rỉ khí propylene, một loại chất liệu được sử dụng trong sản xuất nhựa và vải.

Quân đội chính phủ Ukraine đẩy mạnh tấn công miền Đông
Quân đội chính phủ Ukraine đẩy mạnh tấn công miền Đông

VOV.VN - Động thái này diễn ra sau khi Mỹ công bố kế hoạch cung cấp 19 triệu USD để hỗ trợ chiến dịch quân sự ở miền Đông của Chính phủ Ukraine.

Quân đội chính phủ Ukraine đẩy mạnh tấn công miền Đông

Quân đội chính phủ Ukraine đẩy mạnh tấn công miền Đông

VOV.VN - Động thái này diễn ra sau khi Mỹ công bố kế hoạch cung cấp 19 triệu USD để hỗ trợ chiến dịch quân sự ở miền Đông của Chính phủ Ukraine.

Mỹ Latin- mũi tên thứ 3 trong chính sách chấn hưng kinh tế Nhật Bản
Mỹ Latin- mũi tên thứ 3 trong chính sách chấn hưng kinh tế Nhật Bản

VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe ngày 29/7 đã tới thủ đô Bogota và có cuộc gặp với Tổng thống Colombia Manuel Santos.

Mỹ Latin- mũi tên thứ 3 trong chính sách chấn hưng kinh tế Nhật Bản

Mỹ Latin- mũi tên thứ 3 trong chính sách chấn hưng kinh tế Nhật Bản

VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe ngày 29/7 đã tới thủ đô Bogota và có cuộc gặp với Tổng thống Colombia Manuel Santos.

Trung Quốc: Những câu hỏi đặt ra sau vụ Chu Vĩnh Khang
Trung Quốc: Những câu hỏi đặt ra sau vụ Chu Vĩnh Khang

VOV.VN - Ông Chu được cho là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc bị điều tra về cáo buộc tham nhũng kể từ năm 1949 cho tới nay.

Trung Quốc: Những câu hỏi đặt ra sau vụ Chu Vĩnh Khang

Trung Quốc: Những câu hỏi đặt ra sau vụ Chu Vĩnh Khang

VOV.VN - Ông Chu được cho là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc bị điều tra về cáo buộc tham nhũng kể từ năm 1949 cho tới nay.

Tìm thấy thêm thi thể nạn nhân MH17 tại hiện trường ở Ukraine
Tìm thấy thêm thi thể nạn nhân MH17 tại hiện trường ở Ukraine

VOV.VN - Trong khi đó, giao tranh giữa quân đội Ukraine và lực lượng ly khai vẫn diễn ra ác liệt gần hiện trường máy bay MH17.

Tìm thấy thêm thi thể nạn nhân MH17 tại hiện trường ở Ukraine

Tìm thấy thêm thi thể nạn nhân MH17 tại hiện trường ở Ukraine

VOV.VN - Trong khi đó, giao tranh giữa quân đội Ukraine và lực lượng ly khai vẫn diễn ra ác liệt gần hiện trường máy bay MH17.

Động đất tại Trung Quốc, ít nhất 150 người thiệt mạng
Động đất tại Trung Quốc, ít nhất 150 người thiệt mạng

VOV.VN -Trận động đất đã khiến ít nhất 150 người thiệt mạng, con số thiệt hại vẫn đang được tiếp tục thống kê.

Động đất tại Trung Quốc, ít nhất 150 người thiệt mạng

Động đất tại Trung Quốc, ít nhất 150 người thiệt mạng

VOV.VN -Trận động đất đã khiến ít nhất 150 người thiệt mạng, con số thiệt hại vẫn đang được tiếp tục thống kê.

Gaza: Hy vọng ngừng bắn xa vời
Gaza: Hy vọng ngừng bắn xa vời

VOV.VN - Thủ tướng Israel đã tuyên bố, quân đội nước này sẽ tiếp tục chiến đấu “để lập lại an ninh trật tự”.

Gaza: Hy vọng ngừng bắn xa vời

Gaza: Hy vọng ngừng bắn xa vời

VOV.VN - Thủ tướng Israel đã tuyên bố, quân đội nước này sẽ tiếp tục chiến đấu “để lập lại an ninh trật tự”.