Vaccine Covid-19 chống chọi biến thể Delta như thế nào?

VOV.VN - Biến chủng Delta xuất hiện lần đầu tại Ấn Độ đang gây ra lo ngại khi đây là nguyên nhân khiến đại dịch diễn biến phức tạp ở nhiều nước, đồng thời đặt ra câu hỏi về hiệu quả của các loại vaccine Covid-19.

Tổng thống Joe Biden hôm 6/7 cho biết, biến thể Delta hiện chiếm 1/2 trong số ca mắc Covid-19 ở nhiều khu vực của Mỹ. Đồng thời, ông Biden thúc giục những người chưa tiêm chủng hãy đi tiêm vaccine, trong bối cảnh Mỹ đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể số ca mắc mới do biến thể Delta lây truyền nhanh. Lời kêu gọi của ông Biden cũng kèm theo những cam kết về hiệu quả của vaccine Covid-19 hiện có ở Mỹ.

“Người dân Mỹ được tiêm chủng đầy đủ có mức độ bảo vệ cao từ vaccine, bao gồm cả việc chống lại biến thể Delta”, ông Biden nói trong một cuộc họp báo, chỉ ra rằng hầu như tất cả các ca nhập viện và tử vong do Covid-19 trong những tháng gần đây đều nằm trong số những người chưa tiêm chủng.

“Biến thể Delta rất dễ lây lan. Điều này khiến biến thể này trở nên nguy hiểm vì nhiều khả năng nó sẽ tấn công những người chưa tiêm chủng”, dược sĩ và lãnh đạo y tế công cộng John Grabenstein cho biết.

Biến thể Delta đang lây truyền nhanh tại Mỹ trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng của nước này giảm. Các báo cáo gần đây về việc hiệu quả của vaccine Covid-19 giảm đã gây ra nhiều lo ngại, ngay cả đối với những người đã tiêm chủng đầy đủ.

Vaccine Covid-19 có hiệu quả ra sao trước biến thể Delta?

Có 2 cách để trả lời câu hỏi trên. Một là phân tích mẫu máu của những người đã tiêm chủng đầy đủ.

Các nhà khoa học có thể lấy kháng thể SARS-CoV-2 có trong máu và thử nghiệm chúng chống lại các biến thể. Một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng, các loại vaccine đang được sử dụng có thể chống lại biến thể Delta, cũng như giảm tỷ lệ nhập viện do Covid-19.

Cách thứ hai để xác định hiệu quả của vaccine trước biến thể Delta là quan sát những gì đang xảy ra trong thực tế theo mốc thời gian thực.

“Rất khó để chuyển dữ liệu trong phòng thí nghiệm thành những điều sẽ xảy ra trong thực tế”, Tiến sĩ David Wohl, giáo sư y khoa của khoa bệnh truyền nhiễm tại Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill, cho biết.

Đó là lý do tại sao các nhà khoa học nên tìm đến những nước như Anh, nơi hiện biến thể Delta chiếm gần 100% các ca mắc Covid-19. Mặc dù có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn Mỹ, với 68% người dân đã tiêm ít nhất một liều vaccine, so với gần 55% ở Mỹ, các ca mắc bệnh đang gia tăng ở Anh.

“Tôi thực sự lo lắng về những gì đang diễn ra ở Anh. Nếu bạn đang chờ đợi một khoảnh khắc kỳ diệu nào đó để tiêm chủng. Chính là ngay lúc này’, ông Wohl nói.

Các chuyên gia cho biết, các báo cáo từ Israel về sự giảm sút hiệu quả của vaccine trong việc chống lại biến thể Delta đang thu hút sự chú ý vì quốc gia này đã tiêm vaccine cho phần lớn dân số và hiện đang chứng kiến sự gia tăng số ca mắc Covid-19 liên quan đến biến thể Delta. Một nghiên cứu gần đây tại Israel cho thấy, vaccine Pfizer chỉ có hiệu quả 64% trong việc ngăn ngừa tình trạng mắc bệnh có triệu chứng ở những người đã tiêm chủng đầy đủ.

Đồng thời, báo cáo chỉ ra rằng, vaccine Pfizer có hiệu quả 93% trong việc ngăn ngừa các ca nhập viện và mắc bệnh nặng. Theo các chuyên gia, đây là một lợi ích đáng kể của vaccine này. 

“Có thể vaccine không ngăn ngừa được những ca mắc bệnh nhẹ nhưng nó có thể ngăn ngừa các ca mắc bệnh thực sự nghiêm trọng, điều mà chúng tôi lo sợ nhất”, ông Grabenstein nói.  

Các chuyên gia đã nghi ngờ về báo cáo từ Bộ Y tế Israel, phần lớn do các tác giả của nghiên cứu đã bỏ qua việc cung cấp chi tiết về cách họ thực hiện nghiên cứu.

“Giả sử những dữ liệu này là chính xác, điều này cho chúng ta thấy rằng việc tiêm chủng hiện nay thậm chí còn cấp bách hơn bao giờ hết”, Tiến sĩ Jesse Goodman, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và giáo sư y khoa tại Trung tâm y tế Đại học Georgetown, Washington, cho biết.

Pfizer chưa đưa ra bình luận về nghiên cứu của Israel, nhưng công ty dược phẩm này chỉ ra rằng, dữ liệu của những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về phản ứng của vaccine đối với biến thể Delta được công bố vào đầu tháng 6 cho thấy, vaccine đã vô hiệu hóa biến thể này dù với khả năng thấp hơn so với các chủng trước đó. Bên cạnh đó, một báo cáo gần đây từ Cơ quan Y tế Công cộng Anh cho thấy, 2 liều vaccine Pfizer có hiệu quả 96% trong việc ngăn chặn các ca nhập viện do biến thể Delta.

Ông Grabenstein nói rằng, ngay cả khi dữ liệu cuối cùng được xác nhận, ông cũng không bận tâm bởi “tôi rất yên tâm với việc vaccine hiệu quả 93% chống lại các ca mắc bệnh thực sự nghiêm trọng”.

Những người đã tiêm chủng có lây truyền SARS-CoV-2 không?

Theo NBC News, tiêm vaccine không có nghĩa là để ngăn ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2. Nhiệm vụ của vaccine là làm giảm các ca nhập viện và mắc bệnh nặng do Covid-19.

Phần lớn các trường hợp lây nhiễm đột phá ở những người đã tiêm chủng đầy đủ có xu hướng nhẹ hơn hoặc không có triệu chứng. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa thể trả lời cho câu hỏi liệu một người mang mầm bệnh không có triệu chứng có thể lây truyền virus sang những người dễ bị tổn thương hay không, chẳng hạn như những người chưa tiêm chủng, trẻ em dưới 12 tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch bị tổn thương.

Tiến sĩ Goodman cho biết, những người mắc Covid-19 đã tiêm chủng đầy đủ có lượng virus SARS-CoV-2 trong cơ thể thấp hơn và do đó có ít khả năng lây truyền virus cho người khác. Theo ông Goodman, thời gian mắc bệnh của bệnh nhân đã tiêm vaccine cũng sẽ ngắn hơn.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ đã điều chỉnh hướng dẫn cho những người dân đã tiêm chủng đầy đủ không cần đeo khẩu trang trong nhà hoặc ngoài trời.

Không biết liệu CDC có khôi phục các khuyến nghị đeo khẩu trang hay không nhưng các chuyên gia cho biết, khi mức độ lây truyền của biến thể Delta ở những người đã tiêm chủng đầy đủ vẫn chưa được biết rõ, họ vẫn sẽ tiếp tục đeo khẩu trang trong nhà khi ở gần những người mà họ không biết, chẳng hạn như tại cửa hàng tạp hóa, rạp chiếu phim hoặc trên các phương tiện giao thông công cộng.

“Tôi chưa bao giờ thay đổi hành vi của mình và tôi đã tiêm phòng đầy đủ. Nếu tôi ở trong nhà, xung quanh những người có thể chưa được tiêm chủng, tôi sẽ đeo khẩu trang. Với sự lây lan rộng của biến thể Delta, đó là điều chúng ta nên làm”, ông Wohl nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các nước điều chỉnh kế hoạch tiêm vaccine để đối phó với biến thể Delta
Các nước điều chỉnh kế hoạch tiêm vaccine để đối phó với biến thể Delta

VOV.VN - Biến thể Delta phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ đang đặt thế giới vào giai đoạn nguy hiểm. Các nước ngay lập tức điều chỉnh kế hoạch tiêm vaccine bao gồm tiêm kết hợp các loại vaccine, khuyến cáo tiêm liều thứ 3 đối với người có hệ miễn dịch yếu...

Các nước điều chỉnh kế hoạch tiêm vaccine để đối phó với biến thể Delta

Các nước điều chỉnh kế hoạch tiêm vaccine để đối phó với biến thể Delta

VOV.VN - Biến thể Delta phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ đang đặt thế giới vào giai đoạn nguy hiểm. Các nước ngay lập tức điều chỉnh kế hoạch tiêm vaccine bao gồm tiêm kết hợp các loại vaccine, khuyến cáo tiêm liều thứ 3 đối với người có hệ miễn dịch yếu...

Biến thể Lambda có thể kháng vaccine Covid-19, lây truyền nhanh hơn Delta
Biến thể Lambda có thể kháng vaccine Covid-19, lây truyền nhanh hơn Delta

VOV.VN - Lambda, biến thể SARS-CoV-2 phát hiện lần đầu tiên ở Peru, đang khiến các chuyên gia ở Mỹ Latin lo lắng về những đột biến bất thường ở biến chủng này.

Biến thể Lambda có thể kháng vaccine Covid-19, lây truyền nhanh hơn Delta

Biến thể Lambda có thể kháng vaccine Covid-19, lây truyền nhanh hơn Delta

VOV.VN - Lambda, biến thể SARS-CoV-2 phát hiện lần đầu tiên ở Peru, đang khiến các chuyên gia ở Mỹ Latin lo lắng về những đột biến bất thường ở biến chủng này.

Từ châu Á đến châu Âu, thế giới chạy đua tiêm chủng nhằm đối phó với biến thể Delta
Từ châu Á đến châu Âu, thế giới chạy đua tiêm chủng nhằm đối phó với biến thể Delta

VOV.VN - Các chính phủ trên khắp thế giới đã phải tăng tốc chiến dịch tiêm chủng nhằm chạy đua với các biển thể mới để những nỗ lực thời gian qua không bị trôi sông đổ biển.

Từ châu Á đến châu Âu, thế giới chạy đua tiêm chủng nhằm đối phó với biến thể Delta

Từ châu Á đến châu Âu, thế giới chạy đua tiêm chủng nhằm đối phó với biến thể Delta

VOV.VN - Các chính phủ trên khắp thế giới đã phải tăng tốc chiến dịch tiêm chủng nhằm chạy đua với các biển thể mới để những nỗ lực thời gian qua không bị trôi sông đổ biển.