Sau Thượng đỉnh EU, bà Merkel vẫn bất đồng với đảng CSU

VOV.VN - Những đề xuất mà bà Merkel đưa ra vẫn chưa phải là câu trả lời cho cuộc khủng hoảng tị nạn mà nước Đức đang phải đối mặt.

Bất chấp việc các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đạt được thoả thuận về vấn đề tị nạn trong Hội nghị Thượng đỉnh của khối cuối tuần qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel vẫn tiếp tục phải đối mặt với sức ép từ phía đảng liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU).

Bất ổn trên chính trường Đức vẫn chưa chấm dứt và tương lai của nữ Thủ tướng Angela Merkel tiếp tục bị đe doạ khi lãnh đạo đảng liên minh Xã hội Cơ đốc giáo – CSU và cũng là Bộ trưởng Nội vụ Đức, ông Horst Seehofer, tiếp tục phản đối cách thức xử lý vấn đề người tị nạn của bà Merkel.

Phát biểu trước báo giới Đức trong ngày Chủ nhật (1/7), sau cuộc họp của đảng CSU, ông Seehofer cho rằng, cuộc gặp với bà Merkel trước đó 1 ngày là “vô ích và vô tác dụng” vì những đề xuất mà bà Merkel đưa ra vẫn chưa phải là câu trả lời cho cuộc khủng hoảng tị nạn mà nước Đức đang phải đối mặt.

Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Ảnh: Getty Images)
Trước đó, bà Merkel thông báo trên truyền hình Đức rằng, sau khi Liên minh châu Âu đạt được thoả thuận về tị nạn tại Hội nghị Thượng đỉnh, nước Đức cũng đã ký được thoả thuận song phương với 14 nước nhằm kiểm soát dòng tị nạn thứ cấp, tức những người tị nạn lưu chuyển trong nội bộ các nước EU.

Tuy nhiên, thông tin này bị nhiều nước như Ba Lan, Hungary, CH Séc hay Slovakia bác bỏ. Trong khi đó, phía đảng CSU cho rằng, nội dung thoả thuận mà châu Âu vừa đạt được quá thiếu ràng buộc về pháp lý và cũng không đưa ra các biện pháp cụ thể và ngay lập tức. Vì thế, CSU muốn có một chính sách cứng rắn hơn.

Trên thực tế, giới phân tích tại châu Âu cho rằng, chính phủ nhiều nước châu Âu bắt đầu hoài nghi rất nhiều tính hiệu quả của thoả thuận về tị nạn mà EU vừa đạt được. Lý do là vì các biện pháp được nhắc đến, như xây dựng trung tâm tiếp nhận tị nạn ở ngoài biên giới EU hay các trại khép kín trên lãnh thổ EU, đều chỉ có tính “tự nguyện” mà không bắt buộc nên nhiều nước sẽ từ chối thực hiện.

Đó cũng là lý do mà đảng CSU cho rằng bà Merkel chưa đáp ứng được yêu sách mà đảng này đưa ra cách đây 15 ngày, đó là nếu bà Merkel không tìm được một thoả thuận toàn diện nhằm chặn các làn sóng tị nạn bất hợp pháp đổ về Đức, đảng này có thể sẽ chấm dứt liên minh với đảng Dân chủ Cơ đốc giáo - CDU của bà Merkel và khi đó chính phủ Đức sẽ sụp đổ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hungary không ký thỏa thuận hồi hương người tị nạn với Đức
Hungary không ký thỏa thuận hồi hương người tị nạn với Đức

VOV.VN -Chính phủ Hungary ngày 30/6 đã lên tiếng bác bỏ thông tin nói rằng, nước này đã đạt được một thỏa thuận với Đức về hồi hương người tị nạn.

Hungary không ký thỏa thuận hồi hương người tị nạn với Đức

Hungary không ký thỏa thuận hồi hương người tị nạn với Đức

VOV.VN -Chính phủ Hungary ngày 30/6 đã lên tiếng bác bỏ thông tin nói rằng, nước này đã đạt được một thỏa thuận với Đức về hồi hương người tị nạn.

EU đau đầu giải quyết số phận của các trại tị nạn
EU đau đầu giải quyết số phận của các trại tị nạn

VOV.VN - Các thành viên của EU vẫn chưa tìm được ra được một giải pháp hiệu quả cho vấn đề duy trì các trung tâm tị nạn.

EU đau đầu giải quyết số phận của các trại tị nạn

EU đau đầu giải quyết số phận của các trại tị nạn

VOV.VN - Các thành viên của EU vẫn chưa tìm được ra được một giải pháp hiệu quả cho vấn đề duy trì các trung tâm tị nạn.

Thoả thuận của EU về người tị nạn có ý nghĩa chính trị hơn thực chất
Thoả thuận của EU về người tị nạn có ý nghĩa chính trị hơn thực chất

VOV.VN - Thoả thuận mà lãnh đạo các nước EU đạt được tại Brussels tạm tháo được ngòi nổ của những cuộc khủng hoảng ở châu Âu nhưng vẫn đặt ra rất nhiều vấn đề.

Thoả thuận của EU về người tị nạn có ý nghĩa chính trị hơn thực chất

Thoả thuận của EU về người tị nạn có ý nghĩa chính trị hơn thực chất

VOV.VN - Thoả thuận mà lãnh đạo các nước EU đạt được tại Brussels tạm tháo được ngòi nổ của những cuộc khủng hoảng ở châu Âu nhưng vẫn đặt ra rất nhiều vấn đề.