“Mong Hà Nội có được một nhận diện văn hóa”

VOV.VN - Đây chính là thông điệp mà nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế và nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn mong muốn trong dự án “Nhà tây biến hình".

"Nhà Tây biến hình” là dự án nghệ thuật của nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế và nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn với mong muốn tạo nên sự so sánh đối lập giữa hình ảnh những ngôi nhà trên phố trong hoài niệm và trên thực tế.

Từ những hình ảnh hiện thân của văn minh phương Tây du nhập vào Hà Nội những năm đầu thế kỉ 20 cho đến sự thay đổi, trở thành những ngôi nhà đầy biển quảng cáo hiện nay. Mục đích của họ là cố gắng tìm ra, phục dựng lại hình dạng nguyên bản của những ngôi nhà Tây, khiến người xem phải tự suy ngẫm về tiến trình biến đổi của cuộc sống và những hệ lụy mà đời sống hiện đại đem lại.  

P.V: “Nhà Tây biến hình” là chương trình do ông và nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn phối hợp thực hiện. Được biết trước đây nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn đã có triển lãm “Nhà mặt phố” và ông thì có triển lãm “Qua phố nhớ gì”. Vậy, sự kết hợp của hai nghệ sĩ cùng chung ý tưởng về Phố có sự tiếp nối nào không trong triển lãm này?

Nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế: Có một điều thú vị, con đường của chúng tôi giống như giao của hai đường thẳng, có điểm tụ, rồi nhìn một cách độc lập lại có tuyến tính riêng của nó.

Nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế

P.V: Ông có thể nói rõ hơn công trình nghiên cứu của mình?

Nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế: Cách đây 2 năm tôi có nghiên cứu về trang trí mặt tiền các ngôi nhà mặt phố Hà Nội. Tôi phát hiện ra rằng hồi đó người ta có phong trào viết tên cửa hiệu, chủ cửa hiệu và tên mặt hàng kinh doông lên trên mặt tiền cửa hàng đó. 

Sau một giai đoạn thay đổi chủ sở hữu, thay đổi về chính sách dẫn đến việc thay đổi, đập bỏ chữ đó đi. Câu chuyện về kí ức của tôi khơi gợi kí ức của gia chủ để họ có thể giúp mình hoàn thiện bản vẽ. Bởi bản vẽ đầu tiên với thực tế của kiến trúc ngôi nhà rất khác nhau.

Nghiên cứu này có tính nghệ thuật. Tôi làm hai tác phẩm: một là tác phẩm nhiếp ảnh và hai là tác phẩm ý niệm gồm có những bản vẽ và ghi chép. Thực chất nó là một cấu trúc tác phẩm, dựa vào tính ý niệm chứ không phải dựa vào tính vật chất. Có một hiểu lầm nho nhỏ coi đây chỉ là những bản vẽ phục dựng, nhưng đây còn có những giả định. Tôi muốn làm cho họ nhớ lại những gì thuộc về diện mạo của ngôi nhà, của bản thân họ.

P.V: Thế nhưng bây giờ không mấy ai quan tâm đến diện mạo có thể nói là “xưa cũ” của nơi họ đang ở. Vậy, ông làm thế nào?

Nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế: Tôi và những người cộng sự như ông Hồ Hữu Long hay chị Hồ Thị Hoa có thể vẽ chi tiết từng ngôi nhà nhưng bản thân họ không cần điều đó. Nhiều gia đình sẽ gặp tình trạng, khi người già mất đi họ sẽ đập đi, cơi nới hay cải tạo.

Hình ảnh ngôi nhà ở địa chỉ 102 Hàng Đào (Hà Nội) trên thực tế .

Ví dụ như, nhà số 10 Lý Quốc Sư hiện nay không làm nghề ảnh, gia đình ở 73 Cửa Nam không làm nghề vàng bạc, con cái nhà tư sản Nguyễn Đình Phẩm không làm xưởng cưa nữa vì toàn bộ mặt bằng đã bị thay đổi sở hữu.

Nếu như niềm kiêu hãnh của họ được khích lệ thì có lẽ họ sẽ quét vôi lại, sửa lại… hoặc chính quyền có thể hỗ trợ chọn ra những ngôi nhà, khu phố đẹp để quét sơn lại như đã làm với những ngôi nhà thuộc diện nhà nước quản lý.

P.V: Có thể nói mục đích cuối cùng của công việc ông đang nghiên cứu, khảo sát suốt từ năm 1998 đến nay là khơi dậy niềm kiêu hãnh, sự hoài niệm về phố cổ của những con người đang gắn bó với nó?  

Nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế: Thực ra đây là câu chuyện về di sản, nối tiếp công việc tôi đã từng làm. Bây giờ qua phố mình nhớ cái gì? Nhớ biển hiệu của cửa hàng đấy. Bây giờ qua đường dường như mọi người bị ô nhiễm thị giác, quá nhiều chữ, con số, biển quảng cáo, chú dẫn… Và mình không nhớ được cái gì cả.

Thông điệp của tôi là mong muốn Hà Nội có được một nhận diện văn hóa. Hiện nay việc thương mại hóa mặt tiền diễn ra toàn diện, phổ biến và khá triệt để. Ví dụ như ngôi nhà 102 Hàng Đào khi tôi làm khảo cứu và vẽ bản phục dựng thì tôi dám chắc những biển quảng cáo ấy hiện diện ít nhất 10 năm nay.

Hình ảnh ngôi nhà ở địa chỉ 102 Hàng Đào (Hà Nội) bản phục dựng

Tôi nghĩ, nếu không có sự can thiệp từ phía chính quyền thì không bao giờ chúng ta có thể thấy được mặt tiền của ngôi nhà 5 tầng rất đẹp nhìn ra quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

P.V: Ông vừa nhắc đến hai khái niệm “Nhận diện văn hóa” và “Thương mại hóa mặt tiền”. Trước thông tin chúng ta sẽ đưa phố cổ vào lộ trình để UNSECO công nhận là di sản văn hóa thế giới thì theo ông lộ trình đó có khả quan không?

Nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế: Tôi lại  nghĩ một điều nhỏ bé hơn. Cuốn sách “Song xưa phố cũ và những ghi chú bên lề” của tôi nhận được tài trợ của văn phòng UNESCO chính là làm sao cho cộng đồng ý thức về di sản của mình. Đấy là câu chuyện mà Hội An đã rất thành công nhưng Hà Nội thì chưa. Đấy là việc làm sao cho từng người dân người ta yêu mái nhà, yêu ban công của chính họ.

Không thể là hàng xóm, chính quyền lại giữ gìn tốt hơn chính bản thân họ. Nội dung đề cao ý thức di sản cho từng cộng đồng là quan trọng và tôi nghĩ đó là việc nên làm từ cả hai cấp: vĩ mô và vi mô, từng chính sách cho đến từng câu chuyện của người dân.

P.V: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giới thiệu nghề truyền thống tại phố cổ Hà Nội
Giới thiệu nghề truyền thống tại phố cổ Hà Nội

VOV.VN -Đây là hoạt động nhằm tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Hà Nội

Giới thiệu nghề truyền thống tại phố cổ Hà Nội

Giới thiệu nghề truyền thống tại phố cổ Hà Nội

VOV.VN -Đây là hoạt động nhằm tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Hà Nội

Hà Nội giãn dân phố cổ để bảo vệ di tích
Hà Nội giãn dân phố cổ để bảo vệ di tích

VOV.VN -Sẽ có khoảng 720 hộ dân đang sinh sống tại các điểm di tích, trường học, công sở... phố cổ được di dời sang khu đô thị Việt Hưng

Hà Nội giãn dân phố cổ để bảo vệ di tích

Hà Nội giãn dân phố cổ để bảo vệ di tích

VOV.VN -Sẽ có khoảng 720 hộ dân đang sinh sống tại các điểm di tích, trường học, công sở... phố cổ được di dời sang khu đô thị Việt Hưng

Vụ vi phạm cải tạo nhà phố cổ: Sẽ kiên quyết cưỡng chế
Vụ vi phạm cải tạo nhà phố cổ: Sẽ kiên quyết cưỡng chế

)VOV.VN -Phó Chủ tịch phường Hàng Buồm: “Nếu không tự giác thực hiện, chúng tôi sẽ tổ chức cưỡng chế và thông báo lịch để cưỡng chế”

Vụ vi phạm cải tạo nhà phố cổ: Sẽ kiên quyết cưỡng chế

Vụ vi phạm cải tạo nhà phố cổ: Sẽ kiên quyết cưỡng chế

)VOV.VN -Phó Chủ tịch phường Hàng Buồm: “Nếu không tự giác thực hiện, chúng tôi sẽ tổ chức cưỡng chế và thông báo lịch để cưỡng chế”

Mở rộng không gian ẩm thực phố cổ Hà Nội
Mở rộng không gian ẩm thực phố cổ Hà Nội

VOV.VN - Có một điểm nhấn khơi dậy văn hoá ẩm thực trong tuyến phố cổ sẽ tăng khả năng thu hút khách du lịch đến Hà Nội cũng như Việt Nam.

Mở rộng không gian ẩm thực phố cổ Hà Nội

Mở rộng không gian ẩm thực phố cổ Hà Nội

VOV.VN - Có một điểm nhấn khơi dậy văn hoá ẩm thực trong tuyến phố cổ sẽ tăng khả năng thu hút khách du lịch đến Hà Nội cũng như Việt Nam.

“Phải để chính người dân giữ hồn phố cổ Hà Nội”
“Phải để chính người dân giữ hồn phố cổ Hà Nội”

(VOV) - Tiến sĩ, Kiến trúc sư (KTS) Đào Ngọc Nghiêm trao đổi về cách bảo tồn, phát huy giá trị của phố cổ Hà Nội.

“Phải để chính người dân giữ hồn phố cổ Hà Nội”

“Phải để chính người dân giữ hồn phố cổ Hà Nội”

(VOV) - Tiến sĩ, Kiến trúc sư (KTS) Đào Ngọc Nghiêm trao đổi về cách bảo tồn, phát huy giá trị của phố cổ Hà Nội.

Làng cổ, phố cổ vì sao lại cứ …khổ?
Làng cổ, phố cổ vì sao lại cứ …khổ?

VOV.VN - Tầm nhìn hạn chế, năng lực quản lý yếu kém của những người có trách nhiệm khiến làng cổ, phố cổ vẫn cứ...khổ.

Làng cổ, phố cổ vì sao lại cứ …khổ?

Làng cổ, phố cổ vì sao lại cứ …khổ?

VOV.VN - Tầm nhìn hạn chế, năng lực quản lý yếu kém của những người có trách nhiệm khiến làng cổ, phố cổ vẫn cứ...khổ.

Giới thiệu Đề án giãn dân khu phố cổ quận Hoàn Kiếm
Giới thiệu Đề án giãn dân khu phố cổ quận Hoàn Kiếm

VOV.VN -Theo đề án, 6.550 hộ dân với khoảng 26.200 nhân khẩu sẽ được di dời khỏi khu phố cổ của Hà Nội.

Giới thiệu Đề án giãn dân khu phố cổ quận Hoàn Kiếm

Giới thiệu Đề án giãn dân khu phố cổ quận Hoàn Kiếm

VOV.VN -Theo đề án, 6.550 hộ dân với khoảng 26.200 nhân khẩu sẽ được di dời khỏi khu phố cổ của Hà Nội.