Hồi chuông về công tác bảo tồn và phát triển di sản

VOV.VN -Những bê bối trong quản lý di sản diễn ra dồn dập thời gian qua là hồi chuông cảnh báo về công tác bảo tồn và phát huy di sản

Chưa khi nào, vấn đề về di sản lại nóng như thời gian qua, hàng loạt di sản xuống cấp nghiêm trọng không được trùng tu, bảo tồn, người dân thể hiện thái độ không mặn mà với di sản, thậm chí chối bỏ di sản. Đây là kết quả tất yếu của quá trình quản lý di sản yếu kém kéo dài trong nhiều năm.

Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2013 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội vừa qua, vấn đề bảo tồn và phát triển di sản gắn với lợi ích của người dân như thế nào trở thành chủ đề được quan tâm hơn cả.


Đầu năm 2012, dư luận xôn xao trước thông tin nhà chùa tự ý hạ giải gác Khánh và nhà Tổ tại Khu di tích cấp Quốc gia chùa Trăm Gian. 

Đến tháng 5/2013, người ta lại ngỡ ngàng khi di tích quốc gia bị bắt làm “con tin” trước việc Đại đức Thích Tâm Kiên, Trụ chì chùa Một Cột “ra tối hậu thư” gửi tới lãnh đạo Hà Nội và các cơ quan liên quan đề nghị trùng tu, tôn tạo chùa vì di tích này đã xuống cấp nghiêm trọng.

Trụ chì chùa Một Cột “ra tối hậu thư” gửi tới lãnh đạo Hà Nội và các cơ quan liên quan đề nghị trùng tu, tôn tạo chùa vì di tích này đã xuống cấp nghiêm trọng. - Ảnh: Quang Trung

Trong đơn nhấn mạnh nếu sau 30 ngày không có ý kiến của các cấp chính quyền, nhà chùa đành phải dỡ ngói và hạ giải, đảo ngói toàn bộ chùa và nhà Mẫu để tạm thời tránh dột nát khi mùa mưa bão sắp tới.

Tiếp sau đó, người dân Làng cổ Đường Lâm đồng loạt gửi đơn xin trả lại danh hiệu di tích cấp Quốc gia, bởi đã gần 10 năm được công nhận di tích quốc gia, làng cổ Đường Lâm vẫn chưa hề có quy hoạch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân…

Những bất cập này đã dấy lên những lo ngại trong dư luận. Đặc biệt khi những di tích này đều nằm ngay tại Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội chia sẻ: “Hà Nội có khoảng 5.175 di tích. Trải qua một thời gian dài, số lượng di tích xuống cấp và cần phải bảo tồn, tôn tạo là rất lớn. Tuy nhiên đây không phải câu chuyện một sớm, một chiều có thể giải quyết được”.

Theo thống kê, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 600 di tích quan trọng xuống cấp, 68 di tích xuống cấp nghiêm trọng cần được trùng tu khẩn cấp. Vấn đề xuống cấp, chậm trùng tu, tôn tạo hay việc người dân xâm hại di tích đã kéo dài nhiều năm nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Không chỉ tại Hà Nội, những hạn chế trong công tác bảo tồn, quản lý di sản văn hóa đã gây khó khăn cho cuộc sống người dân khiến họ không mặn mà với danh hiệu của di sản. Đỉnh điểm, người dân Làng cổ Đường Lâm (Hà Nội) và phố cổ Đồng Văn (Hà Giang) đồng loạt xin trả lại danh hiệu.

Làng cổ Đường Lâm - Ảnh: Hà Thành

Công tác quản lý di sản ở địa phương cũng lỏng lẻo đến mức, 7 hộ dân lấn chiếm trong khu di tích cấp Quốc gia Luy Lâu, Bắc Ninh đã được cấp sổ đỏ! Ngôi đình hàng trăm năm tuổi, được xếp hạng di tích Quốc gia như Đình Nhu Nhuế, Hưng Yên đã bị hạ giải hoàn toàn trong quá trình trùng tu.

Lý giải cho thực trạng này, ông Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa cho rằng, nhiều địa phương còn chưa chủ động triển khai các dự án tu bổ di tích nên dẫn đến những việc ảnh hưởng đến đời sống người dân. Tuy nhiên theo ông Hùng, quá trình bảo tồn các di tích đòi hỏi thời gian nhất định, đòi hỏi sự đầu tư không chỉ của nhà nước mà của cả cộng đồng địa phương để bảo tồn di tích.

Trách nhiệm đầu tiên thuộc về địa phương có di tích. Phải làm rõ nguyên nhân từng vấn đề không nên đổ dồn cho việc bảo tồn di tích văn hóa mà ảnh hưởng đến đời sống nhân dân địa phương.

Tại Huế, Hội An, Quảng Ninh – hàng chục nghìn người sống nhờ có di sản. Lãnh đạo các địa phương cần phải nắm rõ các luật về di sản văn hóa để thực hiện, để chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện việc đó bằng các kiến thức họ có.

Người dân phố cổ Đồng Văn xin trả lại danh hiệu - Ảnh: Hà Thành

Việc thiếu quan tâm của lãnh đạo địa phương, chậm trễ trong công tác qui hoạch, thiếu tầm nhìn trong công tác tham mưu và dự báo không những đe dọa đến sự tồn tại của di tích mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân. Trong khi lẽ ra, di sản phải được bảo tồn và phát huy đúng với giá trị của nó và người dân-những chủ nhân đích thực của di sản phải là những người đầu tiên được hưởng lợi.

Những bê bối trong lĩnh vực quản lý di sản diễn ra dồn dập thời gian qua là hồi chuông cảnh báo về công tác bảo tồn và phát huy di sản. 

Nếu những bất cập trong công tác bảo tồn và phát triển di sản không  được chấn chỉnh kịp thời, thì “hội chứng” người dân trả lại di sản và di sản văn hóa trở thành “con tin” có thể sẽ trở thành một con virut lây lan mạnh trong thời gian tới. Và những vấn đề xâm hại di tích, mâu thuẫn bảo tồn sẽ tiếp tục là tâm điểm của dư luận./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội thừa nhận chậm trễ trong trùng tu một số di tích
Hà Nội thừa nhận chậm trễ trong trùng tu một số di tích

(VOV) -Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo, xem xét trách nhiệm trong việc chậm trùng tu Chùa Một cột; xem xét ý kiến nhân dân về làng cổ Đường Lâm

Hà Nội thừa nhận chậm trễ trong trùng tu một số di tích

Hà Nội thừa nhận chậm trễ trong trùng tu một số di tích

(VOV) -Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo, xem xét trách nhiệm trong việc chậm trùng tu Chùa Một cột; xem xét ý kiến nhân dân về làng cổ Đường Lâm

Đã có phương án xây cầu vượt qua di tích Đàn Xã Tắc
Đã có phương án xây cầu vượt qua di tích Đàn Xã Tắc

(VOV) -Đa số các ý kiến chuyên gia đề nghị tiếp tục nghiên cứu bổ sung hoàn thiện xây cầu vượt theo phương án 3 và 4

Đã có phương án xây cầu vượt qua di tích Đàn Xã Tắc

Đã có phương án xây cầu vượt qua di tích Đàn Xã Tắc

(VOV) -Đa số các ý kiến chuyên gia đề nghị tiếp tục nghiên cứu bổ sung hoàn thiện xây cầu vượt theo phương án 3 và 4

Hà Nội: Quản lý di sản, quy hoạch khảo cổ chưa hết "nóng"
Hà Nội: Quản lý di sản, quy hoạch khảo cổ chưa hết "nóng"

VOV.VN - Sở VHTT&DL Hà Nội thừa nhận còn bất cập trong việc quản lý, tu bổ các di sản và nhiều dự án khảo cổ đang bị chồng chéo.

Hà Nội: Quản lý di sản, quy hoạch khảo cổ chưa hết "nóng"

Hà Nội: Quản lý di sản, quy hoạch khảo cổ chưa hết "nóng"

VOV.VN - Sở VHTT&DL Hà Nội thừa nhận còn bất cập trong việc quản lý, tu bổ các di sản và nhiều dự án khảo cổ đang bị chồng chéo.

Thành cổ Luy Lâu: Di tích đang dần...mất tích
Thành cổ Luy Lâu: Di tích đang dần...mất tích

(VOV) - Bây giờ chẳng còn mấy ai biết về quá khứ một thời vàng son của thành cổ Luy Lâu mà chỉ nhìn thấy thành cổ nay đã thành phế tích.

Thành cổ Luy Lâu: Di tích đang dần...mất tích

Thành cổ Luy Lâu: Di tích đang dần...mất tích

(VOV) - Bây giờ chẳng còn mấy ai biết về quá khứ một thời vàng son của thành cổ Luy Lâu mà chỉ nhìn thấy thành cổ nay đã thành phế tích.

Lập hồ sơ xếp hạng di tích đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo
Lập hồ sơ xếp hạng di tích đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo

(VOV) - Khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo là nơi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân vào ngày 22/12/1944.

Lập hồ sơ xếp hạng di tích đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo

Lập hồ sơ xếp hạng di tích đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo

(VOV) - Khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo là nơi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân vào ngày 22/12/1944.

Thực hư chuyện di sản bị UNESCO "dọa" tước danh hiệu
Thực hư chuyện di sản bị UNESCO "dọa" tước danh hiệu

VOV.VN - Vịnh Hạ Long nằm trong danh sách khuyến nghị của UNESCO về các vấn đề liên quan đến việc bảo tồn toàn vẹn di sản.

Thực hư chuyện di sản bị UNESCO "dọa" tước danh hiệu

Thực hư chuyện di sản bị UNESCO "dọa" tước danh hiệu

VOV.VN - Vịnh Hạ Long nằm trong danh sách khuyến nghị của UNESCO về các vấn đề liên quan đến việc bảo tồn toàn vẹn di sản.