Những nhà báo dấn thân để "chiến đấu" với tham nhũng, tiêu cực

VOV.VN - Qua các mùa tổ chức, Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã thắp lên ngọn lửa chiến đấu, ngọn lửa cống hiến của những người làm báo.

Tối 5/11, tại Hà Nội sẽ diễn ra Lễ trao giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022-2023. Giải thưởng do Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức.

Qua 4 mùa, Giải báo chí toàn quốc phòng chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng thu hút được sự quan tâm của xã hội và sự tham gia tích cực của các cơ quan báo chí, các nhà báo. Nhiều nhà báo đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, nguy hiểm; vượt qua mọi "cám dỗ", "cạm bẫy" để "dấn thân" bám sát đến cùng các vụ việc, giúp các cơ quan chức năng làm rõ, xử lý nghiêm minh nhiều tổ chức, cá nhân có hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Xuất phát từ câu chuyện vật tư, thiết bị y tế đắp chiếu trong kho; sinh phẩm y tế dồi dào trên thị trường... nhưng hàng loạt bệnh viện thiếu khẩn cấp các thiết bị, hóa chất, vật tư y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh; hay từ câu chuyện hàng loạt công trình, dự án ì ạch, chậm tiến độ nhiều năm... khi nguồn lực về vốn, tài nguyên không thiếu..., nhóm phóng viên Ban Thời sự, Đài TNVN đã chỉ rõ hiện tượng cán bộ "sợ sai, không dám làm", cùng tâm lý "chờ cơ chế - đợi thông tư" không chỉ có trong ngành y, mà phổ biến ở nhiều bộ, ngành, địa phương... như một "sợi dây vô hình" trói buộc, cản trở sự phát triển.

Thực hiện loạt phóng sự, nhóm phóng viên Ban Thời sự đã chỉ nguyên nhân của tình trạng này và quan niệm "không làm không sai, để bảo toàn cá nhân" của không ít cán bộ. Đại diện nhóm tác giả, nhà báo Lại Thị Hoa cho biết: "Khi thực hiện loạt bài, chúng tôi đã đề xuất những giải pháp để trị "bệnh sợ sai". Đó là câu chuyện từ thành phố Hà Nội. Hà Nội là một trong những thành phố đã làm rất tốt việc phân cấp, phân quyền. Nhờ đó mà thành phố Hà Nội đã đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy phát triển kinh tế của Thủ đô. Chúng tôi cũng nêu ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung".

Loạt bài "Thuốc nào trị bệnh sợ sai" phát sóng vào tháng 3 năm nay, Đài Tiếng nói Việt Nam là một trong những cơ quan báo chí đầu tiên chỉ rõ, gọi đúng tên "bệnh sợ sai". Đây là căn bệnh trầm kha có nguy cơ lan rộng, ảnh hưởng trực tiếp tới nhiệm vụ hiện thực hóa mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra; tác động xấu tới an sinh xã hội, nguy cơ suy giảm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Gần 7 tháng sau ngày loạt bài phát sóng, cuối tháng 9 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73 quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Loạt bài 5 kỳ "Phá rừng tự nhiên ở Bắc Kạn" của nhà báo Nguyễn Hồng Nguyên, Báo Bảo vệ pháp luật không chỉ đơn thuần phản ánh việc gần 3 ha rừng tại xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn bị chặt phá trái phép. Khối lượng gỗ tự nhiên được phát hiện lên tới hơn 170 m3. Đây là vụ phá rừng được xác định có quy mô lớn nhất tại tỉnh Bắc Kạn trong khoảng hơn 20 năm qua. Trong vụ phá rừng này, đối tượng chủ mưu là chủ doanh nghiệp, là người am hiểu pháp luật và có quan hệ với nhiều lãnh đạo các cơ quan, sở, ban, ngành. Tác giả đã vạch trần âm mưu, thủ đoạn của một nhóm đối tượng lợi dụng chế biến khoáng sản để khai thác gỗ trái phép nhằm thu lợi bất chính.

Nhà báo Nguyễn Hồng Nguyên cho biết: "Loạt bài chỉ ra sự buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm của một số cơ quan chức năng đã để nhiều hộ dân được giao đất, giao rừng, tự chuyển nhượng trái pháp luật hàng chục hec-ta đất rừng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến rừng bị chặt phá trái phép. Sau khi Báo Bảo vệ pháp luật lật tẩy vụ phá rừng này, Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố vụ án hình sự, các đối tượng phạm tội sẽ phải đối mặt với khung hình phạt tù từ 5 năm đến 10 năm".

Điều đáng nói, khi vụ phá rừng bị phát hiện, các đối tượng chủ mưu sẵn sàng dùng quan hệ và tiền bạc hòng mua chuộc những người thực thi nhiệm vụ, nhằm che đậy hành vi vi phạm pháp luật. Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham nhũng, tiêu cực, phóng viên Báo Bảo vệ pháp luật đã vững vàng hoàn thành loạt 5 kỳ về "Phá rừng tự nhiên ở Bắc Kạn".

Bắt đầu bằng câu nói của bảng nhãn Lê Quý Đôn về 5 nguy cơ mất nước. Đó là: "Trẻ không kính già. Trò không trọng thầy. Binh kiêu tướng thoái. Tham nhũng tràn lan. Sĩ phu ngoảnh mặt" Phim tài liệu "Không lùi bước" dài 5 tập của nhóm tác giả Nguyễn Nhật Duy, Phan Ý Linh, Phát sóng trên Kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam với nội dung xoay quanh vấn đề tham nhũng. 5 tập phim với những phân tích chuyên sâu, khoa học, bài bản, dễ hiểu và nhân văn. Tác giả Nguyễn Nhật Duy chia sẻ: "Chúng tôi nhận ra một giá trị vĩnh cửu của người Việt. Đó là tinh thần "không lùi bước" trước nghịch cảnh. Trong cuộc chiến chống tham nhũng này cũng vậy. Tên phim "Không lùi bước" như một lời khẳng định".

Còn tác giả Phan Ý Linh bày tỏ: "Cuộc chiến chống tham nhũng diễn ra rất quyết liệt. Chúng tôi là những người làm báo, đã đặt những câu hỏi cho chính bản thân mình là vì sao hiện tượng tham nhũng lại diễn ra ở Việt Nam và đó cũng chính là sự thôi thúc dẫn chúng tôi đi tìm kiếm câu trả lời và đặt mình vào một thử thách mới".

Với khoảng 30 phút mỗi tập, phim tài liệu "Không lùi bước" đề cập những kiến giải, cùng góc nhìn của nhiều chuyên gia ở đa lĩnh vực, từ đó cung cấp thông tin một cách khách quan và khoa học cho khán giả về cuộc chiến cam go đang diễn ra với nạn tham nhũng tràn lan này.

Một điểm rõ nét của các tác phẩm tham gia giải "Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí" lần này đã có sự đầu tư trong lựa chọn chủ đề, bám sát vấn đề thực tiễn đặt ra, chủ động tìm tòi, sáng tạo trong cách thể hiện. Cùng với đó, nhiều tác phẩm viết về tấm gương đấu tranh chống tham nhũng, lấy "xây để chống", lấy "tích cực dẹp tiêu cực"; phát hiện những quy định hiện hành còn bất cập, có kẽ hở dễ phát sinh các hành vi tham nhũng, tiêu cực để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhằm ngăn chặn hiệu quả hơn nữa các hành vi tham nhũng, tiêu cực từ gốc, từ khi mới manh nha.

Qua các mùa tổ chức, Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã thắp lên ngọn lửa chiến đấu, ngọn lửa cống hiến của những người làm báo. Ngọn lửa ấy được nuôi dưỡng, vun đắp trong quá trình làm nghề và mỗi dịp trao giải những người làm báo luôn cảm thấy tự hào về một "hành trình không ngừng nghỉ, không vùng cấm" của mình trong cuộc đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Một bộ phận cán bộ không nhớ, thậm chí đi ngược lời thề trước Đảng
Một bộ phận cán bộ không nhớ, thậm chí đi ngược lời thề trước Đảng

VOV.VN - Trong gần 40 năm đổi mới, hội nhập quốc tế, đội ngũ đảng viên luôn cống hiến, góp phần xứng đáng vào xây dựng đất nước, vì sự phồn vinh của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ đảng viên đã "không nhớ", thậm chí, "làm ngược" với những gì mình đã lời thề, dẫn đến bị xử lý kỷ luật, làm tổn hại đến danh dự, uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng.

Một bộ phận cán bộ không nhớ, thậm chí đi ngược lời thề trước Đảng

Một bộ phận cán bộ không nhớ, thậm chí đi ngược lời thề trước Đảng

VOV.VN - Trong gần 40 năm đổi mới, hội nhập quốc tế, đội ngũ đảng viên luôn cống hiến, góp phần xứng đáng vào xây dựng đất nước, vì sự phồn vinh của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ đảng viên đã "không nhớ", thậm chí, "làm ngược" với những gì mình đã lời thề, dẫn đến bị xử lý kỷ luật, làm tổn hại đến danh dự, uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng.

Với một người cộng sản chân chính, lời thề trước Đảng là danh dự
Với một người cộng sản chân chính, lời thề trước Đảng là danh dự

VOV.VN - Đối với người cộng sản chân chính, lời thề trước Đảng là danh dự, chứa đựng giá trị đạo đức và thể hiện nhân cách, tư cách của một đảng viên.

Với một người cộng sản chân chính, lời thề trước Đảng là danh dự

Với một người cộng sản chân chính, lời thề trước Đảng là danh dự

VOV.VN - Đối với người cộng sản chân chính, lời thề trước Đảng là danh dự, chứa đựng giá trị đạo đức và thể hiện nhân cách, tư cách của một đảng viên.

Toàn văn Quy định 131 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Toàn văn Quy định 131 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

VOV.VN - Ngày 27/10, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định 131 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.

Toàn văn Quy định 131 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Toàn văn Quy định 131 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

VOV.VN - Ngày 27/10, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định 131 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.