Kế hoạch tác chiến không đạt kết quả mong muốn, Ukraine đi sai nước cờ?

VOV.VN - Ukraine được cho là đã tính toán từng đường đi nước bước cho cuộc phản công, nhưng kế hoạch tác chiến không diễn ra như kỳ vọng. Trái lại, Kiev đang rơi vào tình thế bế tắc và gặp nhiều thách thức khi cố gắng vượt qua tuyến phòng thủ của Nga.

Kế hoạch tác chiến không như kỳ vọng

Theo Telegraph, kế hoạch tác chiến của Kiev khi bắt đầu tiến hành cuộc phản công là điều các lữ đoàn được trang bị xe tăng phương Tây do NATO huấn luyện đi xuyên qua các bãi mìn để tới tuyến phòng thủ chính của Nga. Lực lượng thứ hai sẽ vượt lên trên lực lượng đầu tiên để công phá “phòng tuyến Surovikin” – một hệ thống 3 lớp gồm chiến hào, bẫy xe tăng và cứ điểm mà Nga xây dựng để bảo vệ hành lang đất liền nối bán đảo Crimea với vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát ở miền Nam.

Lực lượng thứ ba sẽ sử dụng xe tăng Challenger do Anh sản xuất và xe chiến đấu Stryker do Mỹ chế tạo tấn công vào các lỗ hổng phòng thủ, truy quét đối phương đi qua thảo nguyên Pontic đến Biển Azov.

Nhưng tất cả chỉ là lý thuyết. Trên thực tế, cuộc phản công của Ukraine chưa bao giờ thuận lợi như vậy và sự thất vọng đang ngày càng gia tăng vì tiến độ quá chậm chạp.

Ngày 23/8, Bộ Quốc phòng Ukraine xác nhận đã giành được ngôi làng Robotyne – một mục tiêu mà họ đã nỗ lực đạt được trong hai tháng qua. Điều này có thể mang đến cho Ukraine chút ít lợi thế về mặt chiến thuật. Nhưng làng Robotyne chỉ cách Orikhiv, thị trấn nông thôn nơi Ukraine bắt đầu cuộc phản công khoảng 12km về phía Nam. Kiev vẫn cần phải tiến thêm 22km để đến Tokmak – thành trì của Nga. Trong khi Melitopol và bờ biển Azov cách đó hơn 80km.

Ukraine hiện vẫn chưa chọc thủng được tuyến phòng thủ đầu tiên trong số 3 tuyến phòng thủ của Nga, nhưng đã phải tung lữ đoàn mạnh nhất của họ tham gia trận đánh. Dù không thể đoán trước kết quả cuộc phản công, nhưng theo giới phân tích, khả năng Ukraine tiến được tới Biển Azov trước mùa Đông là điều rất khó xảy ra.

Về mặt lý thuyết, cuộc phản công của Ukraine có 3 mũi nhọn: thứ nhất, tiến từ Orikhiv hướng tới Melitopol, thứ hai tiến từ Velyka Novosilka theo hướng Berdyansk, Mariupol và thứ 3 là tiến công xung quanh Bakhmut.

Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất là cắt đứt hành lang đất liền giữa đất liền nối lãnh thổ Nga với bán đảo Crimea. Mục tiêu tiếp theo là kéo căng và gây áp lực cho khả năng phòng thủ của Nga. Cuối cùng là buộc Nga phân tán lực lượng, đồng thời cắt đứt các tuyến tiếp tế.

Nhưng các quan chức Mỹ cho rằng, Ukraine đã dành quá nhiều nguồn lực cho các hoạt động ở phía Đông xung quanh Bakhmut. Nhiều nhà hoạch định chính sách phương Tây đã kêu gọi Kiev tập trung lực lượng vào mũi tấn công chính.

Nhật báo Bild cho biết, báo cáo tình báo của Đức đã chỉ trích các chỉ huy Ukraine khi họ quay trở lại sử dụng chiến thuật quen thuộc là tấn công bằng các đơn vị bộ binh nhỏ thay vì tập trung thực hiện cuộc tấn công quy mô lớn bằng xe bọc thép, có thể mang tính đột phá.

Kirill Mikhailov, chuyên gia của nhóm Tình báo Xung đột ở Kiev cho rằng: “Chiến lược mà phương Tây đưa ra là chiến lược  rủi ro cao nhưng mang lại lợi ích lớn nếu thành công. Vấn đề ở chỗ Ukraine không chắc chắn về nguồn tiếp tế vũ khí và trang thiết bị của họ. Họ không có đủ xe tăng hay thiết giáp để tấn công khắp các mặt trận”. Mặc dù phương Tây có thể giúp Ukraine sửa chữa các phương tiện hư hỏng trên chiến trường nhưng không có dây chuyền sản xuất nào đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu về trang thiết bị mới và kho đạn dược cũng có hạn.

Các bãi mìn dày đặc, pháo binh, khẩu đội tên lửa, trực thăng tấn công Ka-52 và máy bay chiến đấu thả bom lượn dẫn đường của Nga đã đẩy lùi một số cuộc tấn công lớn cỡ quy mô đại đội của Ukraine. Kết quả là Kiev buộc phải sử dụng pháo binh từ thời Liên Xô và xe thiết giáp để hỗ trợ các cuộc tấn công nhỏ của lực lượng bộ binh. Nhưng đây không phải chiến lược giúp họ tiến đến Melitopol theo một mốc thời gian cụ thể.

Ukraine đã đi sai nước cờ?

Một số nhà phân tích quân sự cho rằng, vấn đề đối với Ukraine đã nảy sinh từ lâu, trước khi Kiev tiến hành cuộc phản công và bắt nguồn từ một điểm nóng trên mặt trận.  

Từ tháng 8/2022 đến tháng 5/2023, Nga và Ukraine đều đổ nguồn lực khổng lồ vào trận chiến giành thành phố Bakhmut thuộc vùng Donetsk. Trận chiến ở đó bắt đầu như một phần trong cuộc tấn công của Nga nhằm giành quyền kiểm soát toàn bộ Donbass, nhưng nó nhanh chóng trở thành “cối xay thịt Verdun” thời hiện đại với rất ít mục tiêu chiến lược ngoài việc khiến đối phương bị tiêu hao binh lực.

Ở thời điểm đó, quyết định của Ukraine bám trụ tại Bakhmut bằng mọi giá đã gây tranh cãi và cũng không rõ bên nào sẽ được lợi khi cà Nga lẫn Ukraine đều tổn thất đáng kể về binh sỹ và đạn dược. Theo một số chuyên gia, nếu Ukraine rút lui về những ngọn đồi phía sau Bakhmut thay vì cố gắng giữ thành phố bằng mọi giá, thì họ có thể đã bảo toàn được một số lữ đoàn tốt nhất và giàu kinh nghiệm nhất của mình, như Lữ đoàn cơ giới 93 và Lữ đoàn xung kích số 3. Hiện tại, các lữ đoàn được NATO huấn luyện và trang bị mà Ukraine vừa tung ra mặt trận đều mới được thành lập và chưa “thử lửa” trên chiến trường.

Cả phương Tây và Ukraine đều đổ lỗi cho nhau về những bước tiến chậm chạp trong cuộc phản công. Tổng thống Zelensky từng rằng cuộc tấn công bị trì hoãn do Mỹ và châu Âu cung cấp vũ khí và thiết bị chậm chạp, giúp Nga có thêm thời gian để củng cố phòng tuyến. Việc Kiev thiếu ưu thế trên không và các cuộc tranh luận liên quan đến việc cung cấp máy bay chiến đấu cũng như tên lửa tầm xa ATACMS cũng là vấn đề đáng chú ý.

Liệu cuộc phản công có hiệu quả nếu phương Tây bắt đầu cung cấp xe tăng hiện đại cho Ukraine vào mùa thu thay vì mùa xuân, hay nếu Mỹ chuyển giao tên lửa ATACM và chiến đấu cơ F-16 vào năm 2022 và nếu Ukraine giao chúng cho các lữ đoàn kỳ cựu thay vì các đơn vị mới. Những câu hỏi này chắc chắn sẽ được thảo luận trong thời gian tới.

Nhưng có một thực tế là Ukraine đang gặp rất nhiều khó khăn trong khi Nga lại đang có nhiều lợi thế. Rob Lee - nhà phân tích quân sự tại Viện Nghiên cứu chính sách đối ngoại (Mỹ) nhận định: “Sức mạnh phòng thủ của Nga có lẽ là yếu tố quan trọng nhất khiến cuộc phản công của Ukraine bị đình trệ. Không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy Ukraine sẽ tạo ra bước đột phá lớn để tiến tới Biển Azov”. Quân đội Nga dù chịu tổn thất lớn sau các cuộc tấn công trong mùa đông, nhưng Tập đoàn quân số 58 – đội hình trấn giữ mặt trận phía Nam của họ đã được củng cố và đang dành thời gian chuẩn bị cho các hoạt động phòng thủ tiếp theo.

Theo ông Rob Lee , nếu Ukraine chỉ đạt được những bước tiến tối thiểu thì những lời kêu gọi hối thúc Kiev nhất trí về một lệnh ngừng bắn với Moscow ngày càng trở nên lớn hơn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga dội loạt tên lửa chính xác cao vào trung tâm chỉ huy của Ukraine
Nga dội loạt tên lửa chính xác cao vào trung tâm chỉ huy của Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga ngày 24/8 cho biết, các lực lượng nước này đã thực hiện cuộc tấn công bằng vũ khí có độ chính xác cao, phá hủy một trung tâm chỉ huy quân sự của Ukraine trong 24 giờ qua.

Nga dội loạt tên lửa chính xác cao vào trung tâm chỉ huy của Ukraine

Nga dội loạt tên lửa chính xác cao vào trung tâm chỉ huy của Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga ngày 24/8 cho biết, các lực lượng nước này đã thực hiện cuộc tấn công bằng vũ khí có độ chính xác cao, phá hủy một trung tâm chỉ huy quân sự của Ukraine trong 24 giờ qua.

Nga phá hủy tên lửa S-200 của Ukraine, dừng hoạt động 2 sân bay lớn
Nga phá hủy tên lửa S-200 của Ukraine, dừng hoạt động 2 sân bay lớn

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga ngày 25/8 cho biết, các lực lượng của nước này đã đánh chặn và phá hủy tên lửa S-200 của Ukraine ở phía Tây Nam Moscow.

Nga phá hủy tên lửa S-200 của Ukraine, dừng hoạt động 2 sân bay lớn

Nga phá hủy tên lửa S-200 của Ukraine, dừng hoạt động 2 sân bay lớn

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga ngày 25/8 cho biết, các lực lượng của nước này đã đánh chặn và phá hủy tên lửa S-200 của Ukraine ở phía Tây Nam Moscow.

Vũ khí cực “độc” có thể giúp Ukraine xuyên phá phòng tuyến Nga
Vũ khí cực “độc” có thể giúp Ukraine xuyên phá phòng tuyến Nga

VOV.VN - Mặc dù có nhiều loại vũ khí công nghệ cao do phương Tây cung cấp, nhưng các lực lượng Ukraine vẫn triển khai những hệ thống pháo phản lực mini mà nước này tự tạo, với thành phần được lấy từ những hệ thống vũ khí có từ thời Liên Xô.

Vũ khí cực “độc” có thể giúp Ukraine xuyên phá phòng tuyến Nga

Vũ khí cực “độc” có thể giúp Ukraine xuyên phá phòng tuyến Nga

VOV.VN - Mặc dù có nhiều loại vũ khí công nghệ cao do phương Tây cung cấp, nhưng các lực lượng Ukraine vẫn triển khai những hệ thống pháo phản lực mini mà nước này tự tạo, với thành phần được lấy từ những hệ thống vũ khí có từ thời Liên Xô.

Thiết bị giúp binh sỹ Ukraine thoát khỏi bẫy mìn nguy hiểm của Nga
Thiết bị giúp binh sỹ Ukraine thoát khỏi bẫy mìn nguy hiểm của Nga

VOV.VN - Để vượt qua các bãi mìn dày đặc của Nga, quân đội Ukraine đã sử dụng một thiết bị được thiết kế đặc biệt có tên gọi giày nhện. Thiết bị này đang góp phần cứu mạng sống cũng như giảm tỷ lệ thương tật do bom mìn gây ra đối với các binh sỹ.

Thiết bị giúp binh sỹ Ukraine thoát khỏi bẫy mìn nguy hiểm của Nga

Thiết bị giúp binh sỹ Ukraine thoát khỏi bẫy mìn nguy hiểm của Nga

VOV.VN - Để vượt qua các bãi mìn dày đặc của Nga, quân đội Ukraine đã sử dụng một thiết bị được thiết kế đặc biệt có tên gọi giày nhện. Thiết bị này đang góp phần cứu mạng sống cũng như giảm tỷ lệ thương tật do bom mìn gây ra đối với các binh sỹ.

Sát thủ diệt xe tăng "Hoa cúc vàng" của Nga sắp trang bị cho trực thăng
Sát thủ diệt xe tăng "Hoa cúc vàng" của Nga sắp trang bị cho trực thăng

VOV.VN - Nga vừa công bố một phiên bản mới của tên lửa chống tăng siêu thanh 9M123 Khrizantema (còn được gọi là Hoa cúc vàng), không chỉ có tầm bắn gia tăng 68% mà còn có thể được phóng từ trực thăng tấn công Mi-28NM và Ka-52 của Nga.

Sát thủ diệt xe tăng "Hoa cúc vàng" của Nga sắp trang bị cho trực thăng

Sát thủ diệt xe tăng "Hoa cúc vàng" của Nga sắp trang bị cho trực thăng

VOV.VN - Nga vừa công bố một phiên bản mới của tên lửa chống tăng siêu thanh 9M123 Khrizantema (còn được gọi là Hoa cúc vàng), không chỉ có tầm bắn gia tăng 68% mà còn có thể được phóng từ trực thăng tấn công Mi-28NM và Ka-52 của Nga.