Thách thức “bủa vây” tân Tổng thống Iran Ibrahim Raisi

VOV.VN - Tối 5/8 (giờ địa phương), ông Ibrahim Raisi, 60 tuổi, chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Iran, sau khi giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử hồi tháng 6/2021, theo đó sẽ lãnh đạo quốc gia Trung Đông này trong nhiệm kỳ 4 năm tới.

Lễ nhậm chức của vị Tổng thống thứ 8 của Iran diễn ra trong bối cảnh quốc gia này đang phải đối mặt với không ít thách thức từ cả bên trong lẫn bên ngoài đất nước.

Nguyên thủ các quốc gia trong khu vực như Tổng thống Iraq, Thủ tướng Algeria, Tổng thống Afghanistan cùng quan chức cấp cao nhiều quốc gia khác, nhiều tổ chức quốc tế, từ khắp các châu lục, hôm nay đã cùng tới thủ đô Tehran của Iran, để chúc mừng và dự lễ tuyên thệ nhậm chức của tân Tổng thống Ibrahim Raisi. Buổi lễ dự kiến diễn ra vào lúc 17h chiều nay (theo giờ địa phương), tức 19h30 tối nay (theo giờ Việt Nam).

Trước lễ nhậm chức, ông Ibrahim Raisi đã gặp gỡ nhiều vị khách mời quốc tế, cam kết đẩy mạnh các hợp tác song phương với các quốc gia trong nhiều lĩnh vực, ủng hộ các giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột như tại Yemen và Afghanistan; đồng thời lên án các lệnh trừng phạt “bất hợp pháp” của Mỹ đối với Iran nói riêng cũng như một số quốc gia khác.

Hãng truyền thông Aljazeera nhận định, thông qua danh sách các khách mời, tân Tổng thống Iran đã thể hiện phần nào chính sách đối ngoại thiên về “hướng Đông” của mình, ưu tiên cải thiện mối quan hệ với các quốc gia láng giềng, kỳ vọng vào Nga, Trung Quốc sẽ hỗ trợ vực dậy nền kinh tế vốn đang “đầy rẫy khó khăn” của Iran hiện nay.

Tuy nhiên, đó là chính sách đối ngoại về lâu dài. Trước mắt thế giới đang rất quan tâm đến việc Mỹ và Iran có quay trở lại tuân thủ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 hay không? Câu hỏi này vừa mới được tân Tổng thống Iran trả lời một cách rõ ràng rằng: “Chúng tôi chắc chắn sẽ theo đuổi việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, nhưng chúng tôi cũng chắc chắn sẽ không để lệnh trừng phạt ảnh hưởng đến khả năng tài chính của người dân và nền kinh tế. Chúng tôi sẽ không để các lệnh trừng phạt như ý muốn của các thế lực bên ngoài”.

Dù ông Raisi ủng hộ việc trở lại tuân thủ thỏa thuận hạt nhân 2015, song tiến trình đàm phán tại Vienna (Áo) để đưa Mỹ và Iran trở lại thỏa thuận này đang gặp không ít trở ngại. Mỹ lo ngại không còn nhiều thời gian để đối thoại khi mà chương trình hạt nhân Iran đang đạt được tiến bộ và tiến gần hơn tới vũ khí hạt nhân. Còn Iran vẫn kiên quyết với những đòi hỏi mà phía Mỹ đang cho là “quá mức” và khó có thể đáp ứng.

Trong khi, Israel và một số quốc gia Arab cũng rất quan tâm đến thỏa thuận hạt nhân Iran và nhiều lần bày tỏ với đồng minh Mỹ nên đưa các vấn đề tên lửa và sự ảnh hưởng của Iran vào đàm phán. Nhiều ngày nay, các nước phương Tây và Arab đã tạo ra sức ép vô cùng lớn khi cáo buộc Iran tấn công và cướp các tàu chở dầu khi đi qua vùng Vịnh. Các nước đe dọa sẽ có hành động quốc tế chung chống lại Iran, thậm chí Israel khẳng định có thể hành động một mình để chống lại Iran.

Phản ứng lại, Iran bác bỏ mọi cáo buộc, chỉ trích các nước đang tạo ra sự leo thang căng thẳng, đồng thời cho biết các lực lượng vũ trang Iran luôn sẵn sang đáp trả mọi mối đe dọa.

Căng thẳng với các nước phương Tây và một số quốc gia trong khu vực gia tăng đang là một thách thức vô cùng lớn ngay trong những ngày đầu nhậm chức của ông Ibrahim Raisi. Trong khi đó, nền kinh tế đất nước vốn đang trong giai đoạn khó khăn, làn sóng dịch bệnh Covid-19 mới lại bùng phát, cộng với thiên tai, hạn hán xảy ra tại nhiều khu vực Iran, cùng cuộc chiến chống tham nhũng đầy khó khăn trong chính quyền, lại đang là những thách thức nội tại đang chờ đợi vị tổng thống thứ 8 của Iran đương đầu giải quyết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thêm vụ tàu chở dầu bị cướp ngoài khơi UAE, Iran lại đứng trước mũi sào chỉ trích
Thêm vụ tàu chở dầu bị cướp ngoài khơi UAE, Iran lại đứng trước mũi sào chỉ trích

VOV.VN - Chính phủ Mỹ và Anh đang tìm cách xác minh thông tin liên quan tới việc một tàu chở dầu treo cờ Panama bị cướp ngoài khơi bờ biển Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), chỉ 5 ngày sau cuộc tấn công nhằm vào một tàu chở dầu trên vịnh Oman.

Thêm vụ tàu chở dầu bị cướp ngoài khơi UAE, Iran lại đứng trước mũi sào chỉ trích

Thêm vụ tàu chở dầu bị cướp ngoài khơi UAE, Iran lại đứng trước mũi sào chỉ trích

VOV.VN - Chính phủ Mỹ và Anh đang tìm cách xác minh thông tin liên quan tới việc một tàu chở dầu treo cờ Panama bị cướp ngoài khơi bờ biển Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), chỉ 5 ngày sau cuộc tấn công nhằm vào một tàu chở dầu trên vịnh Oman.

“Cuộc chiến bóng đêm” Iran – Israel sau vụ tàu chở dầu bị tấn công trên biển Arab
“Cuộc chiến bóng đêm” Iran – Israel sau vụ tàu chở dầu bị tấn công trên biển Arab

VOV.VN - Vụ tàu chở dầu của Israel bị tấn công có nguy cơ làm leo thang hơn nữa cuộc cạnh tranh ngầm âm ỉ giữa Israel và Iran ở vùng biển Arab vốn sóng gió nhiều năm qua.

“Cuộc chiến bóng đêm” Iran – Israel sau vụ tàu chở dầu bị tấn công trên biển Arab

“Cuộc chiến bóng đêm” Iran – Israel sau vụ tàu chở dầu bị tấn công trên biển Arab

VOV.VN - Vụ tàu chở dầu của Israel bị tấn công có nguy cơ làm leo thang hơn nữa cuộc cạnh tranh ngầm âm ỉ giữa Israel và Iran ở vùng biển Arab vốn sóng gió nhiều năm qua.

Ông Raisi chính thức là Tổng thống Iran: Luồng gió mới vực dậy đất nước?
Ông Raisi chính thức là Tổng thống Iran: Luồng gió mới vực dậy đất nước?

VOV.VN - Một chính sách “mạnh mẽ” mà tân Tổng thống Iran cam kết được kỳ vọng sẽ vực dậy một nền kinh tế đang oằn mình đối phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ, đại dịch Covid-19 và những vấn đề còn tồn tại ở quốc gia Hồi giáo này.

Ông Raisi chính thức là Tổng thống Iran: Luồng gió mới vực dậy đất nước?

Ông Raisi chính thức là Tổng thống Iran: Luồng gió mới vực dậy đất nước?

VOV.VN - Một chính sách “mạnh mẽ” mà tân Tổng thống Iran cam kết được kỳ vọng sẽ vực dậy một nền kinh tế đang oằn mình đối phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ, đại dịch Covid-19 và những vấn đề còn tồn tại ở quốc gia Hồi giáo này.