Hà Nội giãn dân phố cổ để bảo vệ di tích

VOV.VN -Sẽ có khoảng 720 hộ dân đang sinh sống tại các điểm di tích, trường học, công sở... phố cổ được di dời sang khu đô thị Việt Hưng

Đề án giãn dân phố cổ giai đoạn 1 vừa được thành phố Hà Nội phê duyệt. Theo đó, sẽ có khoảng 720 hộ dân đang sinh sống tại các điểm di tích, trường học, công sở... sẽ phải di dời sang khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội từ nay đến năm 2016.

Đình Thanh Hà ở số 10, phố Ngõ Gạch (Hà Nội) là một ngôi đình cổ, được xếp hạng Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia nhưng từ lâu nơi đây đã trở thành địa điểm kinh doanh buôn bán của các hộ dân sống trong di tích và bên cạnh di tích.

Ngay cổng ngoài, dưới tấm biển di tích được xếp hạng là giá để các loại gia vị, thực phẩm của một quán ăn sáng. Phía bên kia bày la liệt làn, giỏ, nôi, cũi…của một cửa hàng bán đồ mây tre đan khiến lối đi vào trở nên chật chội. Vào trong càng bí bách hơn bởi ngổn ngang các vật dụng sinh hoạt như chạn bát, ti vi, tủ lạnh, bàn ghế… chất đống cả kho chứa hàng mây tre đan. Sát cạnh khu vực thờ cúng là bể nước, thau chậu, bát đĩa bẩn, bếp than, thùng rác…

Bể nước sinh hoạt của các hộ dân ngay cạnh khu vực thắp hương trong đình Thanh Hà (ảnh: Phương Thúy)

Một khung cảnh lộn xộn, bừa bãi, nhếch nhác ngay chốn thanh tịnh, tôn nghiêm khiến không ít người đi lễ, khách tham quan cảm thấy khó chịu.

Ông Phạm Văn Lợi, một người trông coi tại đình Thanh Hà cho biết: “Thực tế ở đây mỗi người lấn chiếm hàng quán một ít, trong đó, có cả gia đình tôi. Anh chị em và các gia đình bên cạnh, cũng không muốn nhưng cũng vì cuộc sống mặc dù biết nơi tâm linh phải trang nghiêm, đẹp đẽ”.

Hiện trong di tích đình Thanh Hà có 10 hộ dân sinh sống. Gần 80 con người sinh hoạt trong diện tích chật hẹp thì việc lấn chiếm, sử dụng không gian di tích là điều không tránh khỏi. Tương tự đình Thanh Hà, ngang qua các địa điểm như chùa Vĩnh Trù (59 Hàng Lược), chùa Huyền Thiên (54 Hàng Khoai), đền Đồng Thuận (11 Hàng Cá)… cũng dễ dàng nhận thấy cảnh tượng hàng ăn, quán nước, biển hiệu “ngang nhiên” mọc lên ngay trước cổng các công trình này.

Đây là thực trạng xâm lấn phổ biến ở hầu hết các công trình tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử của phố cổ Hà Nội. Điều này không chỉ gây mất mỹ quan mà còn làm biến đổi, xuống cấp kết cấu, kiến trúc cũng như chức năng sử dụng của nhiều công trình.

Người dân sinh hoạt ngay cạnh khu vực thắp hương đình Thanh Hà (ảnh: Phương Thúy)

Bà Tạ Thị Nguyệt ở số 10, phố Ngõ Gạch cho biết: “Bây giờ sống ở trong này chật chội quá, làm mất cảnh quan của di tích. Nguyện vọng của chúng tôi cũng muốn ra ngoài, di dời đi nơi nào đó để ở rộng rãi, trả lại di tích cho trang nghiêm hơn, sạch sẽ hơn”.

Tuy nhiên, không phải người dân nào cũng có suy nghĩ như bà Nguyệt. Hiện ngôi nhà của bà Nguyễn Lan Hương ở số 19 Hàng Lược được Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm xác định là nằm trong khuôn viên đền Phủ Từ, là diện tích tự lấn chiếm sân chung của đền từ lâu, thậm chí cây đa – yếu tố cấu thành di tích nằm ngay trong nhà bếp.

Ngôi nhà đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng nhưng khi được hỏi về việc tự nguyện di dời khỏi khu di tích bà Hương cho biết: “Nếu yêu cầu di dời chắc chúng tôi không đi vì ở đây quen rồi. Chúng tôi đang buôn bán, làm ăn, sinh sống lâu đời, ổn định, di dời đi thì ảnh hưởng đến đời sống”.

Phố cổ Hà Nội hiện có gần 200 di tích đình, đền, chùa đang bị xâm hại. Dự án giãn dân phố cổ ưu tiên việc di chuyển dân sống tại khu vực trong và gần các khu di tích. Thế nhưng, số lượng nhân khẩu di chuyển khỏi những nơi này chưa nhiều, đồng nghĩa với việc từ nay đến năm 2016 việc giãn dân phố cổ sẽ tập trung cho nhóm ưu tiên này.

Những điểm di tích như đình Kim Ngân, ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây, đình Đồng Lạc - Hàng Ngang, đền Bạch Mã… là những trường hợp hiếm hoi được phục hồi và đưa vào sử dụng đúng mục đích.

Ông Phạm Tuấn Long, Phó Trưởng ban thường trực Ban Quản lý phố cổ cho biết: “Nhóm di tích phải ưu tiên đầu tiên, rồi đến các công trình trường học, các công trình nhà ở có giá trị cần bảo tồn. Các di tích trong khu phố cổ sau khi được phục hồi thì chúng tôi trả lại chức năng ban đầu của nó. Đó là phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân, thứ hai là quảng bá giá trị di sản văn hóa Hà Nội, thứ ba là tạo nơi sinh hoạt cộng đồng tại chính nơi dân cư đó. Hiện nay, quận Hoàn Kiếm đang thiếu các điểm thiết chế văn hóa tại cơ sở”.

Phố cổ Hà Nội là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa với hệ thống kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng và những công trình lịch sử cách mạng. Đây là những công trình quan trọng trong việc cấu thành nên đô thị Hà Nội truyền thống. Bởi vậy, xác định nhóm dân cư đang sống tại các di tích là đối tượng ưu tiên hàng đầu trong đề án giãn dân để bảo tồn phố cổ Hà Nội là điều đúng đắn và cấp thiết.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền vận động giúp người dân hiểu tầm quan trọng của các di tích để nâng cao tinh thần tự giác bảo tồn cần được đẩy mạnh. Song song với việc gìn giữ những giá trị truyền thống thì việc tạo điều kiện cho người dân ổn định cuộc sống ở nơi tái định cư cũng là vấn đề được các nhà quản lý lưu tâm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thực hư chuyện di sản bị UNESCO "dọa" tước danh hiệu
Thực hư chuyện di sản bị UNESCO "dọa" tước danh hiệu

VOV.VN - Vịnh Hạ Long nằm trong danh sách khuyến nghị của UNESCO về các vấn đề liên quan đến việc bảo tồn toàn vẹn di sản.

Thực hư chuyện di sản bị UNESCO "dọa" tước danh hiệu

Thực hư chuyện di sản bị UNESCO "dọa" tước danh hiệu

VOV.VN - Vịnh Hạ Long nằm trong danh sách khuyến nghị của UNESCO về các vấn đề liên quan đến việc bảo tồn toàn vẹn di sản.

Đề nghị đưa lễ hội Phủ Dầy vào danh mục Di sản văn hóa
Đề nghị đưa lễ hội Phủ Dầy vào danh mục Di sản văn hóa

VOV.VN - Dự kiến, hồ sơ sẽ được hoàn tất và trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngay trong tháng 8/2013.

Đề nghị đưa lễ hội Phủ Dầy vào danh mục Di sản văn hóa

Đề nghị đưa lễ hội Phủ Dầy vào danh mục Di sản văn hóa

VOV.VN - Dự kiến, hồ sơ sẽ được hoàn tất và trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngay trong tháng 8/2013.

Hà Nội: Quản lý di sản, quy hoạch khảo cổ chưa hết "nóng"
Hà Nội: Quản lý di sản, quy hoạch khảo cổ chưa hết "nóng"

VOV.VN - Sở VHTT&DL Hà Nội thừa nhận còn bất cập trong việc quản lý, tu bổ các di sản và nhiều dự án khảo cổ đang bị chồng chéo.

Hà Nội: Quản lý di sản, quy hoạch khảo cổ chưa hết "nóng"

Hà Nội: Quản lý di sản, quy hoạch khảo cổ chưa hết "nóng"

VOV.VN - Sở VHTT&DL Hà Nội thừa nhận còn bất cập trong việc quản lý, tu bổ các di sản và nhiều dự án khảo cổ đang bị chồng chéo.

Hồi chuông về công tác bảo tồn và phát triển di sản
Hồi chuông về công tác bảo tồn và phát triển di sản

VOV.VN -Những bê bối trong quản lý di sản diễn ra dồn dập thời gian qua là hồi chuông cảnh báo về công tác bảo tồn và phát huy di sản

Hồi chuông về công tác bảo tồn và phát triển di sản

Hồi chuông về công tác bảo tồn và phát triển di sản

VOV.VN -Những bê bối trong quản lý di sản diễn ra dồn dập thời gian qua là hồi chuông cảnh báo về công tác bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn di sản văn hoá đang bị "lệch chuẩn"
Bảo tồn di sản văn hoá đang bị "lệch chuẩn"

VOV.VN - Nước ta có nhiều di sản văn hoá nhưng việc phát huy giá trị của các di sản này lại đang bị..."lệch chuẩn".

Bảo tồn di sản văn hoá đang bị "lệch chuẩn"

Bảo tồn di sản văn hoá đang bị "lệch chuẩn"

VOV.VN - Nước ta có nhiều di sản văn hoá nhưng việc phát huy giá trị của các di sản này lại đang bị..."lệch chuẩn".