Mỹ tính gửi thiết bị chế bom thông minh cho Ukraine, chuyên gia Nga nói “vô ích”

VOV.VN - Theo chuyên gia quân sự Nga, kế hoạch của Mỹ nhằm cung cấp thiết bị điện tử tiên tiến cho Ukraine để chuyển đổi bom thường thành bom thông minh có thể vô ích vì các lực lượng của Kiev không có máy bay chiến đấu phù hợp để sử dụng những loại bom như vậy.

Washington Post ngày ngày 15/12 trích dẫn nguồn tin từ các quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, Nhà Trắng đang lên kế hoạch cung cấp cho Ukaine Bộ điều khiển Tấn công Trực diện Phối hợp (JDAM) để có thể chuyển đổi bom thường thành “bom thông minh” nhắm mục tiêu vào các vị trí quân sự của Nga với độ chính xác cao. Bộ dụng cụ tích hợp thiết bị định vị toàn cầu để đạt được độ chính xác và có thể được gắn vào nhiều loại bom khác nhau.

Theo Washington Post, quân đội Mỹ đã sử dụng thiết bị này trên những quả bom có trọng lượng lên tới hơn 900kg, thường phối hợp với máy bay ném bom và máy bay chiến đấu.  

“Ukraine liệu có thực sự cần thiết bị này không? Thực ra họ có thể không cần. Bởi vũ khí duy nhất mà họ sử dụng để đối phó với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga là tên lửa. Thời gian gần đây, họ đã sử dụng tên lửa không đối đất tìm diệt radar AGM-88 HARM để cố gắng phá hủy radar của hệ thống phòng không của Nga. Tuy nhiên, người Ukraine rất ít khi thành công và thường mất máy bay mang những tên lửa này”, chuyên gia quân sự nổi tiếng của Nga, ông Alexei Leonkov nhận định.

“Không quân Ukraine chưa bao giờ thực hiện cuộc tấn công ném bom”, vì thế, theo suy luận của ông Leonkov, kế hoạch của Mỹ về việc trang bị bom thông minh cho Ukraine chỉ hợp lý khi Kiev có khoảng 300 máy bay có khả năng mang vũ khí này.

 Hiện chưa rõ Tổng thống Joe Biden hoặc bất cứ quan chức an ninh quốc gia hàng đầu nào của ông có đồng ý với kế hoạch chuyển giao JDAM cho Ukraine hay không. Bên cạnh đó, cũng chưa có thông tin về việc quân đội Ukraine liệu có tích hợp vũ khí này vào những máy bay chiến đấu có từ thời Liên Xô hay các hệ thống vũ khí trên mặt đất hay không.

JDAM do tập đoàn Boeing sản xuất, có giá thành khoảng 25.000 USD, bổ sung thiết bị tìm kiếm và có thể tích hợp với nhiều loại bom không điều khiển có trọng lượng từ 226kg đến hơn 900kg. Cơ chế hoạt động như sau, khi máy bay chiến đấu mang theo bom có gắn JDAM bay trên chiến trường, phi công sẽ nhập tọa độ mục tiêu của đối phương mà họ nhận được từ các đơn vị theo dõi trên mặt đất vào một bảng điều kiển chuyển tiếp dữ liệu thông qua kết nối kỹ thuật số có tên gọi giao diện MIL-STD-1760, để lập trình hướng di chuyển của quả bom. Bom sẽ nhận tín hiệu từ các vệ tinh GPS, xác định vị trí của mục tiêu rồi điều hướng cho đến khi lao vào mục tiêu.

Là một trong những thiết bị có giá thành rẻ và dễ tích hợp, JDAM được cho là đã cách mạng hóa cuộc chiến trên không khi được biên chế cho quân đội Mỹ vào cuối những năm 1990. Ông Pat Ryder – Thư ký báo chí của Lầu Năm Góc cho biết: “JDAM đóng vai trò quan trọng trong các cuộc xung đột. Nó có khả năng tiến hành các cuộc tấn công chính xác mục tiêu bất cứ khi nào và bất cứ thời điểm nào, tạo ra lợi thế khác biệt trên chiến trường”.

Các máy bay chiến đấu của Ukraine thường phải bay ở độ cao thấp để tránh Hệ thống phòng không của Nga. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tấn công chính xác mục tiêu. Việc mang theo JDAM có thể giúp máy bay chiến đấu của Ukraine ném bom với độ chính xác cao hơn và tấn công đối phương ở khoảng cách xa hơn.

Theo Washington Post, kế hoạch của Mỹ chuyển giao thiết bị điện tử tiên tiến cho Ukraine đến giờ vẫn chưa có điều gì chắc chắc. Bên cạnh đó, trong trường hợp được thông qua, quá trình này sẽ rất phức tạp vì đòi hỏi sự cung cấp phần cứng, bom từ kho dự trữ của Mỹ và một khóa huấn luyện để đào tạo phi công Ukraine. Nếu lực lượng không quân Ukraine sử dụng JDAM, họ cần phải có nguồn cung cấp thiết bị này một cách ổn định cũng như giữ sự kết nối liên tục giữa các phi công với những người lập kế hoạch và các nguồn thông tin tình báo trên mặt đất.

Sau tất cả, chìa khóa của việc sử dụng JDAM là giao diện MIL-STD-1760. Nhưng vấn đề hóc búa đối với Mỹ và Ukraine là giao diện này chỉ dành cho máy bay kiểu phương Tây có hệ thống điện tử, kỹ thuật số tiên tiến. Về cơ bản máy bay chiến đấu và JDAM phải “có cùng ngôn ngữ”. Trong khi đó, hầu hết máy bay chiến đấu của Ukraine là máy bay cũ có từ thời Liên Xô không có tính năng này.

Kể từ khi xung đột nổ ra, Ukraine đã nhiều lần kêu gọi phương Tây viện trợ máy bay chiến đấu cho nước này. Tuy nhiên, Mỹ và châu Âu vẫn ngần ngại do lo sợ leo thang căng thẳng với Nga. Các nước này đã đề xuất kế hoạch nâng cấp và bảo trì máy bay chiến đấu cũ trong kho dự trữ của Ukraine.

Vấn đề thứ hai là sự thiếu hụt JDAM trong kho dự trữ của Mỹ. Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ đã mua hàng trăm nghìn thiết bị JDAM, nhưng họ cũng đã sử dụng một số lượng lớn trong các cuộc xung đột và cuộc tập trận kể từ cuối những năm 1990. Một số nhà phân tích cho rằng, kho dự trữ JDAM của Mỹ đã sụt giảm đáng kể thời gian qua. Trong năm tài khóa 2022, Không quân Mỹ chỉ mua 1.900 thiết bị JDAM, giảm 90% so với mức 31.000 thiết bị mà lực lượng này mua trong năm 2019./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga giăng “bẫy mìn” tại Zaporizhzhia, hé lộ bí mật chiến lược
Nga giăng “bẫy mìn” tại Zaporizhzhia, hé lộ bí mật chiến lược

VOV.VN - Các bãi mìn không chỉ là mối đe dọa ngay lập tức với cuộc phản công của các lực lượng Ukraine mà còn gây ra nhiều vấn đề lâu dài đối với kế hoạch giành lại các vùng lãnh thổ của Kiev.

Nga giăng “bẫy mìn” tại Zaporizhzhia, hé lộ bí mật chiến lược

Nga giăng “bẫy mìn” tại Zaporizhzhia, hé lộ bí mật chiến lược

VOV.VN - Các bãi mìn không chỉ là mối đe dọa ngay lập tức với cuộc phản công của các lực lượng Ukraine mà còn gây ra nhiều vấn đề lâu dài đối với kế hoạch giành lại các vùng lãnh thổ của Kiev.

Tiêm kích không người lái Thổ Nhĩ Kỳ mang động cơ Ukraine lần đầu cất cánh
Tiêm kích không người lái Thổ Nhĩ Kỳ mang động cơ Ukraine lần đầu cất cánh

VOV.VN - Máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) Kızılelma do công ty Baykar Defense của Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo đã thực hiện chuyến bay đầu tiên với động cơ do Ukraine sản xuất.

Tiêm kích không người lái Thổ Nhĩ Kỳ mang động cơ Ukraine lần đầu cất cánh

Tiêm kích không người lái Thổ Nhĩ Kỳ mang động cơ Ukraine lần đầu cất cánh

VOV.VN - Máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) Kızılelma do công ty Baykar Defense của Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo đã thực hiện chuyến bay đầu tiên với động cơ do Ukraine sản xuất.

Nga và Belarus tập trận chiến thuật chung "cả ngày lẫn đêm”
Nga và Belarus tập trận chiến thuật chung "cả ngày lẫn đêm”

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga ngày 14/12 công bố video về cuộc tập trận chung giữa Nga và Belarus. Cuộc tập trận diễn ra trên lãnh thổ Belarus, được thực hiện cả ngày lẫn đêm.

Nga và Belarus tập trận chiến thuật chung "cả ngày lẫn đêm”

Nga và Belarus tập trận chiến thuật chung "cả ngày lẫn đêm”

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga ngày 14/12 công bố video về cuộc tập trận chung giữa Nga và Belarus. Cuộc tập trận diễn ra trên lãnh thổ Belarus, được thực hiện cả ngày lẫn đêm.

Italy dẫn đầu cuộc tập trận phòng thủ của NATO tại Bulgaria
Italy dẫn đầu cuộc tập trận phòng thủ của NATO tại Bulgaria

VOV.VN - Quân đội Italy đã dẫn đầu cuộc tập trận của NATO tại căn cứ Novo Selo ở Bulgaria vào ngày 14/12.

Italy dẫn đầu cuộc tập trận phòng thủ của NATO tại Bulgaria

Italy dẫn đầu cuộc tập trận phòng thủ của NATO tại Bulgaria

VOV.VN - Quân đội Italy đã dẫn đầu cuộc tập trận của NATO tại căn cứ Novo Selo ở Bulgaria vào ngày 14/12.

Nga lắp đặt tên lửa hạt nhân “Con trai của quỷ Satan” vào hầm phóng
Nga lắp đặt tên lửa hạt nhân “Con trai của quỷ Satan” vào hầm phóng

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga và truyền thông nước này vừa công bố video các lực lượng Nga đưa vào hầm phóng tổ hợp tên lửa hạt nhân RS-24 Yars, được biết đến với biệt danh “con trai của quỷ Satan”.

Nga lắp đặt tên lửa hạt nhân “Con trai của quỷ Satan” vào hầm phóng

Nga lắp đặt tên lửa hạt nhân “Con trai của quỷ Satan” vào hầm phóng

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga và truyền thông nước này vừa công bố video các lực lượng Nga đưa vào hầm phóng tổ hợp tên lửa hạt nhân RS-24 Yars, được biết đến với biệt danh “con trai của quỷ Satan”.

Ukraine tập kích Melitopol: Mở màn cuộc tấn công lớn hay đánh lạc hướng?
Ukraine tập kích Melitopol: Mở màn cuộc tấn công lớn hay đánh lạc hướng?

VOV.VN - Ukraine được cho là đã điều động lực lượng đặc nhiệm, hoặc sử dụng tên lửa tầm xa có độ chính xác cao để tiến hành các cuộc tấn công tại thành phố Melitopol do Nga kiểm soát, nằm cách tiền tuyến 64km.

Ukraine tập kích Melitopol: Mở màn cuộc tấn công lớn hay đánh lạc hướng?

Ukraine tập kích Melitopol: Mở màn cuộc tấn công lớn hay đánh lạc hướng?

VOV.VN - Ukraine được cho là đã điều động lực lượng đặc nhiệm, hoặc sử dụng tên lửa tầm xa có độ chính xác cao để tiến hành các cuộc tấn công tại thành phố Melitopol do Nga kiểm soát, nằm cách tiền tuyến 64km.

Nga lần đầu triển khai “quái thú” Bắc Cực Tor-M2DT tới Ukraine
Nga lần đầu triển khai “quái thú” Bắc Cực Tor-M2DT tới Ukraine

VOV.VN - Theo video do Bộ Quốc phòng Nga công bố ngày 13/12, quân đội Nga đã lần đầu tiên triển khai tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2DT đặt trên khung gầm xe bánh xích dạng rơ moóc DT-30PM-T1.

Nga lần đầu triển khai “quái thú” Bắc Cực Tor-M2DT tới Ukraine

Nga lần đầu triển khai “quái thú” Bắc Cực Tor-M2DT tới Ukraine

VOV.VN - Theo video do Bộ Quốc phòng Nga công bố ngày 13/12, quân đội Nga đã lần đầu tiên triển khai tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2DT đặt trên khung gầm xe bánh xích dạng rơ moóc DT-30PM-T1.