Thế giới 7 ngày: Triều Tiên bất ngờ thả tự do cho 2 công dân Mỹ

VOV.VN -Hai công dân Mỹ đã về nhà an toàn, Đức kỷ niệm 25 năm bức tường Berlin sụp đổ, Hội nghị Thượng đỉnh APEC khai mạc tại Bắc Kinh

Kenneth Bae, công dân Mỹ được trả tự do trả lời phỏng vấn báo chí bên cạnh gia đình mình (Ảnh AP)

1. Ngày 8/11, Triều Tiên đã trả tự do cho 2 công dân Mỹ Matthew Todd Miller và Kenneth Bae. Cả 2 người này đều đã trở về nhà. Một quan chức Mỹ cung cấp thông tin cho hãng AP rằng Triều Tiên đã thả tự do cho 2 công dân Mỹ mà không kèm theo một điều kiện nào.
Sau khi 2 công dân Mỹ này được trả tự do, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho biết ông đánh giá cao quyết định thả tự do cho 2 con tin người Mỹ của Triều Tiên và ông cảm thấy nhẹ nhõm khi 2 con tin này đã trở về nhà. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng bày tỏ lòng "biết ơn" tới đặc sứ James Clapper vì đã tới Triều Tiên lo vụ này.

Trước đó, ông Todd Miller bị Triều Tiên giữ lại vào ngày 10/4/2014 khi ông xé bỏ thị thực du lịch của mình và yêu cầu tị nạn. Tháng 9/2014, ông Miller bị kết án lao động khổ sai trong 6 năm với tội danh “có hành động thù địch” chống phá nhà nước Triều Tiên. Còn ông Kenneth Bae, 42 tuổi, bị bắt giữ trong tháng 11/2012 khi ông đặt chân đến thành phố cảng Rason, sau đó bị kết án lao động khổ sai 15 năm vào tháng 5/2013.
 

Tổng thống Mỹ Obama và Thượng nghị sĩ Mitch McConnell cho biết cả hai có thể làm việc cùng nhau suôn sẻ (Ảnh CBSTV)
2. Ngày 4/11 (giờ Mỹ), cử tri Mỹ đã tiến hành bầu cử giữa kỳ bầu chọn lại toàn bộ Hạ viện và 1/3 số ghế Thượng viện. Cử tri Mỹ bỏ phiếu bầu toàn bộ 435 Hạ nghị sỹ, 36 Thượng nghị sỹ và 36 Thống đốc bang. Cuộc bầu cử quan trọng này không chỉ mang tính quyết định đối với hai năm cầm quyền còn lại của Tổng thống Obama mà còn là bước “chạy đà” để các bên chuẩn bị cho bầu cử Tổng thống và Quốc hội vào năm 2016.

Với Hạ viện, 243/435 là số ghế áp đảo nhất mà phe Cộng hòa đạt được tại một cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ kể từ Thế chiến thứ 2 đến nay. Còn với Thượng viện, dù chưa đạt tới mức đại đa số 60 Thượng nghị sĩ (để tránh sự cản trở ở Thượng viện, khi một thiểu số gồm 41 Thượng nghị sĩ đủ để ngăn cản thông qua một dự luật); song với 52 ghế đã kiểm, Đảng Cộng hòa chính thức nắm trọn quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội.

Áp lực đến với ông Obama từ nhiều vấn đề đối nội. Đó là sự dang dở của hàng loạt các chính sách "cách tân" của đảng Dân chủ trong suốt 6 năm qua, bao gồm các chương trình cải cách y tế, chế độ nhập cư và thuế, kiểm soát súng đạn, cách thức xử lý nguy cơ dịch bệnh Ebola hoặc dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu từ Canada xuống tận miền Nam nước Mỹ...

Rạng sáng 6/11 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có bài phát biểu chính thức đầu tiên sau khi khi đảng Dân chủ của ông thất bại toàn diện trước đối thủ Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa kỳ. Tổng thống Obama khẳng định ông sẵn sàng hợp tác với Quốc hội mới và mục tiêu của ông trong hai năm còn lại của nhiệm kỳ là mang lại cho người dân Mỹ nhiều nhất những gì có thể. Ông Obama cũng bày tỏ hy vọng các lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Quốc hội sẽ hợp tác với chính phủ.

Một đoàn xe tăng của lực lượng đối lập tại Donetsk, miền Đông Ukraine (Ảnh AFP) 
3. Sáng sớm Chủ nhật 9/11 một cuộc đấu pháo căng thẳng đã diễn ra tại Donetsk, miền đông Ukraine và giữ nguyên cường độ trong 2 tiếng. Đây là cuộc đấu pháo ở mức độ căng thẳng nhất trong khu vực kể từ khi lệnh ngừng bắn giữa các bên được ký kết đầu tháng 9 tại thành phố Minsk.

Hôm 8/11 Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) bày tỏ quan ngại về tình hình bạo lực gia tăng tại miền Đông Ukraine, với các vụ nã pháo ở Donetsk làm nhiều người thiệt mạng. Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu Didier Burkhalter cho biết, các vụ bắn pháo đang diễn ra hàng ngày và có nhiều dấu hiệu cho thấy bất ổn sẽ tiếp tục gia tăng. OSCE hối thúc tất cả các bên hành động có trách nhiệm và thực hiện theo lệnh ngừng bắn đã ký kết. 

Trước đó, hôm 7/11 người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Ukraine Andrey Lysenko nói rằng, Nga đã đưa 32 xe tăng, 30 xe quân dụng và 3 xe tải được trang bị radar tới khu vực miền Đông Ukraine do lực lượng đối lập kiểm soát. Tuy nhiên, Nga đã bác bỏ thông tin này và sau đó, NATO và Mỹ xác nhận không có bắng chứng chứng tỏ Nga "can thiệp quân sự" vào Ukraine.
 

Những mảnh vỡ còn lại của chiếc máy bay MH17 tại hiện trường làng Hrabove, Ukraine, ngày 7/11 (Ảnh AFP)
4. Hôm 7/11, các chuyên gia Hà Lan cho biế tiếp tục thu hồi thêm được các phần thi thể nạn nhân thiệt mạng trên chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia bị rơi tại miền Đông Ukraine. Tuy vậy, các nhà điều tra Hà Lan cho biết, danh tính của những thi thể này chỉ được xác định sau khi xét nghiệm ADN. Hiện đã xác định được danh tính 289 nạn nhân trong tổng số 298 người thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay MH17.

Trước đó, tại một cuộc họp báo chung với người đồng cấp Hà Lan Mark Rutte, Thủ tướng Australia Tony Abbott nói rằng bằng “cách này hay cách khác” ông sẽ nói chuyện với Vladimir Putin trong tuần tới về việc chiếc máy bay MH17 của Malaysia bị bắn hạ khiến 38 hành khách Australia tử nạn. Thủ tướng Abbot cho biết sẽ nói chuyện với ông Putin có thể tại hội nghị APEC ở Bắc Kinh hoặc là tại hội nghị G20 ở Brisbane. 

 

Các quả bóng thắp sáng được đặt dọc theo vị trí cũ Bức tường Berlin gần cổng Brandenburg, ngày 8/11/2014 (Ảnh Reuters)

5. Hôm nay nước Đức kỷ niệm 25 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ (9/11/1989). Nhân dịp này, một "bức tường" gồm 8.000 quả bóng màu trắng phát sáng đã được dựng lên dọc theo biên giới cũ giữa Đông và Tây Đức.

“Biên giới ánh sáng” đi qua rất nhiều công trình biểu tượng của Berlin như trạm kiểm soát Checkpoint Charlie, cổng Brandenburg và tòa nhà Reichstag. Bản “Ode to Joy” của Beethoven sẽ vang lên khi những quả bóng bay lên bầu trời, như một biểu tượng của hòa bình châu Âu 25 năm sau ngày bức tường Berlin sụp đổ.

Trong dịp này, Cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev ngày 9/11 cho rằng, căng thẳng Đông-Tây liên quan đến tình hình Ukraine đang đẩy thế giới vào một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh CEO APEC tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Trung Quốc tại Bắc Kinh, ngày 9/11 (Ảnh AFP)

Trong khuôn khổ các hội nghị của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), sáng 9/11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đã diễn ra lễ khai mạc Hội nghị các nhà lãnh đạo và giới doanh nghiệp APEC (APEC CEO Summit). Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang cùng nhiều nguyên thủ các nền kinh tế APEC đã tham dự.

Hội nghị các nhà lãnh đạo và giới doanh nghiệp APEC là diễn đàn quan trọng để các nhà lãnh đạo và giới doanh nghiệp các nền kinh tế APEC đối thoại, giao lưu. Đây cũng là hoạt động của giới doanh nghiệp có sức ảnh hưởng nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Obama phát biểu sau thất bại toàn diện của đảng Dân chủ
Tổng thống Obama phát biểu sau thất bại toàn diện của đảng Dân chủ

VOV.VN - Tổng thống Obama khẳng định mục tiêu của ông trong hai năm còn lại là mang đến cho người dân Mỹ nhiều nhất những gì có thể.

Tổng thống Obama phát biểu sau thất bại toàn diện của đảng Dân chủ

Tổng thống Obama phát biểu sau thất bại toàn diện của đảng Dân chủ

VOV.VN - Tổng thống Obama khẳng định mục tiêu của ông trong hai năm còn lại là mang đến cho người dân Mỹ nhiều nhất những gì có thể.

Triều Tiên trả tự do cho 2 công dân Mỹ vô điều kiện
Triều Tiên trả tự do cho 2 công dân Mỹ vô điều kiện

VOV.VN - Một quan chức Mỹ cung cấp thông tin cho hãng AP rằng Triều Tiên đã trả tự do cho 2 công dân Mỹ mà không kèm theo một điều kiện nào.

Triều Tiên trả tự do cho 2 công dân Mỹ vô điều kiện

Triều Tiên trả tự do cho 2 công dân Mỹ vô điều kiện

VOV.VN - Một quan chức Mỹ cung cấp thông tin cho hãng AP rằng Triều Tiên đã trả tự do cho 2 công dân Mỹ mà không kèm theo một điều kiện nào.

Căng thẳng cuộc chiến giành Thượng viện trong bầu cử giữa kỳ tại Mỹ
Căng thẳng cuộc chiến giành Thượng viện trong bầu cử giữa kỳ tại Mỹ

VOV.VN - Cuộc đua vào Thượng viện đang rất căng thẳng và việc đảng nào giành Thượng viện sẽ chỉ có thể được xác định vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới.

Căng thẳng cuộc chiến giành Thượng viện trong bầu cử giữa kỳ tại Mỹ

Căng thẳng cuộc chiến giành Thượng viện trong bầu cử giữa kỳ tại Mỹ

VOV.VN - Cuộc đua vào Thượng viện đang rất căng thẳng và việc đảng nào giành Thượng viện sẽ chỉ có thể được xác định vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới.

Hàn Quốc hoan nghênh việc Triều Tiên trả tự do cho 2 công dân Mỹ
Hàn Quốc hoan nghênh việc Triều Tiên trả tự do cho 2 công dân Mỹ

VOV.VN - Hàn Quốc ngày 9/11 đã bày tỏ hoan nghênh việc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trả tự do cho hai công dân Mỹ.

Hàn Quốc hoan nghênh việc Triều Tiên trả tự do cho 2 công dân Mỹ

Hàn Quốc hoan nghênh việc Triều Tiên trả tự do cho 2 công dân Mỹ

VOV.VN - Hàn Quốc ngày 9/11 đã bày tỏ hoan nghênh việc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trả tự do cho hai công dân Mỹ.

Một thất bại toàn diện của Đảng Dân chủ và Tổng thống Obama
Một thất bại toàn diện của Đảng Dân chủ và Tổng thống Obama

VOV.VN - Kết quả bầu cử giữa kỳ 2014 gây bất lợi cho Đảng Dân chủ của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc đua vào Nhà Trắng 2016.

Một thất bại toàn diện của Đảng Dân chủ và Tổng thống Obama

Một thất bại toàn diện của Đảng Dân chủ và Tổng thống Obama

VOV.VN - Kết quả bầu cử giữa kỳ 2014 gây bất lợi cho Đảng Dân chủ của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc đua vào Nhà Trắng 2016.

Bầu cử giữa kỳ sẽ thay đổi chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama?
Bầu cử giữa kỳ sẽ thay đổi chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama?

VOV.VN - Có khả năng chính quyền Obama sẽ “rắn” hơn với cả nhóm Hồi giáo IS và với Nga.

Bầu cử giữa kỳ sẽ thay đổi chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama?

Bầu cử giữa kỳ sẽ thay đổi chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama?

VOV.VN - Có khả năng chính quyền Obama sẽ “rắn” hơn với cả nhóm Hồi giáo IS và với Nga.