Cần có Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới

VOV.VN - Thủ tướng đề nghị ngành văn hóa khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 và Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Sáng 3/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Ngành văn hóa, thể thao và du lịch, cùng dự có lãnh đạo Quốc hội, các bộ ngành Trung ương và địa phương. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh thành trên cả nước. 

Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, năm 2023 toàn ngành đã tập trung tham mưu trúng, đúng, kịp thời cho cấp ủy đảng trong việc cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng về văn hóa. Nhận thức về văn hóa đã có sự thay đổi theo hướng tích cực và cho phép kỳ vọng “Nhận thức đúng sẽ hành động đẹp”. Công tác xây dựng môi trường văn hóa gắn với xây dựng con người văn hóa đã đi đúng hướng; Quan tâm mạnh mẽ hơn tới việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước.

Đặc biệt về lĩnh vực Du lịch, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh: "Du lịch đã về đích với kết quả rất đáng trân trọng, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Năm 2023, tổng số khách du lịch quốc tế ước đạt 12,5 triệu lượt khách, vượt mục tiêu đề ra (8 triệu lượt), đạt mục tiêu đã điều chỉnh; tổng số khách du lịch nội địa ước đạt 108 triệu lượt khách, vượt 5,8% so với kế hoạch năm. Tổng thu từ du lịch ước đạt 672 nghìn tỷ đồng, vượt 3,38% so với kế hoạch năm 2023. Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới tại Lễ trao giải thưởng du lịch thế giới năm 2023"

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu thảo luận, phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, nghệ sỹ, diễn viên, vận động viên, người lao động, những người làm công tác văn hóa, thể thao và du lịch trên cả nước lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Thủ tướng cho biết về bối cảnh và kết quả nổi bật của năm 2023 của cả nước đồng thời chỉ rõ những kết quả đạt được của Ngành VHTTDL trong đó nhấn mạnh, ngành VHTTDL đã cùng với các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục chuyển đổi mạnh mẽ tư duy từ “làm văn hóa” sang “quản lý nhà nước về văn hóa”; nỗ lực khắc phục khó khăn, vướng mắc; tích cực, chủ động tận dụng thời cơ, thuận lợi, triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đã bám sát chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Bộ VHTTDL đã hoàn thành 133/148 (90%) nhiệm vụ Chính phủ giao trong năm 2023. Chủ động, tích cực tham mưu đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế.

Tổ chức thành công nhiều hội nghị quan trọng bàn về các cơ chế, chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển văn hóa, thể thao và du lịch; Nhiều giá trị văn hoá truyền thống, di sản văn hoá của dân tộc được kế thừa, bảo tồn, tôn tạo, phát triển và được quốc tế công nhận; Đời sống văn hóa cơ sở và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục phát triển có chiều sâu, chất lượng, mang lại hiệu quả thiết thực; phát huy giá trị và vai trò của gia đình, cộng đồng và xã hội; Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được phát huy; chuẩn mực ứng xử văn hóa mới được hình thành; Thể dục thể thao quần chúng tiếp tục phát triển sâu rộng; cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được triển khai và gắn kết hiệu quả với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và “Chương trình xây dựng nông thôn mới”. Thể thao thành tích cao tiếp tục đạt nhiều kết quả ấn tượng.

Chủ động tham mưu Chính phủ ban hành các chính sách đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch phục hồi và phát triển. Du lịch Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng bứt phá, khách du lịch quốc tế năm 2023 ước đạt 12,5 triệu lượt gấp 3,5 lần năm 2022; khách du lịch nội địa ước đạt 108 triệu lượt, vượt 5,8% kế hoạch; tổng thu từ du lịch ước đạt 672 nghìn tỷ đồng, vượt 3,38%.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, cố gắng và chúc mừng những kết quả quan trọng mà toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, nghệ sỹ, diễn viên, vận động viên, người lao động, những người làm công tác VHTTDL trên cả nước đã đạt được trong năm 2023 góp phần vào thành tựu chung của cả nước.

Bên cạnh đó, Thủ tướng đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức như: Thể chế, cơ chế, chính sách cho VHTTDL chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, nhất là trong lĩnh vực nghệ thuật; một số lĩnh vực còn thiếu văn bản pháp luật điều chỉnh như lĩnh vực văn học; thể chế về tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực văn hoá chậm được hoàn thiện; Chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc chưa hoàn thiện…

Cùng với đó, Thủ tướng đã chỉ rõ về nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 và thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu ngành VHTTDL cần tiếp tục tập trung triển khai hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về văn hóa, nhất là Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc; Kết luận số 76 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33 Hội nghị TW 9 khóa XI. Tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33 với tinh thần trách nhiệm cao và cách làm phù hợp, hiệu quả. Tập trung hoàn thiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới.

Quyết tâm tạo đột phá trong công tác thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch, nhất là trong các lĩnh vực hoạt động đang còn khuyết luật điều chỉnh như nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, văn học, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa... Chú trọng cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh gắn với đẩy mạnh chuyển đổi số.

Khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 và Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới. Tập trung hoàn thiện dự án Luật di sản văn hóa (sửa đổi), Luật Quảng cáo (sửa đổi)... Khẩn trương hoàn thiện và trình phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam trong giai đoạn mới.

Tiếp tục bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản, văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng, miền; đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý, khai thác di sản; từng bước giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển; đa dạng hóa các hình thức truyền thông, giáo dục về di sản.

Ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa; Phát huy mạnh mẽ vai trò của gia đình trong việc bồi dưỡng, xây dựng đạo đức, nhân cách con người, đề cao chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội; Củng cố nâng cao hiệu quả, đổi mới mô hình hoạt động, cách thức quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao.

Tổ chức đánh giá, tổng kết việc thi hành Luật Du lịch 2017; Sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phấn đấu năm 2024, ngành Du lịch đón và phục vụ 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế; 110 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ du lịch ước đạt 850 nghìn tỷ đồng.

Quan tâm hơn nữa việc chăm lo đời sống, động viên tinh thần, hỗ trợ vật chất thiết thực; đồng thời nghiên cứu, hoàn thiện chính sách lâu dài, phù hợp đối với các văn nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên và người làm việc trong ngành văn hóa, thể thao và du lịch, tạo điều kiện tốt nhất để họ yên tâm công tác, cống hiến.

"Trong giai đoạn phát triển mới, tôi mong muốn và tin tưởng rằng, Ban Cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ, công chức, viên chức, người lao động và toàn thể những người làm công tác VHTTDL sẽ phát huy truyền thống tốt đẹp và kết quả đã đạt được, tiếp tục chung sức, đoàn kết, đồng lòng; kỷ luật, kỷ cương, quyết tâm hơn, đổi mới sáng tạo hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa; xứng đáng là những “chiến sĩ xung kích” trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, phụng vụ Tổ quốc, phục sự Nhân dân, vì mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, đời sống nhân dân ngày càng được hạnh phúc ấm no. Trong năm 2024 ngành sẽ tạo ra khí thế mới, động lực mới, thành công mới và tôi tin chắc là ngành VHTDTT sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm 2024"- Thủ tướng nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết năm 2023 ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch
Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết năm 2023 ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch

VOV.VN - Sáng nay (3/1), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết năm 2023 ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch, cùng dự có lãnh đạo Quốc hội, các bộ ngành Trung ương và địa phương. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh thành trên cả nước.

Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết năm 2023 ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch

Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết năm 2023 ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch

VOV.VN - Sáng nay (3/1), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết năm 2023 ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch, cùng dự có lãnh đạo Quốc hội, các bộ ngành Trung ương và địa phương. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh thành trên cả nước.

Công nghiệp văn hóa - nhân tố cốt lõi trong phát triển du lịch
Công nghiệp văn hóa - nhân tố cốt lõi trong phát triển du lịch

VOV.VN - Việt Nam có nguồn tài nguyên văn hóa phong phú, là nguồn lực để phát triển du lịch, góp phần đưa du lịch trở thành một bộ phận quan trọng của nền công nghiệp văn hóa. Nhưng muốn đạt được hiệu quả cần thực hiện theo hướng bền vững.

Công nghiệp văn hóa - nhân tố cốt lõi trong phát triển du lịch

Công nghiệp văn hóa - nhân tố cốt lõi trong phát triển du lịch

VOV.VN - Việt Nam có nguồn tài nguyên văn hóa phong phú, là nguồn lực để phát triển du lịch, góp phần đưa du lịch trở thành một bộ phận quan trọng của nền công nghiệp văn hóa. Nhưng muốn đạt được hiệu quả cần thực hiện theo hướng bền vững.

Công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 44 tỷ USD giai đoạn 2018 - 2022
Công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 44 tỷ USD giai đoạn 2018 - 2022

VOV.VN - Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022 đóng góp ước bình quân đạt 1,059 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 44 tỷ USD).

Công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 44 tỷ USD giai đoạn 2018 - 2022

Công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 44 tỷ USD giai đoạn 2018 - 2022

VOV.VN - Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022 đóng góp ước bình quân đạt 1,059 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 44 tỷ USD).

Chủ tịch UBND TP.HCM: Hãy lựa chọn TP.HCM để phát triển công nghiệp văn hóa
Chủ tịch UBND TP.HCM: Hãy lựa chọn TP.HCM để phát triển công nghiệp văn hóa

VOV.VN - Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, Chủ tịch UBND TP.HCM mong các doanh nghiệp, nhà đầu tư xem xét, lựa chọn TP.HCM để phát triển công nghiệp văn hoá.

Chủ tịch UBND TP.HCM: Hãy lựa chọn TP.HCM để phát triển công nghiệp văn hóa

Chủ tịch UBND TP.HCM: Hãy lựa chọn TP.HCM để phát triển công nghiệp văn hóa

VOV.VN - Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, Chủ tịch UBND TP.HCM mong các doanh nghiệp, nhà đầu tư xem xét, lựa chọn TP.HCM để phát triển công nghiệp văn hoá.