Kế hoạch hòa bình của Mỹ có đưa Israel-Palestine đến bàn đàm phán?

VOV.VN - Phần lớn các nhà quan sát lại có cái nhìn hoài nghi về triển vọng thành công của Kế hoạch Hòa bình Trung Đông bởi sự ủng hộ rõ ràng với Israel của Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố “Kế hoạch hòa bình Trung Đông”, mà ông cho là một bước tiến lớn đối với hòa bình ở Trung Đông. Tuy nhiên phần lớn các nhà quan sát lại có cái nhìn hoài nghi về triển vọng thành công của bản kế hoạch. Bởi nó cho thấy sự ủng hộ rõ ràng đối với Israel, trong khi lại áp đặt những điều kiện hà khắc đối với việc thành lập Nhà nước Palestine trong tương lai. 

Kế hoạch hòa bình của Mỹ có đưa Israel-Palestine đến bàn đàm phán?

Theo chuyên gia Steven Cook, thuộc Hội đồng quan hệ đối ngoại của Mỹ, người Palestine đã thẳng tay bác bỏ bản kế hoạch hòa bình của Tổng thống Donald Trump, bởi nó không khác gì cách mà người Israel đang làm nhằm ngăn cản mọi yêu cầu chủ quyền của Palestine. Còn đối với chuyên gia Michel Dunne, thuộc  Quỹ Carnegie vì Hòa bình quốc tế, không gì cho thấy bản kế hoạch này có thể dẫn các bên đi tới bàn đàm phán.

Bối cảnh công bố nội dung bản kế hoạch dài 80 trang, một trong những thành quả lớn nhất trong gần 3 năm của chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng không khỏi khiến các chuyên gia đặt câu hỏi khi không hề có mặt bất kỳ đại diện nào của chính quyền Palestine. Theo chuyên gia Michel Dunne, đây dường như là bản kế hoạch hòa bình của 1 bên duy nhất và chỉ nhằm đạt một mục tiêu chính trị, đó là giúp Thủ tướng Benjamin Netanyahu trong cuộc chiến tư pháp - chính trị ở trong nước và gửi thông điệp tới cử tri Israel về một sự ủng hộ chắc chắn của nhà lãnh đạo Mỹ.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã tuyên bố sẵn sàng công nhận một Nhà nước Palestine và đóng băng trong vòng 4 năm kế hoạch phát triển các khu định cư: “Nếu chúng tôi nhận được đảm bảo về phi quân sự hóa và những yêu cầu về an ninh, nếu người Palestine công nhận Israel với tư cách mà một Nhà nước Do thái, chúng tôi sẵn sàng đạt được một giải pháp Nhà nước Palestine phi quân sự hóa bên cạnh Nhà nước Do thái phù hợp với thỏa thuận hòa bình thực sự”.

Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump cam kết, Nhà nước Palestine này sẽ có thủ đô của mình ở phần phía Đông của Jerusalem. Và nhờ có mạng lớn giao thông “hiện đại và hiệu quả”, trong đó có tuyến đường sắt cao tốc nối dải Gaza và khu Bờ Tây, một nhà nước Palestine như thế “sẽ liền một dải”: “Điều này là không dễ dàng. Tôi đã nghe thấy có người nói rằng đây là một trong những thỏa thuận khó khăn nhất, song tôi có cảm giác rằng cuối cùng chúng ta cũng sẽ đạt được hòa bình”.

Theo chuyên gia Robert Statloff thuộc Viện Nghiên cứu chính sách Cận Đông ở Washington, những nguyên tắc mang tính hiện thực đang bị Chính quyền Tổng thống Donald Trump cố tình hiểu sai để đáp ứng mọi đòi hỏi của Israel. Thung lũng Jordan không chỉ đơn giản là vấn đề an ninh, mà là chủ quyền của Israel và mọi khu định cư của Israel ở Bờ Tây đều có thể bị sáp nhập vào lãnh thổ nước này. Có quá nhiều điểm mà người Palestine không thể chấp nhận. Theo chuyên gia Michel Dunne, nếu có một điểm cần phải nhớ trong bản kế hoạch này, đó là đặt biên giới phía Đông của Israel trên Thung lũng Jordan và tất cả những gì trao cho người Palestine đều tạm thời, có điều kiện và xa vời về thời gian, vì thế là khó có khả năng mà đạt được.

Đối với một số chuyên gia, mục tiêu chiến lược của Mỹ và Israel là sửa đổi về lâu dài các thông số cho một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột theo hướng có lợi cho Israel. Và sáp nhập một phần khu Bờ Tây vào lãnh thổ Israel sẽ được đẩy nhanh hết mức với sự hỗ trợ của Mỹ dưới vỏ bọc một kế hoạch hòa bình.

Với những điều kiện như vậy, thì triển vọng nào cho người Palestine? Theo chuyên gia Michel Dunne, chính quyền Palestine chắc chắn sẽ phản đối đến cùng bản kế hoạch này. Kế hoạch hòa bình của Tổng thống Donald Trump có thể biến cuộc đấu tranh vì một nhà nước độc lập của Palestine thành một cuộc đấu tranh đòi các quyền. 

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas nói: “Tôi muốn nói với Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu rằng, Jerusalem không phải là thứ có thể mua bán, Tất cả các quyền của chúng tôi không phải là để trao đổi hay mặc cả. Và thỏa thuận của họ sẽ không thể được thông qua”.

Cùng ngày, trong một động thái hiếm có, hai phong trào đối địch của người Palestine là Hamas và Fatah đã nhóm họp ở thành phố Ramallah thuộc Bờ Tây nhằm thảo luận các nỗ lực chung phản đối Kế hoạch Hòa bình Trung Đông của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trong khi đó, một loạt cuộc biểu tình đã được lên kế hoạch tiến hành trong hai ngày hôm qua và hôm nay ở cả Bờ Tây và Dải Gaza. Các hoạt động này được đánh giá sẽ làm tăng nguy cơ đụng độ với quân đội Israel. Để đối phó, quân đội Israel cho biết họ đã tăng cường an ninh ở Thung lũng Jordan, một khu vực rộng lớn ở Bờ Tây mà chính phủ Israel dự định sáp nhập./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng Nhật Bản công du Trung Đông, mong muốn ổn định khu vực
Thủ tướng Nhật Bản công du Trung Đông, mong muốn ổn định khu vực

VOV.VN - Nhật Bản sẽ kêu gọi các nhà lãnh đạo nỗ lực vì sự ổn định của khu vực thông qua đối thoại và các biện pháp hợp lý.

Thủ tướng Nhật Bản công du Trung Đông, mong muốn ổn định khu vực

Thủ tướng Nhật Bản công du Trung Đông, mong muốn ổn định khu vực

VOV.VN - Nhật Bản sẽ kêu gọi các nhà lãnh đạo nỗ lực vì sự ổn định của khu vực thông qua đối thoại và các biện pháp hợp lý.

Philippines phái tàu quân sự đến Trung Đông hồi hương công nhân
Philippines phái tàu quân sự đến Trung Đông hồi hương công nhân

VOV.VN - Theo Bộ Ngoại giao Philippines, hiện có hơn 2 triệu người đang làm việc hợp pháp ở các nước khu vực Trung Đông.

Philippines phái tàu quân sự đến Trung Đông hồi hương công nhân

Philippines phái tàu quân sự đến Trung Đông hồi hương công nhân

VOV.VN - Theo Bộ Ngoại giao Philippines, hiện có hơn 2 triệu người đang làm việc hợp pháp ở các nước khu vực Trung Đông.

Pháp triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle tới Trung Đông
Pháp triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle tới Trung Đông

VOV.VN - Pháp sẽ triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle và nhóm tác chiến tới hỗ trợ chiến dịch quân sự của Pháp ở Trung Đông.

Pháp triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle tới Trung Đông

Pháp triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle tới Trung Đông

VOV.VN - Pháp sẽ triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle và nhóm tác chiến tới hỗ trợ chiến dịch quân sự của Pháp ở Trung Đông.

Thủ tướng Abe thăm Trung Đông, tìm cách ổn định khu vực chiến lược
Thủ tướng Abe thăm Trung Đông, tìm cách ổn định khu vực chiến lược

VOV.VN - Chuyến thăm của Thủ tướng Abe nhằm thúc đẩy những nỗ lực ngoại giao để hạ nhiệt căng thẳng tại khu vực vốn nằm trong lợi ích chiến lược của Nhật Bản.

Thủ tướng Abe thăm Trung Đông, tìm cách ổn định khu vực chiến lược

Thủ tướng Abe thăm Trung Đông, tìm cách ổn định khu vực chiến lược

VOV.VN - Chuyến thăm của Thủ tướng Abe nhằm thúc đẩy những nỗ lực ngoại giao để hạ nhiệt căng thẳng tại khu vực vốn nằm trong lợi ích chiến lược của Nhật Bản.

Mỹ chuẩn bị công bố phần còn lại của Kế hoạch hòa bình Trung Đông
Mỹ chuẩn bị công bố phần còn lại của Kế hoạch hòa bình Trung Đông

VOV.VN -Tổng thống Mỹ cho biết, ông sẽ công bố phần còn lại của Kế hoạch hòa bình Trung Đông vào ngày 28/01 (giờ Mỹ) sau thời gian dài trì hoãn.

Mỹ chuẩn bị công bố phần còn lại của Kế hoạch hòa bình Trung Đông

Mỹ chuẩn bị công bố phần còn lại của Kế hoạch hòa bình Trung Đông

VOV.VN -Tổng thống Mỹ cho biết, ông sẽ công bố phần còn lại của Kế hoạch hòa bình Trung Đông vào ngày 28/01 (giờ Mỹ) sau thời gian dài trì hoãn.

Mỹ công bố kế hoạch hòa bình Trung Đông với giải pháp hai nhà nước
Mỹ công bố kế hoạch hòa bình Trung Đông với giải pháp hai nhà nước

VOV.VN -Theo kế hoạch từng được coi là thỏa thuận thế kỷ này, Tổng thống Trump đề xuất giải pháp hai nhà nước cho vấn đề Israel-Palestine.

Mỹ công bố kế hoạch hòa bình Trung Đông với giải pháp hai nhà nước

Mỹ công bố kế hoạch hòa bình Trung Đông với giải pháp hai nhà nước

VOV.VN -Theo kế hoạch từng được coi là thỏa thuận thế kỷ này, Tổng thống Trump đề xuất giải pháp hai nhà nước cho vấn đề Israel-Palestine.