Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11

Đàn ông hãy nói không bạo lực đối với phụ nữ

VOV.VN -Cứ 3 người phụ nữ ở nước ta thì có một người bị bạo hành và họ trở thành tù tội tại chính ngôi nhà của mình. 

Các nghiên cứu đã cho thấy, ở nước ta, nhiều người vẫn cho rằng, chồng có quyền dạy vợ, phạt vợ khi mắc lỗi. Tư tưởng trọng nam, khinh nữ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác làm cho ngay cả phụ nữ- những nạn nhân thường thấy của bạo lực gia đình cũng cho rằng, trong một số trường hợp thì bạo lực là chấp nhận được. Do vậy, cứ 3 người phụ nữ ở nước ta thì có một người bị bạo hành và họ trở thành tù tội tại chính ngôi nhà của mình. Nỗi đau thể xác có thể chữa khỏi nhưng nỗi đau tinh thần, những tổn thương về cuộc sống hôn nhân sẽ còn mãi.

Những người phụ nữ này từng là nạn nhân của nạn bạo lực gia đình

Tâm sự đây của một số phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình ở Hà Giang và Hà Nội: “Em mắt kém, nhưng vẫn đi kiếm tiền, vẫn nấu cơm nước phục vụ chồng con nhưng chồng em vẫn mắng chửi, đánh em do ghen thái quá. Chồng em không muốn em được chơi với ai kể cả nam hay nữ”.

“Khi 2 vợ chồng vui vẻ, em thường hỏi vì sao anh hay đánh em, anh ấy không trả lời mà chỉ mỉm cười. Nhưng chỉ vài phút sau, bằng những lý do không đâu, ví dụ như không tìm thấy cái thắt lưng là anh ấy lại chửi mắng em”.  
Theo số liệu từ nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam thì 58% phụ nữ cho biết từng chịu ít nhất 1 trong 3 hình thức bạo lực về thể chất, tinh thần hoặc tình dục; khoảng một nửa số nạn nhân này chưa từng nói với ai về tình trạng bạo lực mà họ phải chịu đựng và 87% nạn nhân bạo lực gia đình chưa tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ công.  
                 
“Cũng có lần em đã viết đơn ly hôn, nhưng các con em nó cứ níu kéo, khi nghe tiếng gọi mẹ của con, em cầm lòng được. Vừa rồi anh ấy lôi em xuống tầng hầm của nhà, vừa đánh, vừa chửi em? Anh ấy đẩy em vào gầm gường rồi điện thoại của anh văng theo, em cầm được và gọi người nhà đến cứu”.

Trong số những nạn nhân vừa nêu, có người từng nghĩ đến cái chết để giải thoát khỏi bạo lực gia đình nhưng tình thương đối với các con đã níu họ ở lại và tiếp tục chịu đựng bạo lực. Đây cũng chính là lý do khiến bạo lực gia đình vẫn được giấu kín sau cánh cửa mỗi gia đình. Nó không chỉ xúc phạm nhân phẩm, quyền con người, làm tổn hại sức khỏe, tính mạng của các nạn nhân mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho phát triển kinh tế- xã hội, văn hóa của đất nước.

Theo bà Pratibha Mehta, điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là biểu hiện cao nhất của bất bình đẳng giới. Đây không còn là chuyện riêng của mỗi nhà mà trở thành một vấn đề cần được cả xã hội quan tâm giải quyết. Điều quan trọng hơn hết là sự hiểu biết và ý thức của mỗi người, đặc biệt là người đàn ông trong gia đình: “Vai trò của nam giới trong phòng chống bạo lực đối với phụ nữ là điều vô cùng quan trọng. Bởi nam giới không chỉ là người thực hiện hành vi bạo hành mà họ còn có quyền lực rất lớn trong gia đình. Do đó, nâng cao ý thức và trách nhiệm của nam giới là vô cùng quan trọng. Nam giới thường là nguyên nhân gây ra bạo lực và họ cũng là một phần trong giải pháp phòng chống”.

Mặc dù nam giới cũng bị ảnh hưởng, nhưng phụ nữ và trẻ em gái là những nạn nhân chính của bạo lực gia đình. Theo báo cáo quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ tại Việt Nam thì 32% phụ nữ từng kết hôn phải hứng chịu bạo lực về thể xác, 10% phụ nữ từng kết hôn trải nghiệm bạo lực tình dục, 54% phụ nữ từng kết hôn hứng chịu bạo lực tinh thần và 5% phụ nữ bị đánh đập trong khi mang thai từ chính người chồng của mình.

Vì vậy, các cơ quan chức năng đã đưa ra thông điệp chính của Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11) năm nay là “Đàn ông đích thực nói không bạo lực với phụ nữ”. Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cho biết, trên thực tế, hội đã xây dựng được những mô hình nhà tạm lánh cho phụ nữ bị bạo lực gia đình và thời gian tới sẽ phối hợp với các cấp, các ngành nhân rộng mô hình này: “Chúng tôi đã có nhiều hoạt động hỗ trợ nạn nhân là phụ nữ và trẻ em bị bạo lực như mô hình địa chỉ tin cậy tại cộng đồng và mô hình câu lạc bộ gia đình không có bạo lực, đặc biệt là mô hình ngôi nhà bình yên tại 20 Thụy Khuê, Hà Nội. Đây là mô hình nhà tạm lánh đầu tiên ở Việt Nam, đã tư vấn, hỗ trợ cho nạn nhân bị bạo lực có hiệu quả. Trong thời gian tới, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cam kết hỗ trợ nâng cao nhận thức, vai trò, vị thế của người phụ nữ trong xã hội”.

Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện bình đẳng giới và tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình. Tuy nhiên, ngoài việc các cơ quan chức năng tích cực vào cuộc phòng chống bạo lực gia đình, mỗi người cần lên tiếng khi chứng kiến bạo lực hoặc bị bạo lực gia đình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Nước mắt cười” của những phụ nữ bị bạo lực gia đình
“Nước mắt cười” của những phụ nữ bị bạo lực gia đình

(VOV) - Những hình ảnh, câu chuyện và các hiện vật khiến người xem phải lặng người suy nghĩ về bạo lực gia đình.

“Nước mắt cười” của những phụ nữ bị bạo lực gia đình

“Nước mắt cười” của những phụ nữ bị bạo lực gia đình

(VOV) - Những hình ảnh, câu chuyện và các hiện vật khiến người xem phải lặng người suy nghĩ về bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình đang thách thức xã hội
Bạo lực gia đình đang thách thức xã hội

Đó là nhận định của vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch) Lê Đỗ Ngọc tại hội thảo “Nâng cao nhận thức về Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới” diễn ra từ 2-4/10 tại Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng  

Bạo lực gia đình đang thách thức xã hội

Bạo lực gia đình đang thách thức xã hội

Đó là nhận định của vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch) Lê Đỗ Ngọc tại hội thảo “Nâng cao nhận thức về Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới” diễn ra từ 2-4/10 tại Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng  

3 năm, số vụ bạo lực gia đình giảm 77%
3 năm, số vụ bạo lực gia đình giảm 77%

Có được kết quả này là do địa phương đã sáng tạo mô hình hoạt động như thành lập câu lạc bộ vui chơi, giải trí cho các gia đình ở cộng đồng.

3 năm, số vụ bạo lực gia đình giảm 77%

3 năm, số vụ bạo lực gia đình giảm 77%

Có được kết quả này là do địa phương đã sáng tạo mô hình hoạt động như thành lập câu lạc bộ vui chơi, giải trí cho các gia đình ở cộng đồng.

“Tôi ơi, đừng tuyệt vọng”- chương trình nghệ thuật chống bạo lực gia đình
“Tôi ơi, đừng tuyệt vọng”- chương trình nghệ thuật chống bạo lực gia đình

Với sự hợp tác của trung tâm CSAGA và Đoàn kịch 3 Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam, “Tôi ơi, đừng tuyệt vọng” sẽ ra mắt khán giả vào lúc 20h ngày 15/6 tại Sân khấu nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam.

“Tôi ơi, đừng tuyệt vọng”- chương trình nghệ thuật chống bạo lực gia đình

“Tôi ơi, đừng tuyệt vọng”- chương trình nghệ thuật chống bạo lực gia đình

Với sự hợp tác của trung tâm CSAGA và Đoàn kịch 3 Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam, “Tôi ơi, đừng tuyệt vọng” sẽ ra mắt khán giả vào lúc 20h ngày 15/6 tại Sân khấu nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam.

Hội nghị Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình
Hội nghị Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình

(VOV) - Hội nghị chia sẻ các bài học kinh nghiệm và thảo luận các giải pháp để “Thu hẹp khoảng cách từ luật đến cuộc sống”.

Hội nghị Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình

Hội nghị Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình

(VOV) - Hội nghị chia sẻ các bài học kinh nghiệm và thảo luận các giải pháp để “Thu hẹp khoảng cách từ luật đến cuộc sống”.

Lễ phát động Phụ nữ chung tay phòng chống bạo lực gia đình
Lễ phát động Phụ nữ chung tay phòng chống bạo lực gia đình

VOV.VN -Các vụ bạo hành phụ nữ, bạo lực gia đình đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại khu vực nông thôn.

Lễ phát động Phụ nữ chung tay phòng chống bạo lực gia đình

Lễ phát động Phụ nữ chung tay phòng chống bạo lực gia đình

VOV.VN -Các vụ bạo hành phụ nữ, bạo lực gia đình đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại khu vực nông thôn.

Bạo lực gia đình không còn là chuyện riêng của mỗi gia đình
Bạo lực gia đình không còn là chuyện riêng của mỗi gia đình

Bạo lực gia đình cản trở mục tiêu tiến tới bình đẳng giới và phát triển bền vững về mặt xã hội của mỗi quốc gia.

Bạo lực gia đình không còn là chuyện riêng của mỗi gia đình

Bạo lực gia đình không còn là chuyện riêng của mỗi gia đình

Bạo lực gia đình cản trở mục tiêu tiến tới bình đẳng giới và phát triển bền vững về mặt xã hội của mỗi quốc gia.

Cần chấm dứt tình trạng bạo lực gia đình
Cần chấm dứt tình trạng bạo lực gia đình

Ngày 4/3, trong tuyên bố hướng đến Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Cao uỷ LHQ về nhân quyền Navi Pillay yêu cầu các chính phủ cần có các biện pháp trừng phạt hình thức tội phạm bạo lực gia đình

Cần chấm dứt tình trạng bạo lực gia đình

Cần chấm dứt tình trạng bạo lực gia đình

Ngày 4/3, trong tuyên bố hướng đến Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Cao uỷ LHQ về nhân quyền Navi Pillay yêu cầu các chính phủ cần có các biện pháp trừng phạt hình thức tội phạm bạo lực gia đình

Việt Nam xây dựng thành công mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình
Việt Nam xây dựng thành công mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình

Kết quả này đã góp phần làm giảm gần 70% số vụ bạo lực gia đình so với thời điểm triển khai Mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình (tháng 7/2008).

Việt Nam xây dựng thành công mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình

Việt Nam xây dựng thành công mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình

Kết quả này đã góp phần làm giảm gần 70% số vụ bạo lực gia đình so với thời điểm triển khai Mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình (tháng 7/2008).

Sự hiểu biết Luật Phòng chống bạo lực gia đình chưa cao
Sự hiểu biết Luật Phòng chống bạo lực gia đình chưa cao

Đối với thiết chế xã hội lâu đời như gia đình thì Luật PCBLGĐ cần phải có nhiều thời gian hơn nữa để đi vào cuộc sống

Sự hiểu biết Luật Phòng chống bạo lực gia đình chưa cao

Sự hiểu biết Luật Phòng chống bạo lực gia đình chưa cao

Đối với thiết chế xã hội lâu đời như gia đình thì Luật PCBLGĐ cần phải có nhiều thời gian hơn nữa để đi vào cuộc sống

Hội Phụ nữ là lực lượng nòng cốt phòng chống bạo lực gia đình
Hội Phụ nữ là lực lượng nòng cốt phòng chống bạo lực gia đình

Tình trạng bạo lực đang xảy ra với nhiều các hình thức phức tạp, trong số đó hành vi “chồng mắng chửi, đánh đập vợ” là phổ biến nhất.  

Hội Phụ nữ là lực lượng nòng cốt phòng chống bạo lực gia đình

Hội Phụ nữ là lực lượng nòng cốt phòng chống bạo lực gia đình

Tình trạng bạo lực đang xảy ra với nhiều các hình thức phức tạp, trong số đó hành vi “chồng mắng chửi, đánh đập vợ” là phổ biến nhất.  

“Nói không với bạo lực gia đình”
“Nói không với bạo lực gia đình”

Cuộc triển lãm đã trưng bày  60 bức tranh của các học sinh từ 35 trường tiểu học Hà Nội.  

“Nói không với bạo lực gia đình”

“Nói không với bạo lực gia đình”

Cuộc triển lãm đã trưng bày  60 bức tranh của các học sinh từ 35 trường tiểu học Hà Nội.  

Hội thảo khu vực ASEAN về Pháp luật phòng chống bạo lực gia đình
Hội thảo khu vực ASEAN về Pháp luật phòng chống bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình không còn là vấn đề riêng của gia đình hay quốc gia, mà đã trở thành vấn đề được quan tâm toàn cầu

Hội thảo khu vực ASEAN về Pháp luật phòng chống bạo lực gia đình

Hội thảo khu vực ASEAN về Pháp luật phòng chống bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình không còn là vấn đề riêng của gia đình hay quốc gia, mà đã trở thành vấn đề được quan tâm toàn cầu

Phát động "Chiến dịch truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình"
Phát động "Chiến dịch truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình"

Chiến dịch có thông điệp: "Bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật. Hãy chấm dứt ngay!"

Phát động "Chiến dịch truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình"

Phát động "Chiến dịch truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình"

Chiến dịch có thông điệp: "Bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật. Hãy chấm dứt ngay!"

Pakistan phạt tù những người có hành vi bạo lực gia đình
Pakistan phạt tù những người có hành vi bạo lực gia đình

Trong nỗ lực nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình, Hạ viện Pakistan hôm qua thông qua một dự luật cho phép phạt tù những người bị kết tội đánh đập phụ nữ hoặc trẻ em.

Pakistan phạt tù những người có hành vi bạo lực gia đình

Pakistan phạt tù những người có hành vi bạo lực gia đình

Trong nỗ lực nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình, Hạ viện Pakistan hôm qua thông qua một dự luật cho phép phạt tù những người bị kết tội đánh đập phụ nữ hoặc trẻ em.

Bạo lực gia đình ở Đắk Lắk: “S.O.S”!
Bạo lực gia đình ở Đắk Lắk: “S.O.S”!

Nhiều phụ nữ ở Đắk Lắk hiện vẫn đang phải chịu cảnh bạo hành gia đình mà chẳng biết kêu ai, bởi chính người thân là chồng, là cha họ không thay đổi được hành vi của mình, hoặc sự chia sẻ, can thiệp của cộng đồng xã hội chưa kịp thời và không đến nơi, đến chốn…  

Bạo lực gia đình ở Đắk Lắk: “S.O.S”!

Bạo lực gia đình ở Đắk Lắk: “S.O.S”!

Nhiều phụ nữ ở Đắk Lắk hiện vẫn đang phải chịu cảnh bạo hành gia đình mà chẳng biết kêu ai, bởi chính người thân là chồng, là cha họ không thay đổi được hành vi của mình, hoặc sự chia sẻ, can thiệp của cộng đồng xã hội chưa kịp thời và không đến nơi, đến chốn…