Dân Đường Lâm bức xúc vì "quái thú" chắn lăng Ngô Quyền

VOV.VN - Làng cổ Đường Lâm lại nóng lên vì những bất đồng trong việc trùng tu tôn tạo lăng Ngô Quyền, trong đó có việc xây bình phong mới.

Sau 6 tháng thi công, việc tu bổ và tôn tạo di tích đền thờ và lăng Ngô Quyền tại quê hương của vị vua là làng Cam Lâm, xã Đường Lâm đã vấp phải sự phản đối của dòng họ Ngô và nhân dân Đường Lâm.

Ông Ngô Vui – Chủ tịch Hội đồng Gia tộc họ Ngô cho biết, trong quá trình thi công có những chi tiết bị sai so với ban đầu và không phù hợp với tinh thần văn hoá lịch sử, như việc xây dựng cống rãnh thoát nước ngay sau lăng là một điều tối kỵ.


Lăng Ngô Quyền trước và sau khi được tu bổ

Cách thức tu bổ trùng tu gây tranh cãi

Một trong những điều gây tranh cãi nhất là việc xây mới một bức bình phong chắn ngay lối vào lăng. “Con cháu họ Ngô phản đối dữ lắm. Bởi vì bình phong án ngữ tự nhiên là dãy đồi trước mắt rất đẹp rồi. Tại sao một vị vua như thế lại có một bức bình phong xi măng xấu xí như vậy” – ông Ngô Vui nói.


Bình phong là "yếu tố mới" được xây mới hoàn toàn bằng xi măng chắn hết tầm nhìn của lăng (Ảnh: Q.T).

Ngoài bức bình phong gây tranh cãi, còn một công trình nữa được xây mới là nhà cho người thủ từ ở lại cao hơn hậu cung. Anh Ngô Nhật Đăng, một người con của dòng họ Ngô cho biết ngôi nhà đó xây dựng như thế là không ổn và dòng họ Ngô cũng đã có kiến nghị về điều này. 

Ngô Quyền là vị vua đã có công “mở nước xưng vương”, kết thúc hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở đầu thời đại mới, độc lập tự chủ cho lịch sử dân tộc.

Đền và lăng Ngô Quyền được xây dựng trên một đồi đất cao thuộc làng Cam Lâm. Lăng mộ được xây dựng vào năm Tự Đức thứ 27 (1874). 

Công trình tu bổ đền thờ và lăng Ngô Quyền có tổng vốn đầu tư gần 30 tỷ đồng, trong đó vốn công đức từ dòng họ Ngô Việt Nam là 10 tỷ đồng, phần còn lại thuộc vốn ngân sách Nhà nước và vốn xã hội hóa.

Các hạng mục tu bổ, tôn tạo đền thờ gồm: Hậu cung, nghi môn, tiền tế, tả vu, hữu vu, xây dựng lầu hóa sớ. Hạng mục tu bổ, tôn tạo lăng Ngô Quyền gồm: Tu bổ lăng, tôn tạo sân, trụ biểu lan can, xây dựng bình phong.

Theo đó, dự án xây dựng khu phụ trợ, tôn tạo cảnh quan, sân, đường tổng thể và hạ tầng kỹ thuật. Dự án do Văn phòng tư vấn và chuyển giao công nghệ xây dựng – trường Đại học Kiến trúc Hà Nội lập báo cáo kỹ thuật và Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công. Thời gian tu bổ, tôn tạo kéo dài trong 3 năm.

Như vậy có thể nói việc xây dựng bình phong đã có trong bản thiết kế nhưng cuối cùng vẫn bị người dân và gia tộc họ Ngô phản đối. Lý giải về việc này ông Ngô Vui nói: “Lỗi tại cơ chế, cách thức tiến hành, chúng tôi phải bỏ tiền nhưng khi làm thì không được tham gia gì trong đó. Chúng tôi đành phải thuê riêng người giám sát nhưng cũng chỉ có thể ghi hình chụp ảnh lưu lại thôi. Đó là do cơ chế khúc mắc”.


Trên bức bình phong gây tranh cãi là hình ảnh một con thú có hình thù mỹ thuật xấu xí và vẻ mặt độc ác.

Kiến nghị dừng thi công

Trước những bất đồng quan điểm về cách thức tiến hành tu bổ, tôn tạo công trình của Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm, dòng họ Ngô đã kiên quyết đề nghị tạm dừng thi công. 

Dòng họ Ngô cho biết đã và đang xin phép được tổ chức một cuộc hội thảo khoa học về Vua Ngô Quyền và xin ý kiến các nhà khoa học về việc trùng tu, tôn tạo ngôi đền và lăng Ngô Quyền nhằm bảo vệ tối đa di sản văn hoá tâm linh này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làng cổ Đường Lâm và Chùa Một Cột: 2 di sản, 1 nỗi buồn!
Làng cổ Đường Lâm và Chùa Một Cột: 2 di sản, 1 nỗi buồn!

(VOV) - Hai di sản quốc gia khác nhau, sự việc cũng khác nhau nhưng đều có chung nỗi buồn là sự thờ ơ của các cấp chính quyền địa phương.

Làng cổ Đường Lâm và Chùa Một Cột: 2 di sản, 1 nỗi buồn!

Làng cổ Đường Lâm và Chùa Một Cột: 2 di sản, 1 nỗi buồn!

(VOV) - Hai di sản quốc gia khác nhau, sự việc cũng khác nhau nhưng đều có chung nỗi buồn là sự thờ ơ của các cấp chính quyền địa phương.

Dân Đường Lâm trả di sản: Câu hỏi lớn cho nhà quản lý!
Dân Đường Lâm trả di sản: Câu hỏi lớn cho nhà quản lý!

(VOV) - Một lần nữa, bài toán về việc bảo tồn di sản mà vẫn đảm bảo đời sống cho người dân được đặt ra cho các nhà quản lý.

Dân Đường Lâm trả di sản: Câu hỏi lớn cho nhà quản lý!

Dân Đường Lâm trả di sản: Câu hỏi lớn cho nhà quản lý!

(VOV) - Một lần nữa, bài toán về việc bảo tồn di sản mà vẫn đảm bảo đời sống cho người dân được đặt ra cho các nhà quản lý.

Chờ lời giải bài toán bảo tồn và phát triển ở Đường Lâm
Chờ lời giải bài toán bảo tồn và phát triển ở Đường Lâm

(VOV)- Câu chuyện ở Đường Lâm xuất phát từ mâu thuẫn đã tồn tại từ lâu trong việc giải quyết bài toán giữa bảo tồn và phát triển.

Chờ lời giải bài toán bảo tồn và phát triển ở Đường Lâm

Chờ lời giải bài toán bảo tồn và phát triển ở Đường Lâm

(VOV)- Câu chuyện ở Đường Lâm xuất phát từ mâu thuẫn đã tồn tại từ lâu trong việc giải quyết bài toán giữa bảo tồn và phát triển.

Vướng mắc ở làng cổ Đường Lâm phải tháo gỡ dần dần
Vướng mắc ở làng cổ Đường Lâm phải tháo gỡ dần dần

(VOV) - "Đây là việc lớn, việc khó, chúng ta cũng phải tháo gỡ dần dần, phải có lộ trình, phải có bước đi..."

Vướng mắc ở làng cổ Đường Lâm phải tháo gỡ dần dần

Vướng mắc ở làng cổ Đường Lâm phải tháo gỡ dần dần

(VOV) - "Đây là việc lớn, việc khó, chúng ta cũng phải tháo gỡ dần dần, phải có lộ trình, phải có bước đi..."

Chưa nhận được đơn trả danh hiệu làng cổ Đường Lâm?
Chưa nhận được đơn trả danh hiệu làng cổ Đường Lâm?

(VOV) -Trả lời phóng viên VOV, ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng Ban quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm cho biết chưa nhận được đơn chính thức nào.

Chưa nhận được đơn trả danh hiệu làng cổ Đường Lâm?

Chưa nhận được đơn trả danh hiệu làng cổ Đường Lâm?

(VOV) -Trả lời phóng viên VOV, ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng Ban quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm cho biết chưa nhận được đơn chính thức nào.

Đề xuất giải pháp bảo tồn làng cổ Đường Lâm
Đề xuất giải pháp bảo tồn làng cổ Đường Lâm

(VOV) - Đường Lâm là di sản cấp quốc gia. Phải nhìn nhận và tôn trọng nó là di sản để bảo tồn, tôn tạo và giữ gìn theo hướng bền vững.

Đề xuất giải pháp bảo tồn làng cổ Đường Lâm

Đề xuất giải pháp bảo tồn làng cổ Đường Lâm

(VOV) - Đường Lâm là di sản cấp quốc gia. Phải nhìn nhận và tôn trọng nó là di sản để bảo tồn, tôn tạo và giữ gìn theo hướng bền vững.

Làng cổ Đường Lâm: Bảo tồn là dân mà phá hủy cũng là dân
Làng cổ Đường Lâm: Bảo tồn là dân mà phá hủy cũng là dân

(VOV) - Với đặc thù là một “di tích sống”, nếu không ưu tiên người dân trong vấn đề phát triển thì dù bảo tồn thế nào cũng thất bại.

Làng cổ Đường Lâm: Bảo tồn là dân mà phá hủy cũng là dân

Làng cổ Đường Lâm: Bảo tồn là dân mà phá hủy cũng là dân

(VOV) - Với đặc thù là một “di tích sống”, nếu không ưu tiên người dân trong vấn đề phát triển thì dù bảo tồn thế nào cũng thất bại.

UNESCO vinh danh dự án bảo tồn nhà cổ Đường Lâm
UNESCO vinh danh dự án bảo tồn nhà cổ Đường Lâm

VOV.VN - UNESCO trao giải Bảo tồn di sản văn hóa năm 2013 cho Dự án: “Bảo tồn nhà cổ truyền thống tại Làng cổ Đường Lâm".

UNESCO vinh danh dự án bảo tồn nhà cổ Đường Lâm

UNESCO vinh danh dự án bảo tồn nhà cổ Đường Lâm

VOV.VN - UNESCO trao giải Bảo tồn di sản văn hóa năm 2013 cho Dự án: “Bảo tồn nhà cổ truyền thống tại Làng cổ Đường Lâm".

Chuyện lạ ở làng cổ Đường Lâm: Mua vé vào thăm người thân
Chuyện lạ ở làng cổ Đường Lâm: Mua vé vào thăm người thân

VOV.VN - Chẳng có nơi nào như ở làng cổ Đường Lâm, con cháu về làng thăm người thân phải mua vé mới được vào cổng.

Chuyện lạ ở làng cổ Đường Lâm: Mua vé vào thăm người thân

Chuyện lạ ở làng cổ Đường Lâm: Mua vé vào thăm người thân

VOV.VN - Chẳng có nơi nào như ở làng cổ Đường Lâm, con cháu về làng thăm người thân phải mua vé mới được vào cổng.

Triển khai hàng loạt dự án bảo tồn làng cổ Đường Lâm
Triển khai hàng loạt dự án bảo tồn làng cổ Đường Lâm

VOV.VN - Các dự án sẽ sớm được triển khai trong năm 2014, đồng thời để những người dân sống tại di tích biết làm du lịch.

Triển khai hàng loạt dự án bảo tồn làng cổ Đường Lâm

Triển khai hàng loạt dự án bảo tồn làng cổ Đường Lâm

VOV.VN - Các dự án sẽ sớm được triển khai trong năm 2014, đồng thời để những người dân sống tại di tích biết làm du lịch.