Những công trình mang đến mùa Xuân

VOV.VN -Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Những công trình được hoàn thành, đưa vào sử dụng như mang mùa xuân đến với mọi người, mọi nhà, nhân lên niềm vui đón chào năm mới.

Cây cầu Tô Mậu nhỏ hẹp, xuống cấp nối 2 bờ sông Chảy để kết nối huyện Lục Yên (Yên Bái), một số huyện của các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang với quốc lộ 70 được thay thế bằng cây cầu mới khang trang những ngày trước tết, khiến người dân trong vùng nô nức phấn khởi. 

Chị Nguyễn Thị Bình ở thôn Ngòi Thắm, xã Tô Mậu cho biết; cầu Tô Mậu cũ chỉ đủ một xe ô tô đi qua nên thường xuyên bị ùn ứ cục bộ. Hàng ngày chứng kiến cảnh xe cộ qua lại khó khăn, nên khi tỉnh có chủ trương làm cầu mới, gia đình chị cùng hàng chục hộ dân sống xung quanh đã không ngần ngại hiến đất, di chuyển nhà cửa để bàn giao mặt bằng cho việc thi công công trình.

Đón xuân này, bà con được qua lại trên cây cầu rộng 7,5 mét, dài gần 160 mét rộng rãi khang trang, nên ai cũng rất phấn khởi.

Chị Bình chia sẻ: "Đảng và nhà nước đầu tư cho xây dựng cây cầu Tô Mậu mới, điều này là rất hợp lý, thể hiện sự quan tâm đối với nhân dân. Gia đình tôi và người dân sống quanh đây cũng rất ủng hộ, sẵn sàng hiến đất, chặt cây cối, di chuyển nhà đi nơi khác để cho làm cầu mới. Giờ rất vui mừng đã có cây cầu mới cho mọi người qua lại thuận tiện".

Anh Nguyễn Đức Trọng, cán bộ kỹ thuật công trình cầu Tô Mậu cho biết, công trình có vốn đầu tư 115 tỷ đồng này, dự kiến thi công trong 18 tháng, nhưng nhằm đáp ứng sự mong mỏi của người dân trong vùng, các cán bộ, kỹ sư, công nhân xây dựng đã nỗ lực làm ngày, làm đêm, xuyên lễ để đưa công trình vào sử dụng trước tết Giáp Thìn năm nay, sớm hơn kế hoạch 6 tháng.  

 "Ở đây được bà con nhân dân hai xã Tô Mậu và Tân Lĩnh của Lục Yên rất ủng hộ, nhiều lần đến Ban Công trường để tặng quà. Đây chính là động lực để anh chúng tôi cố gắng sớm có cây cầu mới cho bà con đi", anh Trọng cho hay.

Sau nhiều năm phải đi trên con đường "nắng bụi, mưa bẩn", đầu năm 2024 này, người dân các xã Phan Thanh, Tân Lập, Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, (Yên Bái) cũng đã được đi trên con đường át-sphan rộng đẹp.

Công trình càng thêm ý nghĩa khi ngoài sự đầu tư của nhà nước, 540 hộ dân của 3 xã sống dọc tuyến đường đã tự nguyện hiến gần 82 nghìn mét vuông đất, chặt hạ trên 36 nghìn cây cối, tháo dỡ hàng chục nghìn mét tường rào… mà không đòi hỏi đền bù. Từ đó tuyến đường cấp IV miền núi, rộng 7,5 mét, dài gần 20km đã hoàn thành sớm hơn kế hoạch gần 1 năm. 

Anh Hoàng Nguyễn, người dân ở thôn Hạ Giang, xã Phan Thanh, huyện Lục Yên phấn khởi cho biết: "Tôi bảo vợ là năm nay phải mổ con lợn to hơn ăn tết để mừng con đường mới này, con đường của hạnh phúc. Thực sự tôi rất vui khi nhìn về quá khứ và hiện tại lúc này của con đường, trước đây vào dịp tết trời hay mưa, đường lầy lội nên chẳng ai muốn đi đâu cả, nhưng năm nay thì khác rồi. Đường sá, cầu cống được nhà nước đầu tư rộng đẹp, chắc chắn là không riêng nhà tôi, mà cả mọi người trong thôn, trong xã sẽ thuận lợi hơn trong việc chúc tết anh em họ hàng".

Công trình cầu Giới Phiên rộng 20,5m, dài gần 520m, tổng mức đầu tư 650 tỷ đồng bắc qua sông Hồng sau gần 3 năm thi công cũng đã được hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2023-sớm hơn 3 tháng so với mục tiêu ban đầu. Đây là cây cầu có kiến trúc mỹ thuật đẹp nhất trong số các cây cầu hiện có ở Yên Bái.

Cầu Giới Phiên hoàn thành đã giúp kết nối hai bên bờ sông Hồng, tạo thành trục kết nối đồng bộ từ đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với quốc lộ 32C, quốc lộ 70, đường Âu Cơ với trung tâm thành phố Yên Bái, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở trung tâm tỉnh lỵ cùng các địa phương trong toàn tỉnh Yên Bái.

Ông Nguyễn Tiến Bào, người dân ở thôn Ngòi Đong, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái phấn khởi cho biết: "Chưa bao giờ tỉnh Yên Bái lại có nhiều cầu như thế này. Cầu Giới Phiên này rất thuận tiện cho người dân và cán bộ, y bác sĩ của Bệnh viện đa khoa tỉnh qua lại làm việc, người dân thì cũng rất phấn khởi. Nhà vợ tôi ở bên kia Tuần Quán, trước đây phải qua cầu Văn Phú nên đi mất 30 phút mới tới, giờ có cầu này thì chỉ cần đi bộ mất 5 phút là qua tới nơi, rất vui".

 Hiện ngoài các công trình giao thông đã đưa vào sử dụng, trên địa bàn tỉnh Yên Bái còn có các công trình giao thông đang được triển khai thi công, sắp sửa hoàn thiện, như đường kết nối Mường La (Sơn La), Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu), Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (tại nút giao IC15); đường Khánh Hòa - Văn Yên; đường nối quốc lộ 32, nối tỉnh lộ 163 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai…

Ông Nguyễn Quốc Thịnh, Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng giao thông Yên Bái – một trong những đơn vị đã và đang thi công các tuyến giao thông trọng điểm ở Yên Bái cho biết: Ngay sau khi hợp đồng được ký kết, công ty đã tập trung máy móc, vật tư, nhân lực tại công trường triển khai các hạng mục, cơ bản có bặt bằng đến đâu là chúng tôi triển khai đến đấy. Và việc thực hiện cũng luôn ưu tiên đảm bảo tiến độ và chất lượng theo quy định của dự án.

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 26 dự án, công trình trọng điểm, trong đó có 17 dự án, công trình phát triển hạ tầng giao thông, với tổng mức đầu tư trên 9.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái cho biết, nhiều công trình trong số này đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Với các dự án đang triển khai, lãnh đạo tỉnh cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời nắm bắt, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; đồng thời đôn đốc đẩy nhanh tiến độ và việc đảm bảo chất lượng các công trình. 

"Thực hiện các dự án này khâu đầu tiên và cũng là khó khăn nhất đó chính là giải phóng mặt bằng, do vậy, ngay từ đầu giai đoạn, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo quyết liệt thực hiện công tác này, trong đó có vận dụng và xây dựng chế độ chính sách đảm bảo lợi ích hợp pháp tốt nhất cho người dân. Tỉnh cũng chỉ đạo chủ đầu tư rà soát, đôn đốc các nhà thầu và kiên quyết xử lý các nhà thầu vi phạm tiến độ, thậm chí thay thế, chấm dứt hợp đồng nếu nhà thầu vi phạm đến mức phải xử lý. Với các giải pháp, biện pháp như vậy, đến nay hầu hết các dự án, công trình giao thông trọng điểm của tỉnh cơ bản đảm bảo được tiến độ", ông Phước nói.

Những con đường mới đang mang xuân đến cho người dân Yên Bái - mùa xuân của niềm tin; xuân của ấm no và hạnh phúc.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Yên Bái phấn đấu trở thành trung tâm chế biến lâm sản công nghệ cao
Yên Bái phấn đấu trở thành trung tâm chế biến lâm sản công nghệ cao

VOV.VN - Yên Bái tập trung phát triển kinh tế rừng, nâng cao tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp, đồng thời xây dựng được thương hiệu ngành công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản trong khu vực trung du, miền núi phía Bắc.

Yên Bái phấn đấu trở thành trung tâm chế biến lâm sản công nghệ cao

Yên Bái phấn đấu trở thành trung tâm chế biến lâm sản công nghệ cao

VOV.VN - Yên Bái tập trung phát triển kinh tế rừng, nâng cao tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp, đồng thời xây dựng được thương hiệu ngành công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản trong khu vực trung du, miền núi phía Bắc.

Đưa chính sách dân tộc vào cuộc sống của đồng bào vùng cao Yên Bái
Đưa chính sách dân tộc vào cuộc sống của đồng bào vùng cao Yên Bái

VOV.VN - Với việc đưa chính sách vào cuộc sống, nâng cao nhận thức của người dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, nhất là ở các cộng đồng dân cư vùng dân tộc thiểu số, tỉnh Yên Bái đang nỗ lực hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững, "xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.

Đưa chính sách dân tộc vào cuộc sống của đồng bào vùng cao Yên Bái

Đưa chính sách dân tộc vào cuộc sống của đồng bào vùng cao Yên Bái

VOV.VN - Với việc đưa chính sách vào cuộc sống, nâng cao nhận thức của người dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, nhất là ở các cộng đồng dân cư vùng dân tộc thiểu số, tỉnh Yên Bái đang nỗ lực hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững, "xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.

Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 ở vùng cao Yên Bái
Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 ở vùng cao Yên Bái

VOV.VN - Nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình ở vùng đồng bào thiểu số Yên Bái đã có nhiều chuyển biến tích cực

Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 ở vùng cao Yên Bái

Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 ở vùng cao Yên Bái

VOV.VN - Nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình ở vùng đồng bào thiểu số Yên Bái đã có nhiều chuyển biến tích cực

Yên Bái nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn
Yên Bái nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn

VOV.VN - Hỗ trợ cho giáo dục vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, giúp các em học sinh có thêm điều kiện, yên tâm cắp sách tới trường luôn được tỉnh Yên Bái quan tâm, đầu tư

Yên Bái nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn

Yên Bái nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn

VOV.VN - Hỗ trợ cho giáo dục vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, giúp các em học sinh có thêm điều kiện, yên tâm cắp sách tới trường luôn được tỉnh Yên Bái quan tâm, đầu tư

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh bán trú ở vùng cao Yên Bái
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh bán trú ở vùng cao Yên Bái

VOV.VN - Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn là nỗi lo thường trực của các đơn vị trường học bán trú và nội trú, nhất là ở vùng cao Yên Bái, nơi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Do đó, ngành giáo dục cùng chính quyền các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ đến tất cả các đơn vị trường học có tổ chức nấu ăn cho học sinh.

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh bán trú ở vùng cao Yên Bái

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh bán trú ở vùng cao Yên Bái

VOV.VN - Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn là nỗi lo thường trực của các đơn vị trường học bán trú và nội trú, nhất là ở vùng cao Yên Bái, nơi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Do đó, ngành giáo dục cùng chính quyền các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ đến tất cả các đơn vị trường học có tổ chức nấu ăn cho học sinh.