Trần Đăng Khoa: Có nên hoả táng người chết?

VOV.VN - Trần Đăng Khoa: Một việc đại sự, rất nghiêm túc và linh thiêng, xem ra cũng rất giản dị thôi. 

Kính gửi anh Khoa

Nhiều gia đình ở thành phố, có nhà nhiều tầng. Họ dành riêng một phòng, có khi cả một tầng để làm nơi thờ cúng. Vậy có thể đặt lọ tro cốt người đã mất ở đây được không? Nếu được thì nên đặt thế nào? Nếu không được thì tại sao? Dựa cơ sở khoa học hay tâm linh ?

Tôi biết hiện nay, đã có nhiều gia đình để tượng, di ảnh người đã mất ở gian thờ. Các nước Phương Tây, trong nhà còn có hầm mộ. Xem phim, thấy ở Pháp, ở Mỹ có để lọ tro cốt trên bàn thờ. Còn thông thường hiện nay ở Hà Nội, hay TP HCM lọ tro cốt được gửi ở nghĩa trang hoặc nhà chùa. Việc gửi này cũng có nhiều hệ lụy:

- Thủ tục phiền phức và quá tải.

- Phải trả phí mặt bằng và trông coi (hiện tại khoảng 2 triệu một năm).

- Không thường xuyên chăm nom hương đèn được và tốn thời gian công của đi lại của người thân.

- Chưa kể đến phải tiêu cực phí hoặc "công đức" nếu gửi ở chùa.

Lọ tro cốt hiện nay cũng nhỏ đẹp, vệ sinh. Nếu có thể đây cũng là một kiểu xã hội hóa để giảm tải được chăng? Trong bộ phim Hồ Chí Minh một hành trình, tôi thấy trên bàn thờ một Việt kiều ở Pháp bên cạnh di ảnh có cả hai lọ tro cốt. Trên tờ Metro, có câu chuyện một kẻ trộm lấy lọ cocain nhưng khi bị bắt mới biết hắn lấy nhầm lọ tro cốt

Rất mong nhận được câu trả lời của  anh, bằng thư riêng hoặc qua vov online                

Kính thư

NGUYỄN VĂN LIÊM

nguyenvanliem1939@gmail.com

TRẦN ĐĂNG KHOA:

Câu hỏi của bác rất hay. Đây cũng là một việc làm giản dị, nhưng rất đỗi quan trọng trong mỗi một gia đình, lại được rất nhiều người quan tâm, nên tôi đưa ra bàn chung ở đây. Tôi cũng mong trong số bạn đọc VOV, có nhiều nhà tâm linh, nhà khoa học, những chuyên gia hàng đầu, có sự hiểu biết sâu sắc và chuyên sâu về lĩnh vực chúng ta đang bàn mà bác muốn được tham khảo và chia sẻ. Tôi hy vọng họ sẽ giúp được bác. Và họ sẽ trực tiếp trao đổi với bác qua Email hoặc qua điện thoại.

Thực ra, khi bàn về vấn đề này, bác cũng đã tham khảo qua nhiều kênh khác nhau, cả ở trong nước cũng như ở nhiều nước trên thế giới về việc thờ cúng tro cốt người đã khuất.


Hỏa táng đang trở thành phương thức chôn cất thông dụng.


Ở Việt Nam chúng ta, từ trước cho đến nay, trừ các bậc tu hành, còn người bình dân, chết thường địa táng. Mỗi một dân tộc, hay một địa phương lại có những phong tục nghi lễ khác nhau. Ở các nước văn minh, người ta cũng đang chuyển dần từ địa táng sang hỏa táng. Ở Hoa Kỳ, vào thập niên 70, trong 10 người chết mới có một người hỏa táng, nhưng hiện nay cứ 4 người chết đã có một người hỏa táng rồi. Tỷ lệ người hỏa táng hiện nay là 25%. Người ta tiên đoán vào năm 2025, số người chết ở Mỹ được hỏa táng sẽ lên đến 50%.

Riêng ở Việt Nam, do nhu cầu bảo vệ môi trường và dân số tăng nhanh, chính quyền ở nhiều địa phương khuyến khích người dân nên chuyển sang phương thức hoả táng. Theo quan niệm hiện đại, hỏa táng là một hình thức rất hợp vệ sinh, bảo vệ được môi sinh, không mất đất, lại giảm bớt được rất nhiều công đoạn như xây mộ, tảo mộ, bảo quản mộ, cải táng, di dời… Cho nên việc hỏa táng càng ngày càng được phổ biến rộng rãi.

Trong cộng đồng Phật giáo, nhiều người quan niệm nên dành đất cho người sống ở, hơn là xây quá nhiều những mộ chí, những nghĩa trang cho người đã mất. Nhiều gia đình cũng đã lựa chọn phương thức hỏa táng này. Việc hỏa táng đang dần trở nên thông dụng. Cũng có điều khiến nhiều người còn có chút băn khoăn. Với người sống thì rất tốt rồi. Còn với những người đã khuất thì sao? Việc hỏa táng liệu có phù hợp và có điều gì không tốt ảnh hưởng tới người chết không?

Tôi có hỏi một số nhà ngoại cảm đích thực về việc hỏa táng. (Tôi muốn gọi những nhà ngoại cảm đích thực để khu biệt họ với những kẻ lừa bịp giả danh ngoại cảm  làm nhiễu loạn đời sống mà dư luận đang lên án). Họ nói hỏa táng giúp người chết siêu thoát được tốt hơn.

Còn việc để tro cốt, thờ cúng tro cốt ở đâu là sở thích của từng gia đình. Không có gì ảnh hưởng đến người chết cả. Có gia đình mang tro cốt về nghĩa trang an táng, xây mộ, phủ cỏ xanh lên như mọi ngôi mộ khác. Có gia đình không có người hương khói, thờ cúng thì gửi vào chùa. Cũng có người để một phần tro cốt lên bàn thờ gia đình, như bác đã đề cập. Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào ý thích của gia đình và phong tục tập quán của địa phương.

Ở trong Nam, người dân hay đưa tro cốt về gia đình. Tôi đến thăm nhà báo, nhà viết kịch Lưu Trọng Văn, con trai nhà thơ lớn rất nổi tiếng Lưu Trọng Lư. Trong khu vườn nhà mình, anh Văn có xây một cái am rất đẹp thờ bố mẹ. Trong am là hai bình tro cốt của nhà thơ Lưu Trọng Lư cùng phu nhân. Phía sau là di ảnh rất đẹp của hai cụ. Nhiều gia đình, không xây am, mà để tro cốt lên bàn thờ. Ngoài Bắc không có phong tục này, và cũng ít người làm như vậy. Họ đưa tro cốt vào mộ, xây ngoài nghĩa trang.

Việc để tro cốt ở đâu, có khi còn là ý nguyện của người đã khuất. Có người yêu cầu con cháu thả tro cốt họ xuống sông, xuống biển hoặc rải xuống nơi họ yêu mến và có nhiều kỷ niệm khi còn sinh sống.

Nhớ lại mấy năm trước đây, theo một ký giả người Việt hiện đang sinh sống ở nước ngoài, trong trận bóng tại cầu trường San Francisco, lúc đang diễn ra trận đấu, một chiếc máy bay nhỏ bay trên cầu trường và thả xuống một chất bụi mầu hơi đỏ. Nước Mỹ đã chứng kiến vụ khủng bố ngày 9/11, rồi lại nghe về vi khuẩn Anthrax, nên khán giả chạy tán loạn. Cầu thủ phải ngưng ngay trận đấu.

Về sau báo chí cho biết chất bụi mầu hơi đỏ đó là tro cốt của người quá cố mà khi còn sống ông ta là fan của đội cầu San Francisco. Ông đã để lại di chúc là khi ông chết phải thiêu xác và rải trên cầu truờng San Francisco cho ông. 

Vậy đấy bác Nguyễn Văn Liêm ạ. Một việc đại sự, rất nghiêm túc và linh thiêng, xem ra cũng rất giản dị thôi. Chúc bác sớm có được cách lựa chọn tốt nhất trong việc thờ cúng tro cốt người thân. Cầu mong các cụ siêu thoát./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trần Đăng Khoa: Lại thêm một sự bất an
Trần Đăng Khoa: Lại thêm một sự bất an

VOV.VN -Thật kinh hoàng cho lối làm ăn cẩu thả tùy tiện và vô trách nhiệm, coi mạng người như cỏ rác. 

Trần Đăng Khoa: Lại thêm một sự bất an

Trần Đăng Khoa: Lại thêm một sự bất an

VOV.VN -Thật kinh hoàng cho lối làm ăn cẩu thả tùy tiện và vô trách nhiệm, coi mạng người như cỏ rác. 

Trần Đăng Khoa: Sự yếm thế của đàn ông
Trần Đăng Khoa: Sự yếm thế của đàn ông

VOV.VN -Báo điện tử VOV lại giới thiệu thêm với bạn đọc cuộc trò chuyện "gẫu" của Trần Đăng Khoa

Trần Đăng Khoa: Sự yếm thế của đàn ông

Trần Đăng Khoa: Sự yếm thế của đàn ông

VOV.VN -Báo điện tử VOV lại giới thiệu thêm với bạn đọc cuộc trò chuyện "gẫu" của Trần Đăng Khoa

Tán gẫu với Trần Đăng Khoa
Tán gẫu với Trần Đăng Khoa

VOV.VN - Bạn đọc gửi thư tới hỏi Trần Đăng Khoa tâm sự riêng tư, thậm chí cả chuyện "phòng the"

Tán gẫu với Trần Đăng Khoa

Tán gẫu với Trần Đăng Khoa

VOV.VN - Bạn đọc gửi thư tới hỏi Trần Đăng Khoa tâm sự riêng tư, thậm chí cả chuyện "phòng the"

Trần Đăng Khoa: Bao giờ mới hết những chuyện kỳ cục?
Trần Đăng Khoa: Bao giờ mới hết những chuyện kỳ cục?

VOV.VN -Việc ban hành những văn bản không hợp lòng dân, vi phạm luật pháp, rồi lại phải hủy bỏ, hoặc chấn chỉnh là một điều đáng tiếc

Trần Đăng Khoa: Bao giờ mới hết những chuyện kỳ cục?

Trần Đăng Khoa: Bao giờ mới hết những chuyện kỳ cục?

VOV.VN -Việc ban hành những văn bản không hợp lòng dân, vi phạm luật pháp, rồi lại phải hủy bỏ, hoặc chấn chỉnh là một điều đáng tiếc

Trần Đăng Khoa: Lương khủng hay là tham nhũng?
Trần Đăng Khoa: Lương khủng hay là tham nhũng?

VOV.VN -Làm việc không hiệu quả mà nhận đồng lương ở trên trời, đấy không chỉ là suy thoái đạo đức, mà còn là một tội ác!

Trần Đăng Khoa: Lương khủng hay là tham nhũng?

Trần Đăng Khoa: Lương khủng hay là tham nhũng?

VOV.VN -Làm việc không hiệu quả mà nhận đồng lương ở trên trời, đấy không chỉ là suy thoái đạo đức, mà còn là một tội ác!

Trần Đăng Khoa: Ngoại cảm lừa đảo, không thể không phẫn nộ
Trần Đăng Khoa: Ngoại cảm lừa đảo, không thể không phẫn nộ

VOV.VN - Liệu có lợi ích nhóm hay có gì khuất tất ở đây không?

Trần Đăng Khoa: Ngoại cảm lừa đảo, không thể không phẫn nộ

Trần Đăng Khoa: Ngoại cảm lừa đảo, không thể không phẫn nộ

VOV.VN - Liệu có lợi ích nhóm hay có gì khuất tất ở đây không?

Trần Đăng Khoa: Trẻ em chết, không thể không lo về vaccine
Trần Đăng Khoa: Trẻ em chết, không thể không lo về vaccine

VOV.VN -Chỉ có minh bạch, nghiêm khắc trong xử lý sự việc, chúng ta mới khôi phục được niềm tin của dân.

Trần Đăng Khoa: Trẻ em chết, không thể không lo về vaccine

Trần Đăng Khoa: Trẻ em chết, không thể không lo về vaccine

VOV.VN -Chỉ có minh bạch, nghiêm khắc trong xử lý sự việc, chúng ta mới khôi phục được niềm tin của dân.

Trần Đăng Khoa: Lại thêm một tệ nạn
Trần Đăng Khoa: Lại thêm một tệ nạn

VOV.VN -Chúng ta là dân Việt, ăn cơm Việt, ở nhà Việt, tắm trong nền giáo dục, văn hoá Việt... mà nói lại như Tây, ngây ngô, ngọng nghịu

Trần Đăng Khoa: Lại thêm một tệ nạn

Trần Đăng Khoa: Lại thêm một tệ nạn

VOV.VN -Chúng ta là dân Việt, ăn cơm Việt, ở nhà Việt, tắm trong nền giáo dục, văn hoá Việt... mà nói lại như Tây, ngây ngô, ngọng nghịu