VOV.VN -Những năm qua, nhiều thế hệ cán bộ, giáo viên từ miền xuôi lên vùng cao khó khăn, biên giới xa xôi của tỉnh Lai Châu công tác đã nỗ lực vượt khó, gắn bó với học trò và bản làng. Chấp nhận xa gia đình, các thầy, cô giáo đã gửi cả thanh xuân nguyện vượt rừng sâu, gian khổ ngày đêm “cắm bản” mang cơ hội học tập cho những đứa trẻ vùng cao.
VOV.VN - Sự lan tỏa của phong trào khuyến học, khuyến tài trong mỗi gia đình, mỗi dòng họ và cộng đồng đã thắp sáng thêm những “ngọn lửa” tinh thần hiếu học, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện vùng cao Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
VOV.VN - Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở Krong ở nơi vùng sâu heo hút xã Krong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Bên cạnh việc dạy học, các thầy cô còn dùng tình yêu thương để vận động học sinh người dân tộc thiểu số đến trường.
VOV.VN - Các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa tỉnh Thanh Hoá với đôi chân trần bé nhỏ đang hàng ngày băng rừng lội suối đến trường “Tìm chữ”. Còn những người thầy miền biên viễn này vượt qua khó khăn, bám trường, bám bản, cùng các em viết nên câu chuyện cổ tích đầy cảm động về sự học ở nơi đây.
VOV.VN - Ở TP HCM, cứ khoảng 18h30 phút trong lúc người người tất tả trở về nhà sau một ngày học tập và làm việc thì những lớp học đặc biệt tại trường tiểu học Bông Sao, Quận 8 mới bắt đầu vào buổi học.
VOV.VN - Có những thầy cô, cả vợ cả chồng cùng bám bản từ 10 đến 20 năm để đưa con chữ, đưa học trò đến những ngôi trường ngày càng khang trang hơn.
VOV.VN - Tìm sự thông cảm, gắn kết với các gia đình và học sinh trước khi thuyết phục bà con cho con em đi học là công việc mà các thầy cô giáo là người dân tộc thiểu số luôn đau đáu suy nghĩ và tìm mọi cách thực hiện để đưa các em đến trường.
VOV.VN - "Chẳng có thành công nào vắng bóng đam mê. Hãy cháy hết mình với đam mê, vui cùng niềm vui, buồn cùng nỗi buồn của học trò", thầy giáo Nguyễn Đức Trường chia sẻ.
VOV.VN - Ngày nào cũng vậy, dù mưa hay nắng, Trung uý người dân tộc Mông Vàng Lao Lừ, cán bộ thuộc Đồn biên phòng Mường Lạn (Sơn La) cùng chiếc xe máy cà tàng vẫn vượt núi, băng rừng hàng chục cây số đến lớp dạy xoá mù chữ tại các bản vùng cao nơi đây.
VOV.VN -Nhờ "cái chữ" của Đảng, bà con biết thay đổi nếp nghĩ, cách làm, có cuộc sống mới hạnh phúc và cùng nhau giữ gìn, bảo vệ biên giới của Tổ quốc...