Đài phát sóng Mễ Trì - Ký ức một thời đạn bom

(VOV) - Trong chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, Đài Phát sóng Mễ Trì là một mục tiêu bị bắn phá dữ dội.

40 năm đã qua, nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng trên bầu trời Hà Nội đó vẫn còn vẹn nguyên trong lòng những người lính tự vệ, kỹ thuật viên đài Phát sóng Mễ Trì.

Trong những ngày tháng cuối thu này, cả nước đang hướng về Hà Nội cùng kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, cùng tưởng nhớ về những năm tháng không thể nào quên của một thời lửa đạn. Giữa không khí hào hùng ấy, ký ức về một thời oanh liệt của các cựu cán bộ, kỹ thuật viên, lính tự vệ Đài Phát thanh Mễ Trì như sống lại.

Hệ anten Đài phát sóng phát thanh Mễ Trì những năm chiến tranh. (Ảnh: internet).

Tiếp chúng tôi trong căn nhà tập thể của Đài phát thanh Mễ Trì, anh kỹ thuật viên Đài Phát thanh Mễ Trì kiêm lính tự vệ - Dương Xuân Trường năm nào giờ đây đã lên chức ông nội ở cái tuổi gần 70. Màu thời gian đã nhuốm trên gương mặt của người lính tự vệ ấy, nhưng sâu thẳm trong đôi mắt ông vẫn sáng bừng lên khi nhắc lại những khoảnh khắc hào hùng của cả một thế hệ trong mưa bom bão đạn.

Ông Dương Xuân Trường.

Sáng 19/12/1972, Mỹ ném bom rải thảm xuống khu vực Đài Phát thanh Mễ Trì. Trước đó, Trung ương đã cho biết Mỹ sẽ ném bom khu vực Hà Nội, chúng sẽ đãnh Đài phát thanh với âm mưu nhằm phá làn sóng của ta, nên gần 60 cán bộ công nhân viên của Đài lúc bấy giờ đã chuẩn bị tinh thần sơ tán để đảm bảo an toàn về người, thiết bị, đặc biệt là những kho đèn điện tử rất quý lúc bấy giờ, được nhập từ nước ngoài.

Kho đèn được di chuyển vào làng Mễ Trì Thượng, một số anh chị em cán bộ, dân quân tự vệ phân công vào trông coi. Hết ca làm là phải vào làng sơ tán, đến ca thì từ làng trở lại làm nhiệm vụ.

Ở lại Đài lúc đó còn có 1 tiểu đội tự vệ gồm 9 người, do ông Dương Xuân Trường làm đội trưởng. Ông Trường lên quê ngoại tận Tuyên Quang sơ tán, cùng vợ là bà Trần Thị Xuân (sinh năm 1948 – kỹ thuật quản lý Đài phát thanh Mễ Trì) quyết ở lại trực chiến với kẻ thù.

“Ngay từ đầu anh em đã xác định được tinh thần. Cứ hai người một ca thay phiên nhau trực, lúc nào cũng hăng hái, đi đâu cũng đeo khẩu súng K44 bên người, chẳng biết sợ là gì. Thấy máy bay (F111) bay rất thấp trên đỉnh đầu liền giơ súng lên bắn, không cần biết chúng sẽ ném bom ở khu vực nào cả”, ông Trường hả hê kể lại. Ngoài việc trang bị mỗi lính tự vệ một khẩu K44, có một tổ trực trung liên K53 băng tròn. Tinh thần quyết chiến lúc nào cũng hừng hực trong huyết quản mỗi người. Lúc đó, một số anh em định bắc một ụ nổi trên nóc nhà Đài đã bắn thẳng lên máy bay, song Bộ Tư lệnh không cho phép vì quá nguy hiểm, sau đó lính tự vệ rút ra làm hầm ngoài mương.

Khoảng 20h ngày 18/12/1972, theo kế hoạch Mỹ rải thảm B52 vào khu vực Đài phát thanh Mễ Trì. Tuy nhiên hướng ném bom bị lệch, phần lớn loạt bom rơi xuống làng Mễ Trì khiến người dân trong làng thương vong rất nhiều, trong khi đó cán bộ công nhân viên của Đài sơ tán trong đó lại được an toàn.

Đài tưởng niệm Đài phát sóng Mễ Trì.

Loạt bom đó cũng khiến phần gia cố đi vào nhà A của Đài phát thanh bị sập. Rất may máy móc trong khu nhà vẫn còn nguyên vẹn, duy chỉ có ăngten bị ảnh hưởng. Máy phát ở khu nhà B và khu nhà hầm vẫn hoạt động bình thường.

4h30 phút rạng sáng 19/12/1972, Mỹ lại cho máy bay đến tập kích ném bom. Hôm đó, là ca trực của ông Trường và đồng chí Nhữ Quang Thành (lúc đó 22 tuổi, quê Hải Dương, công nhân máy nổ, đồng thời là tự vệ). Trước tình thế cấp bách này, lực lượng công an gác bảo vệ Đài được lệnh rút đi, giành chỗ cho tự vệ chiến đấu.

Loạt bom thứ 2, Mỹ ném trúng khu vực nhà B (dãy nhà cấp bốn) làm khu vực này bị sập. Rất may lúc đó, nghe tiếng báo động 3 cô công nhân đang trong ca trực khu nhà B đã nhảy xuống hầm cá nhân trú ẩn, nên không có thiệt hại về người.

Bên ngoài, lực lượng tự vệ cũng nhanh chóng chạy xuống các hầm cá nhân gần đó trú ẩn. Lúc bấy giờ, đồng chí Thành ra ngoài hầm cá nhân chỗ thường trực của Đài để trú, giương cao súng hướng về phía máy bay địch. Đúng lúc, quả bom đầu tiên ném gần khu vực hầm trú ẩn của đồng chí Thành. Do sức ép quá lớn của bom khiến 1 tảng đất to gần đó đập mạnh vào ngực, khiến anh ngã quỵ xuống.

Tiếp nối truyền thống cha anh, các cán bộ kỹ thuật của Đài Mễ Trì hôm nay luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trên mọi mặt trận công tác.

Đến 8h sáng, do vết thương quá nặng, đồng chí Thành đã trút hơi thở cuối cùng trong sự tiếc thương vô hạn của đồng đội. Sau này, để ghi nhớ công ơn của người lính tự vệ năm xưa, nhà nước đã phong tặng danh hiệu liệt sĩ.

“Nghe tiếng máy bay lượn rất gần trên đầu, súng cao xạ bắn sáng rực cả bầu trời, xung quanh là bom nổ, nhưng điều đó không làm cho tinh thần của anh chị em công nhân viên nhà máy bị nhụt chí. Lúc đó, chúng tôi chỉ lo làm sao hoàn thành được nhiệm vụ, đảm bảo tác chiến trên làn sóng, ông Nguyễn Trọng Hưởng – Trưởng ban kỹ thuật Đài Phát thanh Mễ Trì lúc đó kể.

Khi tiếng súng, tiếng bom tạm ngừng, công nhân viên của Đài Phát thanh Mễ Trì lại tiếp tục công việc bất chấp những mất mát, đau thương hay những thiếu thốn về điều kiện làm việc. “Anh chị em vẫn hăng say làm việc, không kể ngày đêm, quyết tâm không sao nhãng nhiệm vụ, đảm bảo phát sóng 24/24 giờ để phục vụ tiền tuyến, phục vụ đất nước”, ông Hưởng tự hào nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kỷ niệm 17 năm Đài Phát sóng Phát thanh Đồng Hới
Kỷ niệm 17 năm Đài Phát sóng Phát thanh Đồng Hới

Đài Phát sóng Phát thanh Đồng Hới cần phát huy thế mạnh của mình cũng như khai hết các yếu tố “thiên thời – địa lợi – nhân hoà” để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đài Tiếng nói Việt Nam đã giao cho.  

Kỷ niệm 17 năm Đài Phát sóng Phát thanh Đồng Hới

Kỷ niệm 17 năm Đài Phát sóng Phát thanh Đồng Hới

Đài Phát sóng Phát thanh Đồng Hới cần phát huy thế mạnh của mình cũng như khai hết các yếu tố “thiên thời – địa lợi – nhân hoà” để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đài Tiếng nói Việt Nam đã giao cho.  

Khởi công Đài Phát sóng phát thanh An Hải
Khởi công Đài Phát sóng phát thanh An Hải

Đài được xây dựng trên diện tích hơn 8.000 m2, giá trị xây lắp 40 tỷ đồng.  

Khởi công Đài Phát sóng phát thanh An Hải

Khởi công Đài Phát sóng phát thanh An Hải

Đài được xây dựng trên diện tích hơn 8.000 m2, giá trị xây lắp 40 tỷ đồng.  

Đài phát sóng VN2 - quá khứ và hiện tại
Đài phát sóng VN2 - quá khứ và hiện tại

Trải qua 15 năm xây dựng hình thành và phát triển, Đài phát sóng phát thanh VN2 là đài có công suất kỹ thuật lớn nhất trong hệ thống kỹ thuật Đài TNVN; thậm chí của khu vực và thế giới.  

Đài phát sóng VN2 - quá khứ và hiện tại

Đài phát sóng VN2 - quá khứ và hiện tại

Trải qua 15 năm xây dựng hình thành và phát triển, Đài phát sóng phát thanh VN2 là đài có công suất kỹ thuật lớn nhất trong hệ thống kỹ thuật Đài TNVN; thậm chí của khu vực và thế giới.  

Đài phát sóng VN2 - Niềm tự hào của phát thanh Việt Nam
Đài phát sóng VN2 - Niềm tự hào của phát thanh Việt Nam

Đài phát sóng phát thanh VN2 nằm trong hệ thống kỹ thuật phát sóng của Đài TNVN có vai trò đặc biệt, thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ phát sóng đối nội và đối ngoại.

Đài phát sóng VN2 - Niềm tự hào của phát thanh Việt Nam

Đài phát sóng VN2 - Niềm tự hào của phát thanh Việt Nam

Đài phát sóng phát thanh VN2 nằm trong hệ thống kỹ thuật phát sóng của Đài TNVN có vai trò đặc biệt, thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ phát sóng đối nội và đối ngoại.

Kỷ niệm 30 năm Đài Phát sóng Phát thanh VN1
Kỷ niệm 30 năm Đài Phát sóng Phát thanh VN1

Qua 30 năm quản lý, khai thác, Đài VN1 phát sóng trên 600.000 giờ sóng phát thanh, gồm các chương trình đối nội, đối ngoại của Đài TNVN an toàn liên tục.

Kỷ niệm 30 năm Đài Phát sóng Phát thanh VN1

Kỷ niệm 30 năm Đài Phát sóng Phát thanh VN1

Qua 30 năm quản lý, khai thác, Đài VN1 phát sóng trên 600.000 giờ sóng phát thanh, gồm các chương trình đối nội, đối ngoại của Đài TNVN an toàn liên tục.

Kỷ niệm 15 năm thành lập Đài Phát sóng phát thanh VN2
Kỷ niệm 15 năm thành lập Đài Phát sóng phát thanh VN2

15 năm xây dựng và phát triển, chặng đường đi qua tuy không dài, nhưng Đài Phát sóng phát thanh VN2 đã trở thành niềm tự hào của Đài TNVN.

Kỷ niệm 15 năm thành lập Đài Phát sóng phát thanh VN2

Kỷ niệm 15 năm thành lập Đài Phát sóng phát thanh VN2

15 năm xây dựng và phát triển, chặng đường đi qua tuy không dài, nhưng Đài Phát sóng phát thanh VN2 đã trở thành niềm tự hào của Đài TNVN.