Nghị quyết đặc thù về công trình giao thông gỡ vướng cho Đông Nam Bộ

VOV.VN - Ngày 28/11, với 464/467 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ.

Nghị quyết có hiệu lực ngay và kéo dài đến hết ngày 30/6/2025, được kỳ vọng sẽ gỡ được nút thắt giúp có thêm nhiều công trình giao thông đường bộ đưa vào sử dụng trong thời gian tới.

Nhiều dự án ở Đông Nam bộ được “gỡ vướng”

Dự án nâng cấp, mở rộng đường Quốc lộ 14 đoạn Đồng Xoài - Chơn Thành, tỉnh Bình Phước có chiều dài hơn 24km, bề rộng nền đường 46m gồm 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ và lề đường. Công trình có tổng mức đầu tư gần 1.450 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước. Thời gian thực hiện công trình từ năm 2022- 2025.

Năm 2022, UBND tỉnh Bình Phước đã có Quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14 đoạn Đồng Xoài-Chơn Thành. Thế nhưng do vướng Luật Ngân sách nhà nước, Luật Giao thông đường bộ và Luật Quản lý tài sản công nên vẫn chưa thể lựa chọn thủ tục đấu thầu thi công.

Do đó, với Nghị quyết thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ, trong đó Dự án nâng cấp, mở rộng đường Quốc lộ 14 đoạn Đồng Xoài - Chơn Thành là 1 trong 6 dự án được phân cấp địa phương làm cơ quan chủ quản sẽ gỡ “nút thắt” để địa phương nhanh chóng đầu tư dự án.

Ông Bùi Ngọc Tiếp, Phó phòng Hạ tầng giao thông Sở Giao thông-Vận tải tỉnh Bình Phước cho biết, việc tỉnh cân đối ngân sách địa phương để thực hiện đầu tư dự án, sớm đưa dự án hoàn thành vào năm 2025 sẽ góp phần phát triển kinh tế địa phương:

"Dự án sớm hoàn thành sẽ góp phần cho tỉnh Bình Phước hoàn thiện mạng lưới giao thông kết nối vùng, liên vùng. Tuyến Quốc lộ 14 cũng là tuyến đường độc đạo để vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh khu vực Tây Nguyên về miền Đông Nam bộ, khu vực Tây Nam bộ. Do đó, khi hoàn thiện Quốc lộ 14 đoạn Đồng Xoài - Chơn Thành theo đúng quy hoạch của địa phương sẽ tạo hành lang vận tải mới giảm ùn tắc giao thông, tắc nghẽn vào những giờ cao điểm".

Ngoài dự án vừa nêu, tại các tỉnh, thành trong khu vực Đông Nam bộ, cũng sẽ có một số dự án khác được hưởng lợi từ chính sách đặc thù của Nghị quyết này như: Dự án đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Phước; Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1; Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) - Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) theo phương thức đối tác công tư; Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức PPP; Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài…

Quan trọng là đưa Nghị quyết vào thực tiễn

Theo PGS.TS Chu Công Minh, Đại học Bách khoa TP.HCM, Nghị quyết thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ ra đời lúc này sẽ là một cú hích quan trọng trong đầu tư xây dựng công trình đường bộ. Hiện nay, vốn đầu tư giao thông là một bài toán khó nên việc có thêm “cơ chế đặc thù” sẽ giúp có thêm nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông:

Ông Chu Công Minh nói: "PPP là kênh huy động vốn hiệu quả nhất ngoài đầu tư của nhà nước. Chúng ta biết là vốn ngân sách nhà nước không nhiều trong khi các dự án giao thông vận tải rất là lớn, khổng lồ. Do đó việc xây dựng cơ chế chính sách làm sao cho PPP có hiệu quả là việc đặc biệt quan trọng, càng sớm càng tốt do các dự án giao thông mà càng chờ đợi, trì hoãn thì chi phí đội lên càng nhiều".

Còn TS Nguyễn Hữu Nguyên, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, việc Nghị quyết thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ có hiệu lực ngay lập tức cho thấy quyết tâm của Quốc hội trong nỗ lực đẩy nhanh xây dựng các công trình giao thông đường bộ trong cả nước.

Khi làm hạ tầng giao thông có 3 yếu tố then chốt. Đó là nguồn kinh phí, tính chủ động của vốn đầu tư và giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, khi tiến hành giải phóng mặt bằng thì có rất nhiều vấn đề phát sinh như: Giá cả bồi thường, tái định cư…Ngoài ra trong thực tế còn có nhiều lý do ảnh hưởng như: Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, năng lực thực hiện, công tác điều hành của Ban Quản lý dự án…

Theo TS Nguyễn Hữu Nguyên, dù mục đích của nghị quyết là rất tốt, rất rõ ràng nhưng quan trọng là việc triển khai trong thực tiễn: "Nghị quyết tạo ra thuận lợi cho địa phương làm cái này cái khác, không bị vướng nhưng khi thực hiện có thành hiện thực lại là chuyện khác chứ đương nhiên nếu làm đúng thì hạ tầng giao thông sẽ tốt hơn. Theo quan điểm của tôi thì nghị quyết không tự biến thành hiện thực, quan trọng là từ nghị quyết đến thực hiện nó có cái gì?".

Hiện nay cả nước đang trong giai đoạn sôi động về phát triển hạ tầng giao thông đường bộ trải dài khắp miền. Do đó với việc có thêm một cơ chế đặc thù để gỡ các vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án giao thông sẽ tạo điều kiện giải bài toán hạ tầng, nhất là về nguồn vốn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính phủ sẽ đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền trong xây dựng công trình giao thông
Chính phủ sẽ đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền trong xây dựng công trình giao thông

VOV.VN - Thủ tướng nhấn mạnh: "Chính phủ sẽ đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền trong đầu tư, xây dựng, quản lý các công trình giao thông, trong đó có các tuyến đường bộ cao tốc, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi cho cấp dưới, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực".

Chính phủ sẽ đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền trong xây dựng công trình giao thông

Chính phủ sẽ đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền trong xây dựng công trình giao thông

VOV.VN - Thủ tướng nhấn mạnh: "Chính phủ sẽ đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền trong đầu tư, xây dựng, quản lý các công trình giao thông, trong đó có các tuyến đường bộ cao tốc, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi cho cấp dưới, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực".

Chương trình hành động của Chính phủ phát triển giao thông đường sắt
Chương trình hành động của Chính phủ phát triển giao thông đường sắt

VOV.VN - Chính phủ ban hành Nghị quyết 178/NQ-CP ngày 31/10/2023 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chương trình hành động của Chính phủ phát triển giao thông đường sắt

Chương trình hành động của Chính phủ phát triển giao thông đường sắt

VOV.VN - Chính phủ ban hành Nghị quyết 178/NQ-CP ngày 31/10/2023 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tháo “điểm nghẽn” cơ chế, chính sách đặc thù làm công trình giao thông
Tháo “điểm nghẽn” cơ chế, chính sách đặc thù làm công trình giao thông

VOV.VN - Việc chọn các dự án thí điểm áp dụng các chính sách đặc thù phải được đánh giá kỹ lưỡng những hiệu quả, lợi ích đạt được và những hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai, không để xảy ra tình trạng lợi dụng, trục lợi chính sách, gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư.

Tháo “điểm nghẽn” cơ chế, chính sách đặc thù làm công trình giao thông

Tháo “điểm nghẽn” cơ chế, chính sách đặc thù làm công trình giao thông

VOV.VN - Việc chọn các dự án thí điểm áp dụng các chính sách đặc thù phải được đánh giá kỹ lưỡng những hiệu quả, lợi ích đạt được và những hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai, không để xảy ra tình trạng lợi dụng, trục lợi chính sách, gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư.

Công trình giao thông trọng điểm tại Long An tăng tốc về đích
Công trình giao thông trọng điểm tại Long An tăng tốc về đích

VOV.VN - Trên các công trình trọng điểm của tỉnh Long An, cả chủ đầu tư lẫn đơn vị thi công đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để khắc phục khó khăn, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ. Các tuyến đường trọng điểm cấp quốc gia đi qua Long An và 3 tuyến giao thông động lực trọng điểm cấp tỉnh kết nối liên vùng đã dần thành hình hoặc tăng tốc về đích.

Công trình giao thông trọng điểm tại Long An tăng tốc về đích

Công trình giao thông trọng điểm tại Long An tăng tốc về đích

VOV.VN - Trên các công trình trọng điểm của tỉnh Long An, cả chủ đầu tư lẫn đơn vị thi công đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để khắc phục khó khăn, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ. Các tuyến đường trọng điểm cấp quốc gia đi qua Long An và 3 tuyến giao thông động lực trọng điểm cấp tỉnh kết nối liên vùng đã dần thành hình hoặc tăng tốc về đích.