Trung Quốc cung cấp cho Trung Á gần 4 tỷ USD vốn và viện trợ không hoàn lại

VOV.VN - Phát biểu tại Thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á vào sáng 19/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố nước này sẽ cung cấp cho các nước Trung Á vốn và viện trợ không hoàn lại tổng cộng 26 tỷ nhân dân tệ (khoảng 3,76 tỷ USD), đồng thời hỗ trợ các nước đó tăng cường thực thi pháp luật, xây dựng năng lực quốc phòng và an ninh.

Theo Tân Hoa xã, ông Tập Cận Bình có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á và đã đưa ra “đề xuất 8 điểm” về hợp tác giữa Trung Quốc và các nước Trung Á, trong đó Trung Quốc sẽ cung cấp hỗ trợ vốn và viện trợ không hoàn lại cho các nước Trung Á, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ các nước này tăng cường thực thi pháp luật, xây dựng năng lực quốc phòng và an ninh, hỗ trợ các nước bảo vệ an ninh khu vực và chống khủng bố, hợp tác an ninh mạng.

Ông Tập Cận Bình cũng đưa ra các đề xuất tăng cường xây dựng cơ chế, mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại, tăng cường kết nối, mở rộng hợp tác năng lượng, thúc đẩy đổi mới xanh và tăng cường đối thoại văn minh. Ông Tập Cận Bình chỉ ra rằng, cần kiên trì an ninh chung, cùng thực hiện các sáng kiến an ninh toàn cầu, kiên quyết phản đối các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của các nước trong khu vực và kích động “cách mạng màu”, giải quyết các vấn đề khó khăn về an ninh khu vực và cùng hợp tác xây dựng một cộng đồng chung không có xung đột và luôn hòa bình.

Theo ông Tập Cận Bình, Trung Á có lợi thế địa lý độc đáo, có cơ sở, điều kiện và khả năng trở thành đầu mối kết nối quan trọng của lục địa Á – Âu, Trung Á có thể góp phần vào trao đổi hàng hóa, giao lưu văn minh và phát triển công nghệ của thế giới.

Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Trung Á lần thứ 1, sự kiện ngoại giao lớn đầu tiên trong nước của Trung Quốc trong năm nay đã khai mạc tại Tây An, Thiểm Tây vào tối ngày 18/5. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức các cuộc hội đàm với nguyên thủ của 5 quốc gia Trung Á bao gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan, nhấn mạnh ủng hộ nhau trong các vấn đề cốt lõi như chủ quyền quốc gia, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đoàn kết và an ninh khu vực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ukraine nói với Trung Quốc không chấp nhận kế hoạch hòa bình nếu phải mất lãnh thổ
Ukraine nói với Trung Quốc không chấp nhận kế hoạch hòa bình nếu phải mất lãnh thổ

VOV.VN - Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã nhận định với đặc phái viên hàng đầu Trung Quốc Lý Huy rằng Kiev sẽ không chấp nhận bất kỳ kế hoạch nào chấm dứt xung đột với Nga mà Ukraine phải mất lãnh thổ hoặc tạm dừng xung đột.

Ukraine nói với Trung Quốc không chấp nhận kế hoạch hòa bình nếu phải mất lãnh thổ

Ukraine nói với Trung Quốc không chấp nhận kế hoạch hòa bình nếu phải mất lãnh thổ

VOV.VN - Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã nhận định với đặc phái viên hàng đầu Trung Quốc Lý Huy rằng Kiev sẽ không chấp nhận bất kỳ kế hoạch nào chấm dứt xung đột với Nga mà Ukraine phải mất lãnh thổ hoặc tạm dừng xung đột.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Nhật Bản lần đầu liên lạc qua đường dây nóng
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Nhật Bản lần đầu liên lạc qua đường dây nóng

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Trung Quốc, Nhật Bản chiều qua (16/5) đã có cuộc trao đổi đầu tiên qua đường dây nóng quân sự thiết lập hồi cuối tháng 3/2023. 

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Nhật Bản lần đầu liên lạc qua đường dây nóng

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Nhật Bản lần đầu liên lạc qua đường dây nóng

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Trung Quốc, Nhật Bản chiều qua (16/5) đã có cuộc trao đổi đầu tiên qua đường dây nóng quân sự thiết lập hồi cuối tháng 3/2023. 

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?
Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

VOV.VN - Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp và vượt nền kinh tế Mỹ vào năm 2035. Khi đó kịch bản địa chiến lược, cụ thể là “trung tâm quyền lực thế giới”, có khả năng sẽ thay đổi. Sự chi phối của chủ nghĩa tư bản đối với các vấn đề quốc tế sẽ gặp thách thức nghiêm túc từ một nước từng rất nghèo cách đây 50 năm.

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

VOV.VN - Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp và vượt nền kinh tế Mỹ vào năm 2035. Khi đó kịch bản địa chiến lược, cụ thể là “trung tâm quyền lực thế giới”, có khả năng sẽ thay đổi. Sự chi phối của chủ nghĩa tư bản đối với các vấn đề quốc tế sẽ gặp thách thức nghiêm túc từ một nước từng rất nghèo cách đây 50 năm.

Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga
Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga

VOV.VN - Thay vì liên kết với Nga để ứng phó với Trung Quốc, Mỹ làm lại làm điều ngược lại, đó là đẩy Trung Quốc xích lại gần Nga. Cuộc xung đột Ukraine đã làm tổn hại sức mạnh của cả Mỹ lẫn Nga, trong khi Trung Quốc lại giành được nhiều lợi thế mới…

Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga

Xung đột Ukraine: Trung Quốc giành lợi thế lớn trước cả Mỹ lẫn Nga

VOV.VN - Thay vì liên kết với Nga để ứng phó với Trung Quốc, Mỹ làm lại làm điều ngược lại, đó là đẩy Trung Quốc xích lại gần Nga. Cuộc xung đột Ukraine đã làm tổn hại sức mạnh của cả Mỹ lẫn Nga, trong khi Trung Quốc lại giành được nhiều lợi thế mới…

Phản ứng của Mỹ trước Luật Phản gián của Trung Quốc
Phản ứng của Mỹ trước Luật Phản gián của Trung Quốc

VOV.VN - Mới đây Trung Quốc tiến hành sửa đổi Luật Phản gián. Trước động thái này, Mỹ bày tỏ băn khoăn hoạt động kinh doanh và nghiên cứu của mình tại Trung Quốc sẽ gặp khó khăn.

Phản ứng của Mỹ trước Luật Phản gián của Trung Quốc

Phản ứng của Mỹ trước Luật Phản gián của Trung Quốc

VOV.VN - Mới đây Trung Quốc tiến hành sửa đổi Luật Phản gián. Trước động thái này, Mỹ bày tỏ băn khoăn hoạt động kinh doanh và nghiên cứu của mình tại Trung Quốc sẽ gặp khó khăn.

Chính sách lấp lửng của Trung Quốc khiến EU chia rẽ trong vấn đề Ukraine?
Chính sách lấp lửng của Trung Quốc khiến EU chia rẽ trong vấn đề Ukraine?

VOV.VN - Tương tự quan điểm của Mỹ về Đài Loan, quan điểm của Trung Quốc về việc Nga tấn công Ukraine cũng được giới quan sát đánh giá là “mập mờ chiến lược”. Chính sách lấp lửng này có thể làm EU thêm chia rẽ trước các vấn đề như cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga.

Chính sách lấp lửng của Trung Quốc khiến EU chia rẽ trong vấn đề Ukraine?

Chính sách lấp lửng của Trung Quốc khiến EU chia rẽ trong vấn đề Ukraine?

VOV.VN - Tương tự quan điểm của Mỹ về Đài Loan, quan điểm của Trung Quốc về việc Nga tấn công Ukraine cũng được giới quan sát đánh giá là “mập mờ chiến lược”. Chính sách lấp lửng này có thể làm EU thêm chia rẽ trước các vấn đề như cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga.

Mỹ định “phản công” Trung Quốc như thế nào trong lĩnh vực đất hiếm?
Mỹ định “phản công” Trung Quốc như thế nào trong lĩnh vực đất hiếm?

VOV.VN - Chính sách công nghiệp hiệu quả và khôn khéo của Trung Quốc thực sự đã đẩy các công ty phương Tây ra khỏi ngành khai thác và chế biến đất hiếm ở nước này. Phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng đang đứng trước áp lực phải “phản công”.

Mỹ định “phản công” Trung Quốc như thế nào trong lĩnh vực đất hiếm?

Mỹ định “phản công” Trung Quốc như thế nào trong lĩnh vực đất hiếm?

VOV.VN - Chính sách công nghiệp hiệu quả và khôn khéo của Trung Quốc thực sự đã đẩy các công ty phương Tây ra khỏi ngành khai thác và chế biến đất hiếm ở nước này. Phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng đang đứng trước áp lực phải “phản công”.