Di sản thế giới bị khuyến nghị bảo tồn: Không quá ngạc nhiên

VOV.VN - Trong những năm trở lại đây, công tác quản lý, bảo tồn đối với một số di sản thế giới tại Việt Nam gặp phải nhiều vấn đề đáng lo ngại.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có 8 di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới gồm: 2 di sản thiên nhiên thế giới, 5 di sản văn hóa và 1 di sản thế giới hỗn hợp. Đây thật sự là niềm tự hào của đất nước, của các địa phương. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, công tác quản lý, bảo tồn đối với một số di sản thế giới tại Việt Nam gặp phải nhiều vấn đề đáng lo ngại.

Năm 2004, Ủy ban Di sản thế giới (UBDSTG) của UNESCO có khuyến nghị với Cố đô Huế về việc quản lý và phát triển đô thị tác động tới di sản. Đến năm 2013, nhờ những nỗ lực của mình, Huế đã được rút khỏi danh sách khuyến nghị.

Những năm gần đây, từ kỳ họp thứ 33 (năm 2009) và sau đó là các kỳ 35, 37 của UBDSTG, Vịnh Hạ Long luôn được khuyến nghị về công tác quản lý, bảo tồn xung quanh các vấn đề tác động của du lịch, xây dựng, nuôi trồng thủy sản, môi trường. Tại cuộc họp mới đây nhất của của Ủy ban Di sản thế giới lần thứ 38 tại Doha,Qatar vào tháng 6/2014, công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản vịnh Hạ Long đã được ghi nhận là có nhiều chuyển biến.

Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới tại Việt Nam nói chung trước sức ép của phát triển luôn là một bài toán khó. Bởi cũng như tất cả các di sản thế giới khi bị khuyến nghị và yêu cầu phải giải trình, tức là đã xuất hiện những vấn đề có tác động xấu, đe dọa đến các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản.

Phóng viên VOV.VN đã có cuộc trao đổi với KTS Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện Bảo tồn Di tích về vấn đề này.


KTS Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện Bảo tồn Di tích

PV: Thưa KTS Lê Thành Vinh, là một người làm công tác bảo tồn, ông có suy nghĩ gì trước việc một số di sản thế giới tại Việt Nam bị UNESCO khuyến nghị về bảo tồn?

KTS Lê Thành Vinh: Cố đô Huế và Vịnh Hạ Long đều là những di sản nằm trong một khu vực rộng lớn, kề cận và đan xen với các khu vực đô thị, kinh tế, dân sinh. Sự phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng du lịch một cách tất yếu luôn có xu hướng tạo sức ép lên di sản. Những hạn chế về nguồn lực xã hội cũng như năng lực quản lý đã cản trở chúng ta giải quyết thấu đáo các vấn đề đặt ra giữa bảo tồn và phát triển.

Vì vậy, các khu di sản thế giới của Việt Nam nằm trong danh sách khuyến nghị của UBDSTG cũng không phải là điều quá ngạc nhiên. Tuy nhiên, đây là những cảnh báo cần thiết, đặt chúng ta vào trạng thái phải tự nhìn lại mình một cách nghiêm túc, để có những điều chỉnh kịp thời trước khi tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Cân đối một cách hợp lý giữa bảo tồn và phát triển luôn tạo cho các quốc gia những bước tiến bền vững.

Nhờ những nỗ lực của mình, Huế đã được rút khỏi danh sách khuyến nghị

PV: Điều gì sẽ xảy ra nếu như những thực trạng không hay này kéo dài? Liệu có khả năng bị UNESCO xóa tên khỏi danh sách di sản thế giới không, thưa ông?

KTS Lê Thành Vinh: Khả năng bị “tước danh hiệu” hoàn toàn có thể xảy ra đối với bất cứ di sản thế giới nào, nếu các giá trị nổi bật toàn cầu bị phá vỡ. UBDSTG luôn có cơ chế theo dõi hoạt động quản lý, bảo tồn Di sản thế giới trên toàn cầu. Các di sản “có vấn đề” sẽ được khuyến nghị (như đã xảy ra với Cố đô Huế và Vịnh Hạ Long), ở mức độ nặng hơn hoặc khuyến nghị kéo dài mà tình hình vẫn xấu đi thì sẽ bị đưa vào Danh sách Di sản thế giới trong tình trạng nguy hiểm (List of World Heritage in Danger) và cuối cùng nếu không khắc phục được thì sẽ bị xóa tên khỏi Danh sách Di sản thế giới.

Từ khi thực hiện Công ước Di sản thế giới (năm 1972) đến nay đã có 2 trường hợp bị xóa tên khỏi Danh sách Di sản thế giới. Đó là khu Bảo tồn linh dương Arab của Oman (Arabian Oryx Santuary) năm 2007, sau khi phát hiện có việc khai thác dầu trong khu di sản.

Thứ 2 là thung lũng Elbe Dresden của Đức năm 2009, do chính quyền địa phương quyết định xây dựng cây cầu Waldschloesschen 4 làn đường vượt qua sông  Elbe ở trung tâm của khu di sản. Lưu ý rằng, cả hai trường hợp này đều do sức ép của phát triển.

Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới tại Việt Nam nói chung trước sức ép của phát triển luôn là một bài toán khó. Ảnh: Vịnh Hạ Long - National Geographic

PV: Theo ông, cần phải có những biện pháp gì để di sản thế giới được bảo tồn và phát huy giá trị?

KTS Lê Thành Vinh: Bảo tồn di sản thế giới trên một khu vực rộng lớn, kề cận và đan xen với nhiều thành phần khác và chịu sức ép từ phát triển của cuộc sống đương đại luôn là một nhiệm vụ đầy khó khăn, nhưng không phải là không làm được.

Trong sự “nổi lên” tất yếu của nhiều vấn đề trong cuộc sống đương đại như tăng trưởng kinh tế, xây dựng mới, phát triển du lịch, hoạt động văn hóa… dẫn đến những thách thức to lớn với việc bảo tồn di sản, chúng ta cần phải có cách nhìn toàn cục, cân bằng giữa các nhu cầu “nóng” và những giá trị vốn có tại khu di sản - những yếu tố tạo lập giá trị gia tăng lâu dài cho hiện tại và tương lai. Nếu chỉ vì thỏa mãn những nhu cầu tăng trưởng “nóng” mà làm mất đi giá trị đã được tích tụ hàng nghìn năm thì rõ ràng là một sự đánh đổi quá lãng phí.

Để làm tốt việc này có lẽ phải bắt đầu từ nhận thức mà trước hết là nhận thức của các nhà quản lý, những người có thể lắng nghe ý kiến chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau và đưa ra những quyết định liên quan đến vận mệnh của di sản. Tiếp đó sẽ là nâng cao năng lực thực thi. Chúng ta có thể còn nhiều hạn chế, năng lực cũng phải nâng lên dần dần, nhưng rất nhiều kinh nghiệm thực tế trên thế giới sẽ là bài học rất tốt để từ đó vận dụng một cách thích hợp trong giải quyết các vấn đề của mình. Điều thiết yếu là mọi hoạt động phải tuân theo nguyên tắc  không xâm hại đến những giá trị cốt lõi và nổi bật toàn cầu của di sản mà nhờ đó mà chúng được đưa vào Danh sách Di sản thế giới.

Cuối cùng, tôi muốn nói rằng, nỗ lực để đưa di sản ra khỏi danh sách khuyến nghị về quản lý và bảo tồn là cần thiết nhưng đó không phải là cái đích cuối. Quan trọng là chúng ta thực sự có cách thức giữ gìn, bảo vệ được di sản của đất nước trong quá trình phát triển với sự hiểu biết thấu đáo về giá trị đích thực, bằng tất cả tình yêu và tấm lòng trân trọng di sản của mình.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

UNESCO vinh danh Châu bản triều Nguyễn là Di sản tư liệu
UNESCO vinh danh Châu bản triều Nguyễn là Di sản tư liệu

VOV.VN -Châu bản triều Nguyễn đã được đón nhận “Bằng di sản tư liệu” thuộc chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.

UNESCO vinh danh Châu bản triều Nguyễn là Di sản tư liệu

UNESCO vinh danh Châu bản triều Nguyễn là Di sản tư liệu

VOV.VN -Châu bản triều Nguyễn đã được đón nhận “Bằng di sản tư liệu” thuộc chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.

Quảng Ngãi giàu tiềm năng về di sản văn hóa dưới nước
Quảng Ngãi giàu tiềm năng về di sản văn hóa dưới nước

VOV.VN - Những phát hiện gần đây như ở Bình Châu, khu vực cảng Sa Kỳ, khu vực Lý Sơn khẳng định tiềm năng di sản văn hóa dưới nước tại Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi giàu tiềm năng về di sản văn hóa dưới nước

Quảng Ngãi giàu tiềm năng về di sản văn hóa dưới nước

VOV.VN - Những phát hiện gần đây như ở Bình Châu, khu vực cảng Sa Kỳ, khu vực Lý Sơn khẳng định tiềm năng di sản văn hóa dưới nước tại Quảng Ngãi.

“Làm cáp treo Sơn Đoòng không phá hoại di sản thiên nhiên”
“Làm cáp treo Sơn Đoòng không phá hoại di sản thiên nhiên”

VOV.VN - Đó là khẳng định của ông Nguyễn Ngọc Phương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình.

“Làm cáp treo Sơn Đoòng không phá hoại di sản thiên nhiên”

“Làm cáp treo Sơn Đoòng không phá hoại di sản thiên nhiên”

VOV.VN - Đó là khẳng định của ông Nguyễn Ngọc Phương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình.

Quần thể Tràng An: Trách nhiệm lớn đằng sau danh hiệu Di sản Thế giới
Quần thể Tràng An: Trách nhiệm lớn đằng sau danh hiệu Di sản Thế giới

VOV.VN - Bà Đặng Thị Bích Liên – Thứ trưởng Bộ VHTT&DL cho rằng, danh hiệu Di sản đối với quần thể này vừa là vinh dự nhưng cũng đòi hỏi trách nhiệm lớn.

Quần thể Tràng An: Trách nhiệm lớn đằng sau danh hiệu Di sản Thế giới

Quần thể Tràng An: Trách nhiệm lớn đằng sau danh hiệu Di sản Thế giới

VOV.VN - Bà Đặng Thị Bích Liên – Thứ trưởng Bộ VHTT&DL cho rằng, danh hiệu Di sản đối với quần thể này vừa là vinh dự nhưng cũng đòi hỏi trách nhiệm lớn.

Di sản thế giới qua ống kính của nhiếp ảnh gia Nhật Bản
Di sản thế giới qua ống kính của nhiếp ảnh gia Nhật Bản

VOV.VN - Những tác phẩm của nhiếp ảnh gia Kazuyoshi Miyoshi đã mang lại một góc nhìn mới mẻ về văn hóa và di sản thế giới tại đất nước Nhật Bản.

Di sản thế giới qua ống kính của nhiếp ảnh gia Nhật Bản

Di sản thế giới qua ống kính của nhiếp ảnh gia Nhật Bản

VOV.VN - Những tác phẩm của nhiếp ảnh gia Kazuyoshi Miyoshi đã mang lại một góc nhìn mới mẻ về văn hóa và di sản thế giới tại đất nước Nhật Bản.

Cần một thái độ ứng xử phù hợp với di sản Vịnh Hạ Long
Cần một thái độ ứng xử phù hợp với di sản Vịnh Hạ Long

VOV.VN - Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc lựa chọn mô hình hợp tác công tư trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển Di sản Vịnh Hạ Long là xu hướng tất yếu.

Cần một thái độ ứng xử phù hợp với di sản Vịnh Hạ Long

Cần một thái độ ứng xử phù hợp với di sản Vịnh Hạ Long

VOV.VN - Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc lựa chọn mô hình hợp tác công tư trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển Di sản Vịnh Hạ Long là xu hướng tất yếu.

Phát động cuộc thi ảnh “Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới“
Phát động cuộc thi ảnh “Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới“

VOV.VN - Các tác phẩm tham dự cuộc thi ảnh "Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới" phải là ảnh thực chụp về Vịnh Hạ Long, không chấp nhận ảnh ghép...

Phát động cuộc thi ảnh “Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới“

Phát động cuộc thi ảnh “Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới“

VOV.VN - Các tác phẩm tham dự cuộc thi ảnh "Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới" phải là ảnh thực chụp về Vịnh Hạ Long, không chấp nhận ảnh ghép...

Bảo tồn di sản kiến trúc gỗ nhìn từ Việt Nam và Nhật Bản
Bảo tồn di sản kiến trúc gỗ nhìn từ Việt Nam và Nhật Bản

VOV.VN - Quần thể di tích cố đô Huế có hơn 500 công trình di tích, chủ yếu là kiến trúc gỗ, trong đó có nhiều di tích đã xuống cấp trầm trọng.

Bảo tồn di sản kiến trúc gỗ nhìn từ Việt Nam và Nhật Bản

Bảo tồn di sản kiến trúc gỗ nhìn từ Việt Nam và Nhật Bản

VOV.VN - Quần thể di tích cố đô Huế có hơn 500 công trình di tích, chủ yếu là kiến trúc gỗ, trong đó có nhiều di tích đã xuống cấp trầm trọng.

Tư nhân muốn quản lý di sản Hạ Long: Phải hết sức cẩn trọng
Tư nhân muốn quản lý di sản Hạ Long: Phải hết sức cẩn trọng

VOV.VN - Việt Nam hiện vẫn chưa có một hành lang pháp lý cho các chủ thể ngoài Nhà nước tham gia vào quản lý di sản.

Tư nhân muốn quản lý di sản Hạ Long: Phải hết sức cẩn trọng

Tư nhân muốn quản lý di sản Hạ Long: Phải hết sức cẩn trọng

VOV.VN - Việt Nam hiện vẫn chưa có một hành lang pháp lý cho các chủ thể ngoài Nhà nước tham gia vào quản lý di sản.

Di sản Hà Nội còn gì nếu cứ phá cũ, xây mới?
Di sản Hà Nội còn gì nếu cứ phá cũ, xây mới?

VOV.VN - Xây dựng cái mới trên cơ sở cũ là một bài toán hết sức khó nhưng Hà Nội vẫn có thể làm được nếu thực sự tôn trọng và có ý thức bảo vệ di sản.

Di sản Hà Nội còn gì nếu cứ phá cũ, xây mới?

Di sản Hà Nội còn gì nếu cứ phá cũ, xây mới?

VOV.VN - Xây dựng cái mới trên cơ sở cũ là một bài toán hết sức khó nhưng Hà Nội vẫn có thể làm được nếu thực sự tôn trọng và có ý thức bảo vệ di sản.