Người sinh toàn con gái sẽ được hỗ trợ như thế nào?

VOV.VN -Dự thảo Luật Dân số đang được đưa ra lấy ý kiến nhân dân có điều khoản quy định hỗ trợ chi phí cho những cặp vợ chồng sinh con một bề là gái.

Trao đổi với phóng viên VOV.VN về vấn đề này, ông Lê Cảnh Nhạc, Tổng cục Trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết, trong cơ cấu dân số nước ta hiện nay có 2 vấn đề rất quan trọng nổi lên.

Thứ nhất, cơ cấu dân số về độ tuổi, tốc độ già hóa nhanh, tỷ lệ người già ngày càng cao. Trước đây, người già chỉ chiếm 5%, hiện nay người già trên 60 tuổi đã chiếm khoảng 11% dân số. Tỷ lệ trẻ em trước đây 50% thì hiện nay chỉ có 25%. Tốc độ già hóa của Việt Nam nhanh nhất so với các nước trong khu vực và đứng hàng đầu các quốc gia trên thế giới.

Dự thảo Luật Dân số có điều khoản quy định hỗ trợ những người sinh con một bề là gái (Ảnh minh họa)

Theo đó, vấn đề quan đến người cao tuổi được đặt ra rất bức thiết. Trong thực tế, người cao tuổi hiện nay có điều được chăm sóc đầy đủ, có chế độ an sinh xã hội cũng như có lương hưu chiếm tỷ lệ rất thấp. Trên 70% dân số người cao tuổi hiện nay vẫn đang còn sống dựa vào con cái, không có chế độ gì.

Vấn đề thứ hai trong cơ cấu dân số là mất cân bằng giới tính khi sinh. Sự chênh lệch về cơ cấu dân số, giới tính sẽ dẫn đến thảm họa là khoảng 15 – 20 năm nữa, Việt Nam sẽ thiếu hụt hàng triệu phụ nữ trong độ tuổi kết hôn. Điều này dẫn đến thực trạng kết hôn sớm, bạo lực giới, tội phạm liên quan đến phụ nữ, bình đẳng giới… tác động rất lớn đến đời sống an sinh xã hội.

Hai vấn đề đó xuất phát từ nguyên nhân rất sâu xa, đó là người dân có nhu cầu sinh con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên, chăm sóc và bảo hiểm cho tuổi già. Chính vì vậy, người dân vẫn có tâm lý sinh con trai và sinh nhiều con.

Ông Lê Cảnh Nhạc
Theo Tổng cục Trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình: Thực tế đó đặt ra vấn đề: Xã hội chúng ta phải quan tâm như thế nào đối với người cao tuổi, người già sinh con một bề là con gái? Làm sao để giảm bớt tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, ứng phó với tốc độ già hóa nhanh; có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng người già, để người già sống khỏe, sống lâu, sống hạnh phúc với con cháu?

Điều đó đặt ra vấn đề là chúng ta phải có những chế độ quan tâm thích ứng. Đây là bài học của các quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc…

Ông Lê Cảnh Nhạc dẫn chứng: Hàn Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới và ở khu vực đã thành công trong việc kiểm soát việc mất cân bằng giới tính khi sinh. Hàn Quốc là quốc gia châu Á, cũng chịu những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo như Việt Nam. Nhưng tại sao họ thành công? Bởi Hàn Quốc nâng cao được vị thế của phụ nữ, quan tâm tới trẻ em gái và có những chính sách, chế độ rất tích cực trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc tuổi già, để người già có được chế độ an sinh xã hội tốt. Họ không phải trông cậy vào con trai trong bảo hiểm tuổi già, hay phải đông con để nương tựa.

Mục 4, Điều 25 Dự thảo Luật Dân nêu rõ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí phụng dưỡng cho cặp vợ chồng người cao tuổi chỉ có con gái mà không có chế độ bảo hiểm xã hội. Chính phủ quy định đối tượng, mức hỗ trợ chi phí phụng dưỡng cho cặp vợ chồng người cao tuổi chỉ có con gái mà không có chế độ bảo hiểm xã hội.
Trung Quốc từ chế độ rất hà khắc, chế độ con một, hiện nay đã chuyển sang chế độ 1,5 con và có những chính sách rất cụ thể quan tâm tới trẻ em gái, phụ nữ và đặc biệt với những người làm cha mẹ chỉ sinh con một bề là gái. Nước này có chế độ ưu tiên cho trẻ em gái vào các trường học, miễn học phí, cấp học bổng, tạo điều kiện cho phụ nữ khi ra trường có công ăn việc làm tốt hơn.

Đối với những người làm cha mẹ sinh con một bề là gái, Trung Quốc cũng có chế độ bảo hiểm xã hội khi về già. Những cha mẹ này được hưởng trợ cấp tương tự lương hưu ở mức độ nào đó, để họ yên tâm cảm thấy tuổi già không cô đơn khi không có con trai.

Ông Lê Cảnh Nhạc khẳng định: Đây là những bài học của các nước trên thế giới và Việt Nam cần phải tiếp thu, quan tâm để phát huy những lợi thế đó, tạo lực đẩy để xóa tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh hiện nay, ứng phó kịp thời với tốc độ già hóa, quan tâm tới người cao tuổi cũng như phát huy được vai trò của người cao tuổi trong hiện tại và tương lai./. 

Tuổi thọ tăng nhưng chất lượng dân số kém

Ông Lê Cảnh Nhạc chia sẻ thêm, thời kỳ già hóa đem lại nhiều tiềm năng, đồng thời đặt ra những thách thức to lớn đòi hỏi phải có những phương thức tiếp cận mới trong chăm sóc sức khỏe, tuổi nghỉ hưu, lương hưu, thay đổi sự tương tác trong xã hội và mối quan hệ liên thế hệ.

“Chúng ta rất khó khăn trong việc ứng phó với tốc độ già hóa, làm sao để quan tâm, chăm sóc và phát huy người cao tuổi. Đây là vấn đề đặt ra trong khi điều kiện kinh tế - xã hội nước ta chưa phát triển bằng các quốc gia khác. Hiện nay ở nông thôn, rất nhiều vùng miền chỉ có người già và trẻ em ở nhà, còn lực lượng lao động trẻ đi lao động ở các vùng khác. Trong khi tuổi thọ bình quân là 73 tuổi, cao so với các nước trong khu vực và nhiều nước trên thế giới, nhưng tuổi thọ bình quân khỏe mạnh còn thấp, bình quân mỗi người già đang phải chịu 10 – 13 năm đau ốm. Đây chính là gánh nặng cho bản thân người già, gia đình và xã hội” – ông Lê Cảnh Nhạc nói.

Theo số liệu từ Điều tra dân số và Biến động dân số cho thấy: Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất châu Á và chính thức bước vào thời kỳ “già hóa” từ năm 2011, kết quả của sự sụt giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết và tuổi thọ ngày càng tăng lên. Vào năm 2012, tỷ lệ người cao tuổi chiếm 10,2% so với tổng dân số. Vào năm 2014, tỷ lệ này đã tăng lên 10,5%. Thời kỳ để Việt Nam chuyển giao từ già hóa sang dân số già ngắn hơn nhiều so với các quốc gia có cấp độ phát triển cao hơn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ 5 bài học về chính sách dân số
Ông Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ 5 bài học về chính sách dân số

VOV.VN - Ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, Việt Nam cần thay đổi chính sách dân số ngay từ bây giờ khi chúng ta vừa tụt khỏi ngưỡng tỷ suất sinh thay thế 9 năm qua.

Ông Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ 5 bài học về chính sách dân số

Ông Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ 5 bài học về chính sách dân số

VOV.VN - Ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, Việt Nam cần thay đổi chính sách dân số ngay từ bây giờ khi chúng ta vừa tụt khỏi ngưỡng tỷ suất sinh thay thế 9 năm qua.

Tăng dần số năm đóng BHXH để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%
Tăng dần số năm đóng BHXH để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%

VOV.VN - Lộ trình này nhằm giúp người lao động có thời gian thích nghi với chính sách mới và giảm thiểu những tác động bất lợi với người nghỉ hưu.

Tăng dần số năm đóng BHXH để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%

Tăng dần số năm đóng BHXH để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%

VOV.VN - Lộ trình này nhằm giúp người lao động có thời gian thích nghi với chính sách mới và giảm thiểu những tác động bất lợi với người nghỉ hưu.

Làm sao để giảm dần số người không có lương hưu?
Làm sao để giảm dần số người không có lương hưu?

VOV.VN -Các đại biểu Quốc hội tranh luận nhiều về điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Làm sao để giảm dần số người không có lương hưu?

Làm sao để giảm dần số người không có lương hưu?

VOV.VN -Các đại biểu Quốc hội tranh luận nhiều về điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

10% dân số rối loạn tâm thần: Cười một mình cũng là bệnh
10% dân số rối loạn tâm thần: Cười một mình cũng là bệnh

Hiện nay số dân Việt Nam có dấu hiệu tâm thần chiếm khoảng 10% dân số. Dự kiến con số này sẽ còn tăng lên. 

10% dân số rối loạn tâm thần: Cười một mình cũng là bệnh

10% dân số rối loạn tâm thần: Cười một mình cũng là bệnh

Hiện nay số dân Việt Nam có dấu hiệu tâm thần chiếm khoảng 10% dân số. Dự kiến con số này sẽ còn tăng lên. 

Dự thảo Luật Dân số: Khó kiểm soát việc phá thai 'chui'
Dự thảo Luật Dân số: Khó kiểm soát việc phá thai 'chui'

VOV.VN - GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng, con số 300.000 ca phá thai/năm là không chính xác vì có ai kiểm tra được việc phá thai “chui” mà hiện nay phá thai “chui” là phổ biến

Dự thảo Luật Dân số: Khó kiểm soát việc phá thai 'chui'

Dự thảo Luật Dân số: Khó kiểm soát việc phá thai 'chui'

VOV.VN - GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng, con số 300.000 ca phá thai/năm là không chính xác vì có ai kiểm tra được việc phá thai “chui” mà hiện nay phá thai “chui” là phổ biến