Trung Quốc xác lập “lằn ranh đỏ”, cuộc họp cấp cao Mỹ - Trung sẽ diễn biến thế nào?

VOV.VN - Với những lằn ranh đỏ và mục tiêu hiện đại hóa quân đội, hai phiên họp của Trung Quốc ảnh hưởng thế nào đến cuộc gặp cấp cao trực tiếp Mỹ - Trung đầu tiên?

Phiên họp của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc và Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc là 2 phiên họp quan trọng về việc thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021 - 2025) và Các mục tiêu dài hạn tới năm 2035 của nước này với sự tham gia của các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc. Một số tài liệu quan trọng được công bố sau 2 phiên họp trên đã cho thấy những ưu tiên ngoại giao trong và sau năm 2021 của Trung Quốc. Giữa bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan chuẩn bị gặp các quan chức ngoại giao Trung Quốc tại Alaska, có một số lý do để phía Washington cần "để tâm" đến 2 phiên họp này của Bắc Kinh.

Những lằn ranh đỏ

Mỹ cho biết nước này sẽ nêu hàng loạt vấn đề nhạy cảm, bao gồm cả vấn đề Hong Kong và Đài Loan trong cuộc gặp ở Alaska ngày 18/3 (giờ Mỹ).

"Chúng tôi tin rằng đây là cơ hội để trao đổi về mối quan hệ này như một mối quan hệ sẽ trải qua cạnh tranh chứ không phải xung đột. Chắc chắn sẽ có những vấn đề được nêu ra”, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki khẳng định trong một buổi họp báo hôm 17/3.

"Chúng tôi tin là sẽ có những phần trong cuộc trao đổi này gặp khó khăn. Có những vấn đề mà Tổng thống không ngại lên tiếng, dù đó là vấn đề nhân quyền, kinh tế hay công nghệ", bà Psaki cho hay.

Trong những ngày qua, một số quan chức Mỹ giấu tên đều bày tỏ rằng họ không có "những kỳ vọng không thực tế" vào cuộc gặp ở Alaska, sự kiện được tổ chức nhằm giúp 2 bên hiểu được lập trường của nhau thay vì đạt được bất kỳ đột phá đáng kể nào. Các nhà quan sát cũng cho rằng sẽ không có thông báo quan trọng hay tuyên bố song phương nào được đưa ra sau cuộc gặp.

Không bất ngờ khi Trung Quốc nhấn mạnh quan điểm nhất quán của nước này về vấn đề Hong Kong và Đài Loan. Theo National Interst, Mỹ có thể sẽ lên tiếng phản đối song hầu như khó có thể làm gì hơn. Chính quyền ông Biden có khả năng sẽ áp thêm các lệnh trừng phạt cũng như ban hành các tuyên bố đơn phương và đa phương song tình hình ở Hong Kong sẽ không thay đổi.

Đối với vấn đề Đài Loan cũng vậy. Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã thể hiện ý định sẽ sử dụng luật pháp để củng cố nguyên tắc Một Trung Quốc. Dù bất kỳ luật nào được thực thi, chính quyền ông Biden sẽ cần phân tích cẩn trọng và đưa ra các chính sách để không làm tổn hại đến các lợi ích của Mỹ. Dĩ nhiên, dưới sức ép chính trị, Tổng thống Biden có thể sẽ phản ứng bằng những tuyên bố cứng rắn và điều tàu hải quân đi qua Eo biển Đài Loan.

Mặc dù không là một phần chính trong các báo cáo khác nhau tại 2 phiên họp trên của Trung Quốc nhưng vấn đề Tân Cương, Tây Tạng vẫn sẽ là vấn đề mà Bắc Kinh lưu tâm tới trong suốt năm 2021. Đây cũng sẽ tiếp tục là điểm nóng gây ra những căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung.

Hiện đại hóa quân đội

Ngoài những vấn đề trên, Mỹ sẽ tiếp tục đối phó với xu hướng hiện đại hóa quân đội ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Một báo cáo của phiên họp Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiện đại hóa quân đội, nghĩa là các lực lượng sẽ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và nhanh nhạy. Để đáp ứng mục tiêu này, Bắc Kinh sẽ tăng ngân sách quốc phòng thêm 6,8% lên 200 tỷ USD và đó chỉ là một phần trong những gì Trung Quốc sẽ chi cho quân đội.

Mặc dù vẫn ít hơn nhiều so với ngân sách của Lầu Năm Góc nhưng tham vọng theo đuổi quyền lực của Trung Quốc ngày càng lớn và việc tập trung vào các vấn đề khu vực có thể khiến quân đội nước này hoạt động hiệu quả hơn so với các lực lượng của Mỹ ở Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Rõ ràng, Mỹ và Trung Quốc bất đồng với nhau về những vấn đề mà Bắc Kinh coi là "các lợi ích cốt lõi". Năm 2021, Trung Quốc sẽ tiếp tục nhấn mạnh đến những lằn ranh đỏ này và thực hiện các mục tiêu bằng việc gia tăng quyền lực quân sự. Chính quyền Tổng thống Biden sẽ phải cân nhắc thận trọng về khả năng của Bắc Kinh khi phác thảo và thực hiện chiến lược với Trung Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khác biệt lớn có thể khiến cuộc gặp Mỹ-Trung kết thúc trước khi bắt đầu
Khác biệt lớn có thể khiến cuộc gặp Mỹ-Trung kết thúc trước khi bắt đầu

VOV.VN - Mỹ và Trung Quốc đang đặt ra những kỳ vọng rất khác nhau đối với cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa hai bên, dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden. Điều này khiến các cuộc đàm phán dự kiến bắt đầu ở Alaska ngày 18/3 (theo giờ Mỹ) dường như đã có kết quả ngay trước khi diễn ra.

Khác biệt lớn có thể khiến cuộc gặp Mỹ-Trung kết thúc trước khi bắt đầu

Khác biệt lớn có thể khiến cuộc gặp Mỹ-Trung kết thúc trước khi bắt đầu

VOV.VN - Mỹ và Trung Quốc đang đặt ra những kỳ vọng rất khác nhau đối với cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa hai bên, dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden. Điều này khiến các cuộc đàm phán dự kiến bắt đầu ở Alaska ngày 18/3 (theo giờ Mỹ) dường như đã có kết quả ngay trước khi diễn ra.

Căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng bên thềm cuộc gặp cấp cao tại Alaska
Căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng bên thềm cuộc gặp cấp cao tại Alaska

VOV.VN - Căng thẳng Mỹ-Trung hiện đang gia tăng trong bối cảnh quan chức cấp cao hai nước chuẩn bị có cuộc gặp tại Alaska ngày 18/3. Đây được coi là cuộc gặp cấp cao gây tranh cãi đầu tiên giữa hai nước dưới thời chính quyền tân Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng bên thềm cuộc gặp cấp cao tại Alaska

Căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng bên thềm cuộc gặp cấp cao tại Alaska

VOV.VN - Căng thẳng Mỹ-Trung hiện đang gia tăng trong bối cảnh quan chức cấp cao hai nước chuẩn bị có cuộc gặp tại Alaska ngày 18/3. Đây được coi là cuộc gặp cấp cao gây tranh cãi đầu tiên giữa hai nước dưới thời chính quyền tân Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ không đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc gặp ở Alaska
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ không đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc gặp ở Alaska

VOV.VN - Ngày 17/3, phát biểu trước truyền thông Trung Quốc về cuộc gặp cấp cao Trung-Mỹ tại Alaska, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải cho biết, Bắc Kinh không đặt quá nhiều kỳ vọng vào cuộc gặp này.

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ không đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc gặp ở Alaska

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ không đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc gặp ở Alaska

VOV.VN - Ngày 17/3, phát biểu trước truyền thông Trung Quốc về cuộc gặp cấp cao Trung-Mỹ tại Alaska, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải cho biết, Bắc Kinh không đặt quá nhiều kỳ vọng vào cuộc gặp này.