Quốc hội khóa I đánh dấu sách lược tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh

VOV.VN - Việc mời các nhân sĩ trí thức vào Quốc hội và có cách ứng xử linh hoạt với lực lượng đối lập, để đoàn kết phục vụ kháng chiến đã cho thấy một sách lược rất tuyệt của Hồ Chí Minh.

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên, phóng viên VOV phỏng vấn Phó Giáo sư Lê Mậu Hãn (trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) về sự phát triển của Quốc hội Việt Nam.

Phó Giáo sư Lê Mậu Hãn

PV: Thưa PGS, là người có nhiều năm nghiên cứu về lịch sử Quốc hội Việt Nam, theo ông, ý nghĩa lớn nhất của cuộc bầu cử Quốc hội khóa I năm 1946 là gì?

PGS Lê Mậu Hãn: Quốc hội khóa I là quốc hội đầu tiên sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, để thực thi pháp quyền của Nhà nước độc lập dưới ngọn cờ độc lập, tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quốc hội đó đã thông qua Hiến pháp, thay mặt toàn dân quyết định những vấn đề cụ thể của đất nước. Vì thế, Hiến pháp đầu tiên có những giá trị rất lớn.

PV: Quyền tự do, quyền bình đẳng của nhân dân trong cuộc bầu cử này được thể hiện như thế nào?

PGS Lê Mậu Hãn: Tư tưởng Hồ Chí Minh là xuất phát từ nền tảng của tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của dân tộc, do dân tộc và vì dân tộc. Cuộc bầu cử ấy là tất cả mọi người, nam, nữ đều có quyền ứng cử và tranh cử. Cả nước được bầu tổng số là 10 nữ đại biểu quốc hội. 

Cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ to lớn bao nhiêu mà đến năm 1946, phụ nữ nước Pháp mới được đi bầu cử, Mỹ thì trước đó một chút. Mà chỉ được đi bầu cử thôi. Nhưng Việt Nam được thế là hết sức công bằng. Chủ trương ấy là tiến bộ nhất trong lịch sử của thời đại.

PV: Thưa PGS, có thể nói Quốc hội khóa I là quốc hội lập nước. Ông có nghĩ vậy không?

PGS Lê Mậu Hãn: Nói là Quốc hội lập nước, vì trước khởi nghĩa thì đã triệu tập Quốc dân đại hội Tân Trào, lập ra Ủy ban dân tộc giải phóng coi như tiền Chính phủ để quyết định khởi nghĩa giành chính quyền, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước chung của dân tộc. 

Từ tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn thực hiện được pháp quyền thì phải có Hiến pháp. Mà để có Hiến pháp thì phải bầu cho được Quốc hội, cơ quan lập hiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, một lá phiếu coi như một giá trị để củng cố Nhà nước này. Tất cả phải coi đó là quyền lợi của người công dân Việt Nam chúng ta, vì sau khi bầu Quốc hội rồi thì chiến tranh xảy ra. 

Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải động viên tất cả và tranh thủ tất cả những người trí thức yêu nước vào, tạo nên một Quốc hội đoàn kết. Lúc bấy giờ, Quốc hội, ngoài đại biểu chính thức, ta còn phải nhân nhượng. 

Vì vậy, phiên họp đầu tiên, một số thành viên Việt Minh phải rút ra, mời các nhân sĩ trí thức vào quốc hội và có cách ứng xử linh hoạt với lực lượng đối lập, khắc phục xung đột trong lực lượng chúng ta, để đoàn kết nhân dân phục vụ kháng chiến kiến quốc. Đó là một sách lược rất tuyệt của Hồ Chí Minh.

PV: Thưa PGS, nếu như Quốc hội khóa I là quốc hội thành lập nước thì Quốc hội khóa VI được coi là quốc hội thống nhất, xây dựng đất nước. Ông đánh giá về vai trò của Quốc hội khóa VI như thế nào?

PGS Lê Mậu Hãn: Thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ cứu nước là thắng lợi của tư tưởng không có gì quý hơn độc lập tự do. Cả hai miền Nam - Bắc mất mát, hy sinh nhưng chúng ta vẫn coi đó là nhiệm vụ sống còn của quốc gia, dân tộc. 

Cho nên cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI là cuộc bầu cử chứng tỏ sự thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền độc lập tự do của dân tộc, thắng lợi cơ bản trên nền tảng tư tưởng về Nhà nước Pháp quyền của Hồ Chí Minh, Nhà nước chung của dân tộc từ Bắc vào Nam. 

Cho nên cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI là kỳ quốc hội thống nhất 2 miền, dưới sự lãnh đạo của Đảng tạo nên sức mạnh của toàn dân Việt Nam. Đó là Quốc hội của thời kỳ xây dựng đất nước.

PV: Xin cảm ơn PGS./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng tuyển cử đầu tiên - Bước nhảy vọt về thể chế dân chủ
Tổng tuyển cử đầu tiên - Bước nhảy vọt về thể chế dân chủ

VOV.VN - Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ngày 6/1/1946 đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ ở nước ta.

Tổng tuyển cử đầu tiên - Bước nhảy vọt về thể chế dân chủ

Tổng tuyển cử đầu tiên - Bước nhảy vọt về thể chế dân chủ

VOV.VN - Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ngày 6/1/1946 đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt về thể chế dân chủ ở nước ta.

Quốc hội Việt Nam có uy tín trên trường quốc tế
Quốc hội Việt Nam có uy tín trên trường quốc tế

VOV.VN - Sự có mặt của Việt Nam trong các diễn đàn của Liên minh Nghị viện Thế giới hay Hội đồng liên nghị viện châu Á... cho thấy quốc tế đánh giá cao vai trò của Việt Nam

Quốc hội Việt Nam có uy tín trên trường quốc tế

Quốc hội Việt Nam có uy tín trên trường quốc tế

VOV.VN - Sự có mặt của Việt Nam trong các diễn đàn của Liên minh Nghị viện Thế giới hay Hội đồng liên nghị viện châu Á... cho thấy quốc tế đánh giá cao vai trò của Việt Nam

Đại biểu cao tuổi nhất Quốc hội khóa 1 là ai?
Đại biểu cao tuổi nhất Quốc hội khóa 1 là ai?

VOV.VN - Đại biểu cao tuổi nhất Quốc hội khóa 1 là cụ Ngô Tử Hạ, cụ sinh năm 1882 tại vùng quê nghèo thuộc làng Quy Hậu, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Đại biểu cao tuổi nhất Quốc hội khóa 1 là ai?

Đại biểu cao tuổi nhất Quốc hội khóa 1 là ai?

VOV.VN - Đại biểu cao tuổi nhất Quốc hội khóa 1 là cụ Ngô Tử Hạ, cụ sinh năm 1882 tại vùng quê nghèo thuộc làng Quy Hậu, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Quốc hội khóa 13: Hoạt động giám sát ngày càng thực chất hơn
Quốc hội khóa 13: Hoạt động giám sát ngày càng thực chất hơn

VOV.VN - Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội đã có nhiều đổi mới, góp phần đưa hoạt động của Quốc hội ngày càng hiệu quả, thực chất hơn.

Quốc hội khóa 13: Hoạt động giám sát ngày càng thực chất hơn

Quốc hội khóa 13: Hoạt động giám sát ngày càng thực chất hơn

VOV.VN - Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội đã có nhiều đổi mới, góp phần đưa hoạt động của Quốc hội ngày càng hiệu quả, thực chất hơn.

Phiên chất vấn đầu tiên của Quốc hội Việt Nam gần 70 năm trước
Phiên chất vấn đầu tiên của Quốc hội Việt Nam gần 70 năm trước

VOV.VN - Trong phiên chất vấn đầu tiên của Quốc hội khóa 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng toàn bộ các thành viên của Chính phủ trả lời hơn 80 câu hỏi của các đại biểu Quốc hội.

Phiên chất vấn đầu tiên của Quốc hội Việt Nam gần 70 năm trước

Phiên chất vấn đầu tiên của Quốc hội Việt Nam gần 70 năm trước

VOV.VN - Trong phiên chất vấn đầu tiên của Quốc hội khóa 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng toàn bộ các thành viên của Chính phủ trả lời hơn 80 câu hỏi của các đại biểu Quốc hội.

Ký ức của Đại biểu Quốc hội khóa I khi trúng cử
Ký ức của Đại biểu Quốc hội khóa I khi trúng cử

VOV.VN - Thời gian và tuổi tác đã làm họ quên rất nhiều việc nhưng cảm xúc của họ khi trúng cử đại biểu Quốc hội khóa I vẫn còn trong ký ức của họ.

Ký ức của Đại biểu Quốc hội khóa I khi trúng cử

Ký ức của Đại biểu Quốc hội khóa I khi trúng cử

VOV.VN - Thời gian và tuổi tác đã làm họ quên rất nhiều việc nhưng cảm xúc của họ khi trúng cử đại biểu Quốc hội khóa I vẫn còn trong ký ức của họ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đặt nền móng xây dựng nhà nước pháp quyền
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đặt nền móng xây dựng nhà nước pháp quyền

VOV.VN - Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo phải tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội đầu tiên ở nước ta. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đặt nền móng xây dựng nhà nước pháp quyền

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đặt nền móng xây dựng nhà nước pháp quyền

VOV.VN - Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo phải tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội đầu tiên ở nước ta. 

Sẽ phát động thi đua thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội
Sẽ phát động thi đua thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội

VOV.VN - Mục đích của đợt thi đua này nhằm thực hiện tốt công tác bầu cử đạt mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước.

Sẽ phát động thi đua thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội

Sẽ phát động thi đua thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội

VOV.VN - Mục đích của đợt thi đua này nhằm thực hiện tốt công tác bầu cử đạt mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước.

Bản sắc lệnh về cuộc tổng tuyển cử để bầu Quốc dân đại hội
Bản sắc lệnh về cuộc tổng tuyển cử để bầu Quốc dân đại hội

VOV.VN - Bản sắc lệnh số 14 ngày 8/9/1945 gồm 7 điều quy định rõ trong thời hạn hai tháng kể từ ngày ký sắc lệnh sẽ mở cuộc tổng tuyển cử để bầu Quốc dân đại hội. 

Bản sắc lệnh về cuộc tổng tuyển cử để bầu Quốc dân đại hội

Bản sắc lệnh về cuộc tổng tuyển cử để bầu Quốc dân đại hội

VOV.VN - Bản sắc lệnh số 14 ngày 8/9/1945 gồm 7 điều quy định rõ trong thời hạn hai tháng kể từ ngày ký sắc lệnh sẽ mở cuộc tổng tuyển cử để bầu Quốc dân đại hội. 

Nguyễn Văn Tố - Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của Việt Nam
Nguyễn Văn Tố - Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của Việt Nam

VOV.VN - Cụ Nguyễn Văn Tố được bầu làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội, trong bối cảnh đầy khó khăn, thử thách của vận nước. 

Nguyễn Văn Tố - Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của Việt Nam

Nguyễn Văn Tố - Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của Việt Nam

VOV.VN - Cụ Nguyễn Văn Tố được bầu làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội, trong bối cảnh đầy khó khăn, thử thách của vận nước.