Nga-Ukraine xác định các vấn đề ưu tiên, chuẩn bị bước vào vòng đàm phán thứ 2

VOV.VN - Khép lại vòng đàm phán đầu tiên tại Belarus hôm 28/2 vừa qua mà không đạt được nhiều tiến triển, Nga và Ukraine đã nhất trí nối lại đối thoại về giải quyết xung đột.

Vòng đàm phán thứ 2 này dự kiến sẽ diễn ra trong ngày hôm nay (2/3), trong bối cảnh giao tranh căng thẳng đã bước sang ngày thứ 6.

Truyền thông Nga và Ukraine dẫn các nguồn tin riêng tiết lộ, vòng 2 cuộc đàm phán giữa hai bên sẽ bắt đầu vào ngày 2/3 tại Belarus. Tại vòng đàm phán trước đó, 2 phái đoàn đàm phán của Nga và Ukraine đã tìm thấy những điểm nhất định mà họ có thể đạt được tiếng nói chung.

Truyền thông Ukraine Glavkom dẫn nguồn tin trong phái đoàn Ukraine tiết lộ những yêu cầu mà hai phái đoàn đưa ra khi đàm phán tại thành phố Gomel. Theo đó, phía Nga yêu cầu Ukraine công nhận Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk, đồng thời từ bỏ yêu sách đòi lại bán đảo Crimea. Còn phía Ukraine kêu gọi Nga ngừng bắn và rút quân khỏi lãnh thổ nước này.  

Đưa ra tuyên bố ngay trước khi bước vào vòng đàm phán thứ 2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm qua (1/3) nhấn mạnh đã sẵn sàng cho cuộc đàm phán với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, tuy nhiên lưu ý, một lệnh ngừng bắn hoàn toàn là điều đầu tiên cần thiết để có thể ngồi vào bàn đàm phán với Nga, cũng như Nga phải ngừng ném bom các thành phố Ukraine. Ông Zelensky đồng thời kêu gọi các thành viên NATO áp đặt vùng cấm bay để ngăn chặn lực lượng không quân Nga, xem đây là biện pháp phòng ngừa, chứ không phải kéo liên minh quân sự này vào cuộc chiến với Nga. 

Còn về phía NATO, tổ chức này nhấn mạnh giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng đang tiếp diễn tại Ukraine. Phát biểu trong cuộc họp báo tại căn cứ lục quân Tapa ở miền Bắc Estonia ngày hôm qua, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg đã kêu gọi chấm dứt ngay xung đột ở Ukraine, nhấn mạnh Nga cần rút quân khỏi Ukraine và can dự các nỗ lực ngoại giao:

"NATO là một liên minh phòng thủ. Chúng tôi không tìm kiếm xung đột với Nga. Nga phải ngay lập tức ngừng chiến dịch quân sự, rút toàn bộ lực lượng ra khỏi Ukraine, và tham gia thiện chí vào các nỗ lực ngoại giao. Thế giới đang sát cánh với Ukraine trong nỗ lực kêu gọi hòa bình”, ông Jens Stoltenberg nói.

Giữa lúc gia tăng các nỗ lực ngoại giao nhằm sớm hạ nhiệt căng thẳng tình hình giữa Nga và Ukraine, Liên Hợp Quốc hôm qua kêu gọi cộng đồng quốc tế viện trợ số tiền 1,7 tỷ USD  để hỗ trợ người dân Ukraine và những người phải chạy ra nước ngoài lánh nạn.

Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Martin Griffiths nói: “Hôm nay chúng tôi phát động một lời kêu gọi nhân đạo cho cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Ukraine với hai nội dung chính: Một là lời kêu gọi hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp kéo dài ba tháng với tình hình ở Ukraine và một kế hoạch ứng phó mang tầm khu vực đối với tình hình bên ngoài biên giới Ukraine.”

Lời kêu gọi được đưa ra khi Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) thông báo, hơn 500.000 người đã rời Ukraine sang các nước láng giềng kể từ khi Nga đưa quân đội tiến vào nước này hồi tuần trước. Nhằm đáp ứng nhu cầu nhân đạo khẩn cấp tại quốc gia Đông Âu này, Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng vừa cam kết hỗ trợ tài chính cho Ukraine, với thông báo về gói hỗ trợ trị giá 3 tỷ USD.

Đại diện IMF còn cho biết tổ chức này có thể xem xét đề nghị viện trợ khẩn cấp của Ukraine thông qua cơ chế huy động vốn nhanh vào đầu tuần tới. Ngoài ra, IMF sẽ tiếp tục phối hợp với Ukraine từ nay đến cuối tháng 6 để hỗ trợ thêm 2,2 tỷ USD./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đức thay đổi chính sách đối ngoại, quốc phòng sau khi Nga tấn công Ukraine
Đức thay đổi chính sách đối ngoại, quốc phòng sau khi Nga tấn công Ukraine

VOV.VN - Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đã buộc Đức phải thay đổi lập trường và thực hiện một chính sách đối ngoại quyết đoán hơn, nhằm củng cố vai trò đầu tàu của nước này trong Liên minh châu Âu.

Đức thay đổi chính sách đối ngoại, quốc phòng sau khi Nga tấn công Ukraine

Đức thay đổi chính sách đối ngoại, quốc phòng sau khi Nga tấn công Ukraine

VOV.VN - Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đã buộc Đức phải thay đổi lập trường và thực hiện một chính sách đối ngoại quyết đoán hơn, nhằm củng cố vai trò đầu tàu của nước này trong Liên minh châu Âu.

Châu Âu xem xét cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine
Châu Âu xem xét cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine

VOV.VN - Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell ngày 27/2 cho biết, khối này đang xem xét cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine nhằm đẩy lùi chiến dịch quân sự của Nga.

Châu Âu xem xét cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine

Châu Âu xem xét cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine

VOV.VN - Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell ngày 27/2 cho biết, khối này đang xem xét cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine nhằm đẩy lùi chiến dịch quân sự của Nga.

Danh sách những quốc gia cung cấp vũ khí và đạn dược cho Ukraine
Danh sách những quốc gia cung cấp vũ khí và đạn dược cho Ukraine

VOV.VN - Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine, nhiều quốc gia đã cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

Danh sách những quốc gia cung cấp vũ khí và đạn dược cho Ukraine

Danh sách những quốc gia cung cấp vũ khí và đạn dược cho Ukraine

VOV.VN - Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine, nhiều quốc gia đã cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

Những vũ khí Nga sử dụng trong cuộc tấn công Ukraine
Những vũ khí Nga sử dụng trong cuộc tấn công Ukraine

VOV.VN - Sau khi Tổng thống Nga Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24/2, trên mạng xã hội và truyền thông tràn ngập hình ảnh về chiến sự trong những giờ đầu tiên.

Những vũ khí Nga sử dụng trong cuộc tấn công Ukraine

Những vũ khí Nga sử dụng trong cuộc tấn công Ukraine

VOV.VN - Sau khi Tổng thống Nga Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24/2, trên mạng xã hội và truyền thông tràn ngập hình ảnh về chiến sự trong những giờ đầu tiên.

Phương Tây có “vũ khí” nào để chặn đứng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine?
Phương Tây có “vũ khí” nào để chặn đứng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine?

VOV.VN - Sau chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, nhiều nhà phân tích đã đặt câu hỏi phương Tây sẽ hành động ra sao để chặn đứng chiến tranh?

Phương Tây có “vũ khí” nào để chặn đứng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine?

Phương Tây có “vũ khí” nào để chặn đứng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine?

VOV.VN - Sau chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, nhiều nhà phân tích đã đặt câu hỏi phương Tây sẽ hành động ra sao để chặn đứng chiến tranh?