Pháp chưa vội "làm hòa" sau AUKUS vì muốn Australia thấm thía cái giá của sự phản bội

VOV.VN - Hơn 2 tuần sau cú sốc thỏa thuận tàu ngầm với Australia bị hủy bỏ, Pháp chưa vội hàn gắn mối quan hệ này bởi Paris đang cân nhắc đến "cái giá" mà đồng minh này phải trả cho "sự phản bội".

Cái giá của sự phản bội

Pháp đã triệu hồi đại sứ của nước này ở Canberra để phản đối thông báo ngày 15/9 mà Australia đưa ra về việc nước này hủy bỏ thỏa thuận tàu ngầm trị giá hàng tỷ USD với Pháp để thay thế bằng thỏa thuận mới được đàm phán bí mật với Mỹ và Anh. Việc Đại sứ Pháp tại Australia vẫn ở Paris và chưa hẹn ngày quay lại đã cho thấy sự giận dữ của Pháp về thỏa thuận an ninh mới giữa Australia, Mỹ và Anh.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã từ chối cuộc điện đàm từ Thủ tướng Australia Scott Morrison khi nhà lãnh đạo này muốn xoa dịu bầu không khí căng thẳng giữa 2 bên.

Trái lại, Đại sứ Pháp tại Mỹ, người cũng được triệu hồi vào cùng thời điểm để thể hiện thái độ không hài lòng của Pháp, đã quay lại Washington và Tổng thống Macron cũng đã trao đổi với Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 22/9.

"Chúng tôi cần một cuộc trao đổi thực chất" với Australia, một cố vấn của nhà lãnh đạo Pháp cho hay vào tuần trước, đồng thời nhận định, cuộc trao đổi này sẽ diễn ra "vào một thời điểm phù hợp".

Cuộc trao đổi trên sẽ được tổ chức chỉ khi Đại sứ Jean-Pierre Thebault quay lại Canberra với "một thông điệp từ Pháp, đưa ra khung làm việc cho các trao đổi của chúng tôi với Thủ tướng Morrison".

Thủ tướng Morrison, vị khách của Tổng thống Macron vào tháng 6/2021 ở thủ đô Paris, đã thừa nhận rằng ông cần "kiên nhẫn" và nhận định: "Chúng tôi hiểu sự thất vọng của họ".

Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan dự kiến sẽ tới Paris vào tuần sau nhưng người đồng cấp Pháp Frank Riester đã từ chối gặp ông, một nguồn tin thân cận với Bộ trưởng Pháp cho hay.

Đóng băng quan hệ với Australia sẽ ít tổn thất hơn

Sự giận dữ của Pháp không chỉ xuất phát từ việc bị vuột mất thỏa thuận tàu ngầm trị giá 50 tỷ AUD (tương đương 36,5 tỷ USD) mà còn bởi sự tan vỡ của một liên minh mà nước này coi là trụ cột trong chiến lược an ninh Ấn Độ - Thái Bình Dương của mình.

Cho tới nay, Pháp có những phản ứng khác nhau với từng nước trong thỏa thuận AUKUS. Sau một cuộc điện đàm, Tổng thống Macron và Tổng thống Biden sẽ gặp nhau trực tiếp vào cuối tháng 10, trong khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ đến Paris ngày 4/10 để xây dựng mối quan hệ với đồng minh truyền thống này. Pháp không triệu hồi đại sứ tại London. Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Pháp Macron cũng đã trao đổi với nhau hồi tuần trước.

"Rõ ràng đã có sự phản đối mạnh mẽ hơn với Australia bởi theo cách nào đó, chúng tôi có thể cho phép bản thân mình làm vậy", nhà quan sát Bruno Tertrais thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược, một think tank tại Paris nhận định với AFP.

"Australia là một quốc gia thân thiện nhưng chúng tôi không có mối quan hệ sâu sắc với nước này như Anh và Mỹ. Nói cách khác, việc đóng băng các quan hệ chính thức với Canberra sẽ dễ dàng và ít tổn thất hơn so với hành động tương tự với London và Washington.

Ngoài vấn đề ngoại giao, một lĩnh vực mà Pháp có thể khiến Australia phải trả giá là những cuộc trao đổi về thỏa thuận thương mại mới giữa Liên minh châu ÂU (EU) và Australia. EU là đối tác thương mại lớn thứ ba của Australia và hai bên đều hy vọng đạt được thỏa thuận trước cuối năm nay.

"Tôi không nhận thấy chúng tôi có thể tin tưởng vào đối tác Australia", Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Pháp Clement Beaune nhận định.

Tính đến ngày 1/10, vòng đàm phán được lên kế hoạch từ lâu đã bị trì hoãn 1 tháng.

Dù vậy, theo nhà quan sát Tertrais: "Nếu có bất kỳ biện pháp đáp trả nào thì chúng cũng sẽ rất hạn chế. Tôi không nghĩ Pháp muốn trừng phạt Australia".

Theo chuyên gia này, những cuộc tập trận chung, một dấu hiệu của những mối quan hệ đang tiến triển, sẽ được nối lại, cùng với các cuộc tiếp xúc giữa 2 chính phủ, vốn có cùng mối lo ngại an ninh về Trung Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

AUKUS làm dịch chuyển cán cân quân sự khu vực, Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo?
AUKUS làm dịch chuyển cán cân quân sự khu vực, Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo?

VOV.VN - Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân giữa Mỹ, Anh và Australia (AUKUS) trong khi căng thẳng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có thể sẽ tiếp tục gia tăng, một nhà phân tích tại công ty tham vấn Eurasia Group nhận định.

AUKUS làm dịch chuyển cán cân quân sự khu vực, Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo?

AUKUS làm dịch chuyển cán cân quân sự khu vực, Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo?

VOV.VN - Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân giữa Mỹ, Anh và Australia (AUKUS) trong khi căng thẳng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có thể sẽ tiếp tục gia tăng, một nhà phân tích tại công ty tham vấn Eurasia Group nhận định.

Lý do Ấn Độ không phản ứng gay gắt về AUKUS
Lý do Ấn Độ không phản ứng gay gắt về AUKUS

VOV.VN - Thỏa thuận giữa Australia, Anh và Mỹ về chia sẻ công nghệ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đã khiến nhiều người ở Ấn Độ đặt câu hỏi vì sao nước này không được Mỹ chia sẻ công nghệ tương tự. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, Ấn Độ vẫn được hưởng lợi từ AUKUS.

Lý do Ấn Độ không phản ứng gay gắt về AUKUS

Lý do Ấn Độ không phản ứng gay gắt về AUKUS

VOV.VN - Thỏa thuận giữa Australia, Anh và Mỹ về chia sẻ công nghệ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đã khiến nhiều người ở Ấn Độ đặt câu hỏi vì sao nước này không được Mỹ chia sẻ công nghệ tương tự. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, Ấn Độ vẫn được hưởng lợi từ AUKUS.

Ấn Độ có thể đóng góp cho liên minh AUKUS của Mỹ trong ứng phó Trung Quốc như thế nào?
Ấn Độ có thể đóng góp cho liên minh AUKUS của Mỹ trong ứng phó Trung Quốc như thế nào?

VOV.VN - AUKUS được ngầm hiểu là liên minh an ninh giữa Mỹ, Anh, và Australia trong ứng phó với Trung Quốc. Các công nghệ chiến lược đóng vai trò quan trọng trong hợp tác của liên minh này. Với trình độ công nghệ của mình và những điểm tương đồng về lợi ích, Ấn Độ có thể hỗ trợ rất nhiều cho AUKUS.

Ấn Độ có thể đóng góp cho liên minh AUKUS của Mỹ trong ứng phó Trung Quốc như thế nào?

Ấn Độ có thể đóng góp cho liên minh AUKUS của Mỹ trong ứng phó Trung Quốc như thế nào?

VOV.VN - AUKUS được ngầm hiểu là liên minh an ninh giữa Mỹ, Anh, và Australia trong ứng phó với Trung Quốc. Các công nghệ chiến lược đóng vai trò quan trọng trong hợp tác của liên minh này. Với trình độ công nghệ của mình và những điểm tương đồng về lợi ích, Ấn Độ có thể hỗ trợ rất nhiều cho AUKUS.