Bảo tồn di sản văn hoá đang bị "lệch chuẩn"
VOV.VN - Nước ta có nhiều di sản văn hoá nhưng việc phát huy giá trị của các di sản này lại đang bị..."lệch chuẩn".
Năng lực quản lý yếu kém, căn bệnh thích danh hiệu, khoa trương, hình thức... liệu có phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng "lệch chuẩn" trong bảo tồn di sản văn hoá ở nước ta? Ông Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Tổng thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới trao đổi về vấn đề này với phóng viên VOV.
PV: Thưa ông, ở nhiều nơi đang có một hội chứng đua nhau nâng tầm các di sản văn hoá lên tầm quốc gia và quốc tế, nhưng việc phát huy giá trị của các di sản này lại rất kém. Thậm chí, người dân ở trong các di sản không sống được và phải làm đơn xin trả lại danh hiệu di sản, như trường hợp của người dân ở làng cổ Đường Lâm (Hà Nội) hay phố cổ Đồng Văn (Hà Giang). Quan điểm của ông về vấn đề này?
Ông Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Tổng thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới (ảnh: Mai Hồng) |
Thậm chí, có người phát biểu rằng một di sản được UNESCO công nhận là tương đương với hàng vài chục tỷ. Đó là sai lầm rất lớn. Tôi xin nhắc lại, tên của Công ước của UNESCO là Công ước quốc tế về bảo vệ di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới, như vậy, mục đích không phải là tôn vinh mà là bảo vệ.
Khi các di sản của các quốc gia được quốc tế công nhận, nâng tầm thế giới thì quốc gia đó phải gánh một trách nhiệm nặng nề hơn nữa, đầu tư nhiều hơn, phải có chính sách tốt hơn để gìn giữ nó không phải cho dân tộc mình mà cho cả thế giới. Như vậy, chúng ta đang chuốc lấy một trách nhiệm cao hơn, lớn hơn, chứ không phải hãnh diện là chúng ta nhiều huân chương.
Ông Nguyễn Xuân Thắng: Tôi cho là ở đây xuất phát từ hai điểm. Thứ nhất, sau một thời gian bẵng đi nhân nhân không tiếp xúc với tín ngưỡng thì bây giờ với đời sống phát triển, phú quí sinh lễ nghĩa, con người ta bắt đầu vượt lên nhu cầu lo lắng cho ăn, cho ở thì bắt đầu lo lắng cho tinh thần văn hóa. Người ta ngỡ rằng đụng đến lĩnh vực tâm linh là thiêng, cho nên người ta ưu tiên cho lĩnh vực tâm linh. Mà đụng đến lĩnh vực tâm linh mà không hiểu biết tâm linh thì "mê chấp" ngay lập tức.
Cho nên, cái này cần phải được hướng dẫn, tạo dựng một môi trường đời sống tinh thần, văn hóa hết sức tốt đẹp, lành mạnh, trong đó vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước là hết sức quan trọng để giúp cho nhân dân hiểu thế nào là đời sống các giá trị văn hóa đích thực, cái nào mang ý nghĩa xây dựng và nhân văn, cái nào là mê tín dị đoan.
PV: Phải chăng tình trạng này còn có nguyên nhân do năng lực của những người quản lý ở các di tích, di sản còn hạn chế, thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Thắng: Điều này đòi hỏi những người có tầm quản lý, chứ không phải là người trông đền, trông chùa. Quản lý ở đây kể cả các vị sư không phải là người quản lý, họ chỉ quản lý việc tu hành thôi. Quản lý ở đây phải là ngành văn hóa. Mà ngành văn hóa có nhiều cấp.
Bộ VHTT&DL phải xác lập một chính sách văn hóa thật đúng đắn, tiến bộ, phù hợp với thời đại, phù hợp với hoàn cảnh VN để giúp cho bà con ứng xử đúng đắn với các giá trị văn hóa. Chỉ khi đó nó mới bớt đi những hành vi mang tính tiêu cực và thiếu xây dựng.
Phố cổ Hội An (ảnh: Hà Thành) |
PV: Hiện có có căn bệnh thích chạy đua để lập các kỷ lục trong lĩnh vực văn hoá, chẳng hạn như kỷ lục có đông người hát quan họ nhất, kỷ lục vòng xoè lớn nhất.v.v.. Đó có phải là căn bệnh khoa trương, thích hình thức, mà ở một góc độ nào đó làm mất đi các giá trị đích thực của di sản văn hoá?
Ông Nguyễn Xuân Thắng: Các kỷ lục thì thực ra đây là nhu cầu thông thường của con người. Con người ta khi sinh ra nếu bình thường đều mong muốn được vươn lên, khát vọng được lưu danh thiên cổ. Đó là ước mơ rất bình thường và đôi khi nó cũng tạo ra kỳ tích và các nhân tài trong lĩnh vực thể thao.
Bởi vì văn hoá không đo được, không cân được, nó rất vô hình và nó rất độc đáo. Cho nên cái vô hình đó không thể thi thố, không thể giành kỷ lục được. Cho nên các giá trị văn hoá rất lớn, nếu chỉ đo là cao nhất, to nhất như hiện nay thì chắc chắn phải xem lại. Tôi xin thưa một viên kim cương bé xíu có thể mua được một núi đá khổng lồ. Không ai lấy cái cân đo viên kim cương với khối đá được. Cho nên đánh giá một tác phẩm điêu khắc bằng cân nặng thì cái đó là vô cùng thiếu văn hoá.
Thứ hai là các kỷ lục người ta đang ngộ nhận, đưa vào các môi trường hết sức không chuẩn với văn hoá. Đó là những cái sân chơi giải trí. Guiness là một sân chơi giải trí. Ở đó người ta công nhận những người có móng tay dài nhất, ăn nhiều xúc xích nhất, ngủ với rắn lâu nhất...để mua vui.
Hiện nay, chúng ta lại đưa những giá trị văn hoá, dành những công nhận kỷ lục guiness của VN là nhầm lẫn vô cùng lớn. Vì văn hoá là sự kết tinh lịch sử nhiều năm tháng, nó là sự tổng hoà những giá trị của cả một khu vực địa lý rộng lớn, của một quốc gia, chứa đựng những niềm vui, khát khao của một dân tộc, nó rất thiêng liêng. Trong khi đó, chúng ta lại mang ra thi thố.
Những giá trị mang ra thi, người mang ra thi bao giờ cũng muốn những giá trị văn hoá của nhà tôi hơn nhà báo, của xã tôi hơn xã bác, của tỉnh tôi hơn tỉnh bác, nguy hiểm hơn là ngộ nhận của dân tộc hơn dân tộc khác, là đẻ ra vấn đề kỳ thị văn hoá. Thì đây là việc làm không những có tác hại, không đúng về văn hoá, phản văn hoá, nảy sinh ra rất nhiều vấn đề ganh đua không lành mạnh.
PV: Xin cảm ơn ông./.