Bộ Y tế gấp rút thay đổi phác đồ điều trị bệnh sởi

VOV.VN - Hiện bệnh sởi đang xảy ra trên quy mô 60/63 tỉnh, thành phố, với số mắc gần 7000 ca.

Dịch sởi đã xuất hiện tại 59 tỉnh, thành phố với số ca mắc lên tới vài nghìn người, trong đó có khoảng 110 ca tử vong, tuy nhiên, Bộ Y tế vẫn cho rằng chưa đến lúc công bố dịch. Đáng lo ngại hiện nay, số bệnh nhi mắc sởi viêm phổi, suy hô hấp vẫn không ngừng gia tăng.

Về diễn biến của bệnh sởi hiện nay như thế nào? Vì sao bệnh viện nói bất thường, còn Bộ Y tế lại chưa công bố dịch và khẳng định chủng virus không thay đổi trong 38 năm qua? Vì sao lại lùi mục tiêu đẩy lùi bệnh sởi vào năm 2017 thay vì vào năm 2015 như ban đầu? Để tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên VOV có cuộc trao đổi với PGS. TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế.

PGS. TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng-Bộ Y tế.

 PV: Cho đến thời điểm này, nhiều bệnh viện cho biết dịch sởi đang bất thường, trong khi đó Bộ Y tế lại khẳng định chưa đến lúc công bố dịch. Vậy mức độ nghiêm trọng của bệnh sởi đến đâu, thưa ông?

PGS. TS Trần Đắc Phu: Hiện dịch đang xảy ra trên quy mô 60/63 tỉnh, thành phố, với số mắc gần 7000 ca, cũng có dịch tập trung nhỏ tại một số xã, huyện một số tỉnh miền núi phía Bắc. Tại Hà Nội và TP HCM số mắc rải rác, không thành những ổ dịch tập trung, nhưng với số mắc cao. Hiện nay, chúng tôi cũng thấy sự quá tải, bệnh nhân nhập viện đông, và cũng có bệnh nhân nặng tại BV Nhi Trung ương, Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Saint paul. Nhưng bệnh viện tuyến tỉnh lân cận không có hoặc có rất ít bệnh nhân.

Tuy vậy, việc khi nào công bố dịch sởi cần thực hiện theo Quyết định 64/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ vào các điều kiện: thứ nhất là dịch cao hơn mức trung bình hàng năm tại địa phương; thứ 2 là các địa phương không kiểm soát được thì công bố dịch. Khi có 2 tỉnh công bố dịch và đề nghị Bộ Y tế công bố dịch thì lúc đó Bộ Y tế sẽ công bố. Hoặc khi thấy sự bất thường của virus, bất thường về tốc độ lan truyền thì cũng có thể Bộ Y tế công bố dịch.

Hiện nay, các tỉnh vẫn đang kiểm soát được nên Bộ chưa công bố. Và Bộ Y tế qua nghiên cứu cũng không thấy sự biến đổi bất thường trong biến đổi gen nên chưa công bố dịch.

Song, việc chưa công bố không có nghĩa rằng chúng ta không thông báo cho người dân biết về tình hình dịch, cũng không có nghĩa là chúng ta không triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Ngay từ tháng 2, Bộ Y tế đã có chiến dịch tiêm vét và công bố tình hình dịch sởi, nguy cơ của sự bùng phát dịch sởi trong phạm vi 63 tỉnh thành trên cả nước. Hiện nay, chúng tôi vẫn đang tiếp tục cung cấp những nghiên cứu để cung cấp cho người dân thông tin về bệnh sởi, đồng thời cũng triển khai mạnh mẽ việc tuyên truyền cho người dân hưởng ứng chiến dịch tiêm vét vaccine sởi. Những gia đình có trẻ em chưa được tiêm hoặc chưa mắc bệnh sởi sẽ được tổ chức tiêm vét trong tháng 3, tháng 4 này.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến "thị sát" tình hình điều trị bệnh nhi biến chứng nặng do sởi tại BV Nhi Trung ương. (Ảnh: Dân trí)

PV: Ngành Y tế đã khẳng định 38 năm nay, chủng virus sởi không có sự biến đổi, vậy vì sao tại các bệnh viện đều cho biết dịch sởi đang có diễn biến bất thường, số lượng bệnh nhi mắc sởi viêm phổi, suy hô hấp ngày càng gia tăng?

PGS. TS Trần Đắc Phu: Đó cũng là vấn đề chúng ta đang cần nghiên cứu. Vì sao số tử vong chỉ tập trung tại khu vực phía Bắc, các khu vực phía Nam không có. Cũng có những bệnh nhân mắc bệnh khác như viêm phổi do các nguyên nhân khác, hoặc viêm phổi mắc song song với bệnh nền. Ví dụ như  biến chứng sau sởi, suy giảm miễn dịch và mắc những bệnh khác. Tuy nhiên, không phải nguyên nhân nào của các bệnh mắc song hành do virus hay do vi khuẩn khác chúng ta cũng nghiên cứu và trả lời ngay được. Bộ Y tế đang tích cực nghiên cứu để giải thích vấn đề này, đồng thời cũng phục vụ cho công tác chẩn đoán, điều trị, cấp cứu bệnh nhân hiện nay.

PV: Nếu chủng virus sởi không biến đổi thì vì sao Bộ Y tế lại đang gấp rút thay đổi phác đồ điều trị, thưa ông?

PGS. TS Trần Đắc Phu: Việc thay đổi phác đồ điều trị không phải căn cứ vào chủng virus. Việc thay đổi điều trị phải dựa vào triệu chứng lâm sàng, bệnh cảnh của bệnh nhân, dựa vào kinh nghiệm đã đúc kết được trong quá trình điều trị và hiện nay có thêm những kinh nghiệm gì để bổ sung. Bổ sung phác đồ điều trị là luôn luôn cập nhật. Ví dụ khi thấy kinh nghiệm của bệnh viện này tốt thì khi điều trị sẽ cập nhật. Hay khi dùng loại thuốc này thấy tốt, sẽ đưa vào phác đồ điều trị mà không hoàn toàn phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh.

Chúng tôi thay đổi nghiên cứu vì thấy rằng sau quá trình điều trị bệnh nhân sởi, các bác sĩ cũng đã đưa ra những kinh nghiệm trong việc giải quyết bệnh nhân nặng, hạn chế số tử vong, hiện nay được tiếp tục cập nhật vào phác đồ điều trị.

PV: Xin cảm ơn ông./.       

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những biến chứng của bệnh sởi
Những biến chứng của bệnh sởi

Những biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt... đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng.

Những biến chứng của bệnh sởi

Những biến chứng của bệnh sởi

Những biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt... đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng.

Cứu sống trẻ 3 tháng tuổi bị sởi biến chứng nặng
Cứu sống trẻ 3 tháng tuổi bị sởi biến chứng nặng

VOV.VN -Virus sởi tấn công nhanh vào phổi ngay từ giai đoạn đầu mắc bệnh là điều bất thường

Cứu sống trẻ 3 tháng tuổi bị sởi biến chứng nặng

Cứu sống trẻ 3 tháng tuổi bị sởi biến chứng nặng

VOV.VN -Virus sởi tấn công nhanh vào phổi ngay từ giai đoạn đầu mắc bệnh là điều bất thường

Bệnh nhi mắc sởi không ngừng tăng ở Nghệ An
Bệnh nhi mắc sởi không ngừng tăng ở Nghệ An

VOV.VN -  Hiện tại khoa truyền nhiễm – Bệnh viện sản nhi Nghệ An đang có 18 bệnh nhi mắc sởi. 

Bệnh nhi mắc sởi không ngừng tăng ở Nghệ An

Bệnh nhi mắc sởi không ngừng tăng ở Nghệ An

VOV.VN -  Hiện tại khoa truyền nhiễm – Bệnh viện sản nhi Nghệ An đang có 18 bệnh nhi mắc sởi. 

Dịch sởi diễn biến nặng nhất trong 40 năm qua
Dịch sởi diễn biến nặng nhất trong 40 năm qua

Theo các chuyên gia y tế, dịch sởi thực sự diễn biến rất phức tạp

Dịch sởi diễn biến nặng nhất trong 40 năm qua

Dịch sởi diễn biến nặng nhất trong 40 năm qua

Theo các chuyên gia y tế, dịch sởi thực sự diễn biến rất phức tạp

Lo ngại bệnh viện thành ổ dịch sởi
Lo ngại bệnh viện thành ổ dịch sởi

Đến bệnh viện bị lây nhiễm sởi khiến bệnh trở nặng, thậm chí tử vong là mối lo ngại của nhiều gia đình bệnh nhân.

Lo ngại bệnh viện thành ổ dịch sởi

Lo ngại bệnh viện thành ổ dịch sởi

Đến bệnh viện bị lây nhiễm sởi khiến bệnh trở nặng, thậm chí tử vong là mối lo ngại của nhiều gia đình bệnh nhân.

Dịch sởi diễn biến bất ngờ, cha mẹ trở tay không kịp
Dịch sởi diễn biến bất ngờ, cha mẹ trở tay không kịp

VOV.VN -Dịch sởi với những diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh tại nhiều địa phương đang khiến nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng.

Dịch sởi diễn biến bất ngờ, cha mẹ trở tay không kịp

Dịch sởi diễn biến bất ngờ, cha mẹ trở tay không kịp

VOV.VN -Dịch sởi với những diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh tại nhiều địa phương đang khiến nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng.

Đã có 108 ca tử vong liên quan đến mắc sởi và viêm phổi
Đã có 108 ca tử vong liên quan đến mắc sởi và viêm phổi

VOV.VN - Từ đầu vụ dịch đến nay đã có 108 trường hợp tử vong có liên quan đến mắc sởi và viêm phổi.

Đã có 108 ca tử vong liên quan đến mắc sởi và viêm phổi

Đã có 108 ca tử vong liên quan đến mắc sởi và viêm phổi

VOV.VN - Từ đầu vụ dịch đến nay đã có 108 trường hợp tử vong có liên quan đến mắc sởi và viêm phổi.

Phòng tránh bệnh sởi ở trẻ em - những điều cần biết
Phòng tránh bệnh sởi ở trẻ em - những điều cần biết

VOV.VN - Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường gặp ở trẻ em và nếu để lâu ngày sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Phòng tránh bệnh sởi ở trẻ em - những điều cần biết

Phòng tránh bệnh sởi ở trẻ em - những điều cần biết

VOV.VN - Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường gặp ở trẻ em và nếu để lâu ngày sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Dịch sởi ở trẻ: Chăm sóc đúng cách để tránh biến chứng
Dịch sởi ở trẻ: Chăm sóc đúng cách để tránh biến chứng

VOV.VN -Nguyên nhân dẫn đến dịch sởi đang bùng phát hiện nay là do chu kỳ của bệnh và những trường hợp bị bệnh đều chưa được tiêm phòng!.

Dịch sởi ở trẻ: Chăm sóc đúng cách để tránh biến chứng

Dịch sởi ở trẻ: Chăm sóc đúng cách để tránh biến chứng

VOV.VN -Nguyên nhân dẫn đến dịch sởi đang bùng phát hiện nay là do chu kỳ của bệnh và những trường hợp bị bệnh đều chưa được tiêm phòng!.

Ít nhất 25 trẻ tử vong do bệnh sởi
Ít nhất 25 trẻ tử vong do bệnh sởi

VOV.VN - Hiện nay, cả nước phát hiện 6.611 trường hợp sốt phát ban dạng sởi chủ yếu tại miền Bắc và Nam.

Ít nhất 25 trẻ tử vong do bệnh sởi

Ít nhất 25 trẻ tử vong do bệnh sởi

VOV.VN - Hiện nay, cả nước phát hiện 6.611 trường hợp sốt phát ban dạng sởi chủ yếu tại miền Bắc và Nam.

Bệnh sởi sẽ được kiểm soát trong một vài tháng tới
Bệnh sởi sẽ được kiểm soát trong một vài tháng tới

VOV.VN - Theo Bộ Y tế, đến cuối tháng 3/2014, có 25 trường hợp tử vong do sởi, biến chứng của sởi

Bệnh sởi sẽ được kiểm soát trong một vài tháng tới

Bệnh sởi sẽ được kiểm soát trong một vài tháng tới

VOV.VN - Theo Bộ Y tế, đến cuối tháng 3/2014, có 25 trường hợp tử vong do sởi, biến chứng của sởi

 Bệnh nhân mắc sởi tăng: Vì sao Bộ Y tế chưa công bố dịch?
Bệnh nhân mắc sởi tăng: Vì sao Bộ Y tế chưa công bố dịch?

VOV.VN - Các tỉnh đã đánh giá cơ bản khống chế được tình hình bệnh sởi, số trường hợp mắc đã bắt đầu giảm...

 Bệnh nhân mắc sởi tăng: Vì sao Bộ Y tế chưa công bố dịch?

Bệnh nhân mắc sởi tăng: Vì sao Bộ Y tế chưa công bố dịch?

VOV.VN - Các tỉnh đã đánh giá cơ bản khống chế được tình hình bệnh sởi, số trường hợp mắc đã bắt đầu giảm...