Thổ Nhĩ Kỳ khó khăn duy trì thế cân bằng giữa Nga và NATO

VOV.VN - Chịu sức ép giữa một bên là đối tác kinh tế quan trọng và một bên là các đồng minh phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng khó duy trì sự cân bằng chiến lược giữa Nga và NATO.

Trong bối cảnh sức ép gia tăng, Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng khó duy trì vai trò “người đứng giữa” trong cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine. Sự “phân chia” - tách các vấn đề chính trị, chiến lược và kinh tế với việc thiết lập mối quan hệ công việc, là khía cạnh xác định trong mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Nga hiện nay.

Xuyên suốt cuộc xung đột ở Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ đã khá thành công trong việc duy trì sự cân bằng phức tạp giữa các đồng minh phương Tây và Nga - đối tác kinh tế quan trọng của Ankara. Chiến lược này thể hiện trong các cuộc đàm phán ngoại giao sâu rộng và trung gian hòa giải liên tục giữa Kiev và Moscow. Tuy nhiên, chịu sức ép ngày càng gia tăng từ cả 2 phía trong bối cảnh cuộc chiến kéo dài và leo thang, chiến lược “phân chia” của Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ mất đi tính bền vững và khả năng áp dụng trong vấn đề Ukraine.

Vai trò “người đứng giữa”

Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, Ankara đã thực hiện một nỗ lực đáng kể để chứng minh vị thế là thành viên đáng tin cậy của của NATO. Trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nước đầu tiên trong liên minh cung cấp cho Ukraine các hệ thống vũ khí quan trọng. Viện trợ quân sự của Ankara tập trung vào việc cung cấp máy bay không người lái (UAV), đặc biệt là UAV Bayraktar TB2 cho Kiev.

Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã cung cấp giải pháp cho một số vấn đề chiến lược cấp bách ở Ukraine. Vài ngày sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, Ankara đã nhanh chóng viện dẫn Công ước Montreux và đóng cửa Eo biển Dardanelles và Bosporus với tàu chiến Nga. Trong bối cảnh cảng Odessa bị phong tỏa và nguy cơ khủng hoảng lương thực, Ankara đã làm việc cùng với Liên Hợp Quốc để thiết lập một hành lang ngũ cốc, cho phép các tàu bị mắc kẹt ở cảng Ukraine có thể khởi hành và đưa ngũ cốc ra thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, với tư cách là trung gian, Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc trao đổi song phương và tị nạn chính trị. Ankara cũng đóng vai trò trong việc hỗ trợ trao đổi tù nhân giữa Nga và Ukraine vào cuối tháng 9/2022.

Sức ép từ cả hai phía

Tuy nhiên, khi Thổ Nhĩ Kỳ cố gắng chứng tỏ là một quốc gia NATO đáng tin cậy, vẫn còn những hạn chế về địa kinh tế. Thổ Nhĩ Kỳ có chung đường biên giới trên biển với Nga và sự cân bằng quyền lực giữa Moscow-Ankara rất quan trọng đối với an ninh ở khu vực Biển Đen. Hai nước cũng có những ràng buộc kinh tế không thể phủ nhận, chủ yếu trong lĩnh vực du lịch và thương mại. Bên cạnh đó, Nga đã nhiều lần tuyên bố họ sẵn sàng lấp đầy khoảng trống trong các yêu cầu an ninh cấp bách của Thổ Nhĩ Kỳ - những khiếm khuyết một phần được tạo ra bởi sai lầm trong chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như sự xao nhãng của phương Tây.

Đây là lý do mặc dù củng cố khả năng quân sự của Ukraine trước sự xâm lược của Nga, nhưng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng thể hiện sẵn sàng coi Su-35 như một sự thay thế cho kế hoạch hiện đại hóa F-16. Tương tự, Thổ Nhĩ Kỳ đang có một dự án năng lượng chiến lược với Nga, dưới hình thức Nhà máy điện hạt nhân Akkuyu, cũng như một thỏa thuận gần đây về dự án đường ống đưa khí đốt của Nga tới châu Âu.

Với việc Nga liên tiếp tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái nhằm vào các mục tiêu  bao gồm cả ở Kiev, Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn có thể quay lưng lại với Nga. Nhưng về mặt lý trí, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cần các đồng minh phương Tây phải thừa nhận những lo ngại về an ninh chính đáng của nước này. Ở thời điểm hiện tại, việc củng cố lòng tin giữa Thổ Nhĩ Kỳ và NATO là mục tiêu quan trọng.

Trong nhiều thập kỷ, chiến lược “phân chia” của Thổ Nhĩ Kỳ đã phát huy hiệu quả trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, trong vấn đề Ukraine, thời gian cho vai trò trung gian của Ankara có thể đã kết thúc.

Thực tế này thể hiện trong tuyên bố của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu vào đầu tháng 10/2022. Ông Cavusoglu tuyên bố rằng cả Ukraine và Nga đã “nhanh chóng rời xa ngoại giao” và rằng “một lệnh ngừng bắn khả thi” giữa hai bên cần phải được “thiết lập càng sớm càng tốt”.

Thế cân bằng ngày càng mong manh

Tuyên bố của Ngoại trưởng Cavusoglu chỉ mang tính hình thức, vì Thổ Nhĩ Kỳ vẫn phụ thuộc vào Nga trong một số lĩnh vực quan trọng khác nhau, bao gồm năng lượng, du lịch và an ninh.

Về năng lượng, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn phụ thuộc vào Nga với 45% nhu cầu khí đốt. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, vẫn chưa rõ liệu Thổ Nhĩ Kỳ có thể trả mức giá mà Nga yêu cầu hay không. Bất chấp những kế hoạch mới nhằm biến Thổ Nhĩ Kỳ thành một trung tâm trung chuyển khí đốt của Nga đến các thị trường châu Âu, việc đảm bảo nguồn cung qua đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ (TurkStream) vẫn nằm trong tay Nga. Đây là yếu tố rủi ro đối với cả Ankara và các đồng minh phương Tây.

Kế hoạch mới đề xuất thành lập một trung tâm phân phối ở Thổ Nhĩ Kỳ để Nga xuất khẩu nhiều khí đốt hơn sang châu Âu thông qua TurkStream. Mặc dù dự án mới này sẽ có lợi cho Tổng thống Erdogan ở trong nước, nhưng nó có thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào tình thế khó khăn hơn so với các đồng minh phương Tây - những nước đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

Về mặt tài chính, hệ thống ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng bị phương Tây gây sức ép. Điều này dẫn đến việc các ngân hàng lớn của Thổ Nhĩ Kỳ tạm ngừng thanh toán theo hệ thống Mir của Nga. Quyết định này cũng buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải cân nhắc các lựa chọn thay thế khác để thực hiện các giao dịch với Nga.

Chịu sức ép từ cả hai bên, Thổ Nhĩ Kỳ đang “đi trên lớp băng mỏng”, nhưng nghịch lý là “lớp băng” đó sẽ trở nên mỏng manh hơn khi mùa đông đến gần. Việc thúc đẩy Ankara quyết định hành động cùng với các đồng minh NATO sẽ liên quan đến một cuộc đối thoại cởi mở nhấn mạnh lợi ích chung, cũng như sự đồng cảm với Thổ Nhĩ Kỳ về các mối quan tâm và nhu cầu an ninh của Ankara./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bước đi âm thầm của Mỹ tăng sức ép lên Nga nhưng làm mất lòng Thổ Nhĩ Kỳ
Bước đi âm thầm của Mỹ tăng sức ép lên Nga nhưng làm mất lòng Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí kéo dài 35 năm với Cộng hòa Síp có thể phần nào gia tăng sức ép lên Nga nhưng không phải tất cả thành viên NATO đều hài lòng với quyết định này, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ

Bước đi âm thầm của Mỹ tăng sức ép lên Nga nhưng làm mất lòng Thổ Nhĩ Kỳ

Bước đi âm thầm của Mỹ tăng sức ép lên Nga nhưng làm mất lòng Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí kéo dài 35 năm với Cộng hòa Síp có thể phần nào gia tăng sức ép lên Nga nhưng không phải tất cả thành viên NATO đều hài lòng với quyết định này, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành trung tâm cung cấp khí đốt Nga sang châu Âu
Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành trung tâm cung cấp khí đốt Nga sang châu Âu

VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 13/10 đề xuất tăng cường xuất khẩu khí đốt qua Thổ Nhĩ Kỳ và biến nước này thành trung tâm cung cấp khí đốt Nga sang các nước châu Âu.

Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành trung tâm cung cấp khí đốt Nga sang châu Âu

Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành trung tâm cung cấp khí đốt Nga sang châu Âu

VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 13/10 đề xuất tăng cường xuất khẩu khí đốt qua Thổ Nhĩ Kỳ và biến nước này thành trung tâm cung cấp khí đốt Nga sang các nước châu Âu.

Thổ Nhĩ Kỳ xúc tiến vai trò trung gian để giải quyết xung đột Nga- Ukraine
Thổ Nhĩ Kỳ xúc tiến vai trò trung gian để giải quyết xung đột Nga- Ukraine

VOV.VN - Theo kế hoạch, ngày 13/10, Tổng thống Nga V.Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ T.Erdogan sẽ có cuộc gặp tại Astana, Kazakhstan, nhân hội nghị thượng đỉnh lần thứ VI về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở Châu Á.

Thổ Nhĩ Kỳ xúc tiến vai trò trung gian để giải quyết xung đột Nga- Ukraine

Thổ Nhĩ Kỳ xúc tiến vai trò trung gian để giải quyết xung đột Nga- Ukraine

VOV.VN - Theo kế hoạch, ngày 13/10, Tổng thống Nga V.Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ T.Erdogan sẽ có cuộc gặp tại Astana, Kazakhstan, nhân hội nghị thượng đỉnh lần thứ VI về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở Châu Á.