Khủng hoảng nhập cư- Hệ quả của bất công giàu nghèo
VOV.VN -Cuộc khủng hoảng nhập cư tồi tệ nhất kể từ thế chiến 2 tới nay được cho là hệ quả tất yếu của các chính sách của nước giàu đối với nước nghèo.
Khủng hoảng người tỵ nạn Syria: Các tổ chức nhân đạo và ít nhất 14 thượng nghị sĩ đã kêu gọi chính phủ Mỹ hỗ trợ 65.000 người tỵ nạn Syria cho đến cuối năm 2016 (Ảnh Wochit) |
Kể từ đầu năm đến nay, có hàng trăm nghìn người tỵ nạn chạy trốn chiến tranh ở Trung Đông đã đổ bộ lên Italy và Hy Lạp bằng đường biển. Còn trên tuyến đường bộ, hàng chục nghìn người mượn con đường Balkan vượt biên giới Serbia vào Hungary, sau đó chạy sang Áo và Đức.
Theo các số liệu thống kê, từ đầu năm đã có hơn 350.000 người đã chấp nhận mạo hiểm cuộc sống để vượt Địa Trung Hải và hơn 2.500 người đã bỏ mạng ngoài biển trên hành trình đến miền đất hứa châu Âu.
Hôm 4/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gọi khủng hoảng nhập cư ở châu Âu là hệ quả tất yếu của các chính sách mà châu Âu áp dụng ở Trung Đông. Ông Putin nói: “Chính sách đó là sự áp đặt các tiêu chuẩn của riêng họ mà không đếm xỉa đến các đặc điểm lịch sử, tôn giáo, dân tộc và văn hóa của các khu vực đó”.
>> Xem thêm: Thế giới sốc với hình ảnh bé trai 3 tuổi di dân nằm chết trên bãi biển
>> Xem thêm: Nhà báo Mỹ: Tại sao tôi chia sẻ ảnh cậu bé Syria chết trên bãi biển
2. Sau nhiều ngày chịu cảnh hỗn loạn trước làn sóng người nhập cư, chính phủ Hungary hôm 5/9 đã quyết định triển khai hàng trăm xe bus chở người di cư bị mắc kẹt nhiều ngày qua tại thủ đô Budapest của Hungary để tới Áo và Đức.
Một người tỵ nạn bị bắt giữ sau khi tàu họ đang đi từ Budapest đến Bicske, Hungary (Ảnh AP) |
Sáng sớm ngày 5/9, tại Hungary, 100 chiếc xe bus đã rời nhà ga xe lửa chính Keleti ở thủ đô Budapest, chở theo khoảng 1.200 người tỵ nạn, để tới Áo và Đức.
Trước đó, chính phủ Áo và Đức đã tuyên bố chấp nhận tiếp đón thêm hàng nghìn người di cư. Theo cảnh sát Áo, trong buổi sáng đã có 4.000 người di cư đến biên giới nước này và con số này có thể cao gấp đôi khi hết ngày.
Một sĩ quan Ukraine đưa đồng nghiệp bị thương đến một xe cứu thương bên ngoài tòa nhà quốc hội ở Kiev, Ukraine, ngày 31/8/2015. Một sĩ quan đã thiệt mạng và gần 90 người khác bị thương do lựu đạn ném từ đám đông người biểu tình để phản đối các nhà lập pháp ủng hộ cải cách để giao quyền tự chủ nhiều hơn cho miền Đông Ukraine. (Ảnh REUTERS) |
Pháp xác nhận mảnh vỡ máy bay tìm thấy trên đảo là mảnh vỡ của máy bay MH370 (Ảnh AP) |
Từ đầu tháng 8 vừa qua, mảnh vỡ máy bay này đã được gửi tới Pháp để phân tích, với sự tham gia của các chuyên gia kỹ thuật hàng không Malaysia, Pháp và của hãng hàng không Boeing (Mỹ).
Sau tuyên bố của Viện Công tố Pháp, Bộ trưởng Giao thông Malaysia hôm 4/9 đã thúc giục các chuyên gia cung cấp thêm thông tin về mảnh vỡ được tìm thấy trên đảo Reunion của Pháp, cho đội tìm kiếm và cứu hộ chiếc máy bay MH370 của Hãng hàng không Malaysia Airlines.
5. Ngày 5/9, kết quả xét nghiệm ADN cho thấy, hai nghi phạm người nước ngoài mới bị bắt không liên quan đến vụ đánh bom đẫm máu chấn động Thái Lan hôm 17/8 vừa qua.
Một nghi phạm nước ngoài có thể liên quan đến vụ đánh bom đền Erawan được đưa đến thẩm vấn tại Sở Cảnh sát Metropolitan Bangkok, ngày 4/9/2015 (Ảnh AFP). |
Cảnh sát và lực lượng chức năng Thái Lan vẫn tiếp tục tiến hành điều tra để xác nhận quốc tịch của hai nghi phạm này.
6. Tổng thống Barack Obama ngày 2/9 đã giành đủ số phiếu ủng hộ tại Quốc hội Mỹ để bảo vệ thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Tổng thống Barack Obama đã đạt được 34 phiếu ủng hộ của 34 Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ cho thỏa thuận hạt nhân với Iran (Ảnh Wochit) |
Thỏa thuận hạt nhân đạt được hồi giữa tháng 7 giữa Iran và P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) yêu cầu Iran thu hẹp chương trình hạt nhân trong ít nhất 1 thập kỷ để đổi lấy việc phương Tây, Liên Hợp Quốc và Mỹ nới lỏng các lệnh trừng phạt, theo đó sẽ giúp nước Cộng hòa Hồi giáo này nhận lại được hàng tỷ USD.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp phe Cộng hòa đối lập tại Mỹ và Chính phủ Israel cho rằng điều này sẽ không ngăn cản Iran chế tạo bom hạt nhân.
7. Bộ Ngoại giao Mỹ mới công bố thêm 4.000 email của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton được lưu trên một máy chủ tư nhân. Họ cũng tiết lộ rằng có khoảng 150 email khác mới được xếp lại vào nhóm “mật”.
Ứng cử viên Tổng thống Hillary Clinton dính vào bê bối sử dụng email cá nhân khi trao đổi thư công vụ (Ảnh AP) |
Vô số đảng viên Cộng hòa đã gây sức ép buộc bà Clinton phải cung cấp thêm thông tin về server email cá nhân. Họ tuyên bố rằng bà Clinton có thể đã cố ý dùng tài khoản email cá nhân để tránh bị nhà nước theo dõi.
Về phần mình, bà Clinton khẳng định không hề có email nào lưu trên server tư nhân mà lại được đánh dấu mật chính thức hoặc ở mức cao hơn (tuyệt mật).
Trong bối cảnh đó, đối thủ "nặng ký" của bà, Tỷ phú Donald Trump ký một bản cam kết, sẽ ra ứng cử với tư cách là ứng viên đảng Cộng hòa. Ông nói: “Tôi tuyên bố trung thành với Đảng Cộng hòa và những nguyên tắc mà Đảng Cộng hòa đại diện và chúng tôi sẽ chiến đấu hết sức mình để giành chiến thắng”.