Thế giới vẫn phải căng mình đối phó với dịch Covid-19

VOV.VN - Sau hơn 8 tháng kể từ khi dịch Covid-19, đến nay nhiều nước vẫn phải căng mình đối phó với làn sóng lây nhiễm tiếp theo của đại dịch này.

Theo thống kê mới nhất, tính đến chiều nay (giờ Việt Nam) số người mắc Covid-19 trên toàn cầu đã vượt 23,3 triệu ca, trong đó hơn 808.000 người tử vong. Như vậy, số người chết vì đại dịch Covid-19 trên thế giới đã tăng gấp đôi kể từ ngày 6/6, trong đó riêng 17 ngày trở lại đây.

Châu Mỹ Latin tiếp tục là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm hơn một nửa số ca tử vong toàn cầu. Mỹ là tâm dịch lớn nhất với hơn 5,8 triệu ca mắc, trong đó hơn 180.000 người đã tử vong. Tiếp đến là Brazil với gần 3,6 triệu ca mắc, trong đó hơn 114 nghìn người chết. Số người mắc Covid-19 tại Ấn Độ cũng chính thức cán mốc 3 triệu ca, trong đó gần 57.000 người chết.

the gioi van phai cang minh doi pho voi dich covid-19 hinh 1
Điều trị bệnh nhân Covid-19 ở Nga. Ảnh: RIA.

Dịch đang có xu hướng bùng phát mạnh trở lại ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả ở những nước từng kiểm soát được đại dịch. Tại Tây Âu, đặc biệt Tây Ban Nha, Italy, Đức và Pháp, đang chứng kiến tốc độ bùng phát Covid-19 chưa từng thấy nhiều tháng trở lại đây. Như tại Italy, một trong những quốc gia bùng phát đại dịch Covid-19 đầu tiên tại châu Âu, lần đầu tiên số ca mắc Covid-19 mới trong ngày vượt 1.000 ca kể từ ngày 12/5. Riêng ở thủ đô Rome, số ca nhiễm mới trong ngày là 215 ca, cao nhất kể từ mốc 208 ca nhiễm mới trong ngày ghi nhận vào ngày 28/3. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do số người ồ ạt trở về sau các kỳ nghỉ trong nước và nước ngoài.

Tuy vậy, bất chấp các ca nhiễm tăng cao, một số nước trong đó có Italy, Pháp loại trừ khả năng phải phong tỏa toàn  quốc mà thay vào đó là các biện pháp hạn chế theo từng địa phương cụ thể.

Tại châu Á, Hàn Quốc trở thành quốc gia mới nhất tuyên bố tăng cường các biện pháp kiểm dịch để ngăn làn sóng bùng phát mới sau khi ghi nhận 397 ca mắc Covid-19 trong vòng 24 giờ qua, cao nhất kể từ tháng 3. Trước tình hình dịch bệnh ngày càng lan rộng, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định  thực thi giãn cách xã hội cấp độ 2 nghiêm ngặt hơn trên toàn quốc từ ngày 23/8.

Phát biểu tại một cuộc họp báo Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc Park Neung-hoo nói: “Chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng dịch Covid-19 tiếp tục lây lan nhanh trong toàn quốc. Nếu chúng ta không kiềm chế sự lây lan trong giai đoạn này, thì dịch phát triển thành một đợt bùng phát quy mô lớn. Đối với chúng tôi, không có gì quan trọng hơn là tập trung vào việc ứng phó với đại dịch Covid-19".

Về nguyên tắc, Chính phủ Hàn Quốc sẽ cấm tụ tập, tổ chức sự kiện trên 50 người trong nhà và trên 100 người ngoài trời, dừng hoạt động toàn bộ 12 loại hình cơ sở có rủi ro lây nhiễm cao như sàn nhảy, phòng hát karaoke, ăn buffet, quán Internet và các cơ sở trong nhà thuộc quản lý của Nhà nước.

Hiện ở khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận, chính quyền địa phương đã nâng mức giãn cách xã hội lên tương đương cấp độ 3, cấp độ cao nhất trong thang bậc giãn cách xã hội ở Hàn Quốc. Theo đó, tất cả các cuộc biểu tình, tụ tập trên 10 người bị cấm tại các địa phương này cho đến đêm 30/8.

Nghiêm trọng hơn, hôm qua, Philippines ghi nhận hơn 4 nghìn ca nhiễm mới trong ngày thứ 5 liên tiếp, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên hơn 187.000 và có ít nhất 2.966 trường hợp tử vong. 

Nhận định về tình hình đại dịch Covid-19 hiện nay, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros cho rằng, thế giới có thể kiểm soát được đại dịch sau khoảng 2 năm nữa với việc tận dụng mọi công cụ đối phó sẵn có. Theo Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, khi chưa có vaccine chứng minh được hiệu quả, công cụ tối ưu nhất của các chính phủ vẫn là phong tỏa, thực thi giãn cách xã hội và mở rộng xét nghiệm, truy vết và cách ly.

"Bởi vì thế giới chúng ta kết nối với nhau nhiều hơn, virus có cơ hội lây lan nhanh hơn. Nhưng chúng ta cũng có công nghệ và kiến thức để ngăn chặn dịch bệnh. Vì vậy, chúng tôi hy vọng đại dịch này sẽ kết thúc trong vòng hai năm, đặc biệt nếu chúng ta có thể nỗ lực cùng nhau với sự đoàn kết, cùng  với việc sử dụng tối đa các công cụ sẵn có và hy vọng có thêm các công cụ bổ sung như vaccine, tôi nghĩ, chúng ta có thể khống chế hoàn toàn được dịch trong khoảng thời gian ngắn hơn so với dịch cúm năm 1918"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại dịch Covid-19 làm giảm tỷ lệ ủng hộ chính phủ Nhật Bản
Đại dịch Covid-19 làm giảm tỷ lệ ủng hộ chính phủ Nhật Bản

VOV.VN - Tỷ lệ ủng hộ chính phủ Nhật Bản đang giảm xuống mức rất thấp mà một trong các nguyên nhân là đại dịch Covid-19.

Đại dịch Covid-19 làm giảm tỷ lệ ủng hộ chính phủ Nhật Bản

Đại dịch Covid-19 làm giảm tỷ lệ ủng hộ chính phủ Nhật Bản

VOV.VN - Tỷ lệ ủng hộ chính phủ Nhật Bản đang giảm xuống mức rất thấp mà một trong các nguyên nhân là đại dịch Covid-19.

Hiện thực hóa cam kết, Mỹ và đồng minh rút quân khỏi căn cứ quân sự Taji ở Iraq
Hiện thực hóa cam kết, Mỹ và đồng minh rút quân khỏi căn cứ quân sự Taji ở Iraq

VOV.VN - Các binh sĩ thuộc liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu ở Iraq từ hôm 23/8 sẽ rút dần khỏi căn cứ quân sự Taji, trao quyền kiểm soát cho an ninh sở tại.

Hiện thực hóa cam kết, Mỹ và đồng minh rút quân khỏi căn cứ quân sự Taji ở Iraq

Hiện thực hóa cam kết, Mỹ và đồng minh rút quân khỏi căn cứ quân sự Taji ở Iraq

VOV.VN - Các binh sĩ thuộc liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu ở Iraq từ hôm 23/8 sẽ rút dần khỏi căn cứ quân sự Taji, trao quyền kiểm soát cho an ninh sở tại.

Mỹ thúc đẩy bình thường hóa quan hệ giữa Israel với Saudi, Bahrain và Oman
Mỹ thúc đẩy bình thường hóa quan hệ giữa Israel với Saudi, Bahrain và Oman

VOV.VN - Con rể Tổng thống Mỹ Trump dự kiến tới 3 nước Arab là Saudi Arabia, Bahrain và Oman để thúc đẩy các nước này bình thường hóa quan hệ với Israel.

Mỹ thúc đẩy bình thường hóa quan hệ giữa Israel với Saudi, Bahrain và Oman

Mỹ thúc đẩy bình thường hóa quan hệ giữa Israel với Saudi, Bahrain và Oman

VOV.VN - Con rể Tổng thống Mỹ Trump dự kiến tới 3 nước Arab là Saudi Arabia, Bahrain và Oman để thúc đẩy các nước này bình thường hóa quan hệ với Israel.