Cô gái khiếm thị ước mơ vào đại học

(VOV) -Hàng chục năm không được nhìn thấy tia nắng mặt trời nhưng Trần Việt Anh luôn khao khát và ước mơ vào đại học.

Năm 17 tuổi, Trần Việt Anh (sinh năm 1976), hiện đang sống và làm việc tại Hội Người mù huyện Phú Xuyên, xã Đại Thắng, Hà Nội mới bắt đầu học lớp 1.

Nhiệt tình, năng động trong công việc, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức và với mong muốn tiếp tục cống hiến trí tuệ, sức lực nhiều hơn nữa cho công tác của Hội Người mù ở địa phương, Việt Anh đang phấn đấu để được học tiếp lên đại học, cao đẳng.

Ngoài công việc hàng ngày, lúc nào rảnh rỗi, Việt Anh đều tự bổ sung kiến thức xã hội, tập viết báo... Thế nhưng, cản trở lớn nhất đối với cô gái khiếm thị này là không thể nhìn thấy được mọi vật xung quanh.

Cô gái khiếm thị Trần Việt Anh

Năm 3 tuổi, trong một lần vui Tết Trung thu tại địa phương, khi Ban tổ chức trao quà cho các bạn nhỏ, không hiểu vì sao đôi mắt của Việt Anh đã không thể nhìn thấy gì để cầm được phần quà được tặng. Kể từ đó, đôi mắt của cô gái này đã không bao giờ được nhìn thấy ánh sáng mặt trời.

Với hy vọng “còn nước còn tát”, mong con được nhìn thấy ánh sáng như bao bạn bè đồng trang lứa, bố mẹ đã đưa Việt Anh đi chạy chữa từ bệnh viện huyện đến bệnh viện Trung ương. Tuy nhiên, y học trong những năm 1979-1980 của nước nhà còn chưa phát triển, thiết bị, máy móc để khám chữa bệnh tại các bệnh viện còn nghèo nàn nên các bác sĩ kết luận Việt Anh bị ung thư giác mạc và chỉ sống được đến năm 12 tuổi.

Bố mẹ Việt Anh được các bác sĩ khuyên là nên phẫu thuật 1 bên mắt phải cho con để tránh bị ảnh hưởng sang mắt còn lại. Thế nhưng, một thời gian sau, cả hai mắt của Việt Anh đều bị hỏng cả.

Thấy con gái bị khiếm thị cộng với sức khỏe hồi nhỏ hay ốm đau, không ăn uống được, bố mẹ đã để Việt Anh ở nhà chăm sóc. Mãi về sau này, đi khám lại mắt ở nhiều bệnh viện khác nhau, bác sĩ lại kết luận là mắt của Việt Anh không phải bị ung thư giác mạc và có cô thể đủ sức khỏe để làm việc, sinh hoạt như những người bình thường khác. Tin vui này đã xua tan bao nỗi đau đớn hàng chục năm trời đối với gia đình và bản thân Việt Anh.

Thấy bạn bè cùng trang lứa được cắp sách tới trường, được học bao điều hay, năm 1993, gia đình đã quyết định cho Việt Anh đi học lớp 1, mặc dù khi đó, cô đã 17 tuổi. Đi học chậm so với những bạn bè cùng tuổi nhưng Việt Anh đã rất nỗ lực, phấn đấu trong học tập và rèn luyện để có thể theo kịp các bạn cùng lớp.

Được sự hỗ trợ, chăm sóc rất tích cực từ người bố là giáo viên và nhiều thầy giáo, bạn bè, Việt Anh đã vươn lên đạt thành tích cao trong học tập.

Năm 34 tuổi, Việt Anh mới bắt đầu vào học THPT ở Trung tâm Giáo dục từ xa Nguyễn Văn Tố, Hà Nội. Dù nhà cách trường học hơn 30 km và phải đi xe bus đi học, mắt lại không nhìn thấy gì nhưng cô gái này hầu như không nghỉ học buổi nào. Đối với Việt Anh, được đi học và bổ sung kiến thức là một niềm vui lớn.

Ông Phạm Đức Nam, Giám đốc Trung tâm Giáo dục từ xa Nguyễn Văn Tố, Hà Nội cho biết: Trong thời gian học ở Trung tâm từ năm 2010-2013, Trần Việt Anh  luôn là cán bộ lớp gương mẫu, luôn vượt qua mọi khó khăn để có thành tích học tập tốt. Mọi hoạt động ở trường, lớp, Việt Anh đều nhiệt tình tham gia.

Ngoài công việc học tập, Việt Anh còn là cán bộ tích nhiệt tình trong công việc và sống chan hòa với các hội viên của Hội Người mù huyện Phú Xuyên.

Công tác tại Hội từ năm 2004 đến nay, hàng ngày phải tiếp xúc với nhiều thân phận, mảnh đời khó khăn và cả những phụ nữ, trẻ em khiếm thị như mình, Việt Anh rất hiểu giá trị sống của cuộc đời và cô mong muốn tiếp tục cống hiến công sức nhiều hơn nữa cho công tác của Hội nhằm góp phần giúp các hội viên vượt qua mặc cảm để sống có ích cho cộng đồng.

Tâm sự với phóng viên VOV online, Việt Anh cho biết, nhiều người cho là những người bị khiếm thị, tàn tật thì không thể làm được việc gì. Thế nhưng trên thực tế, có rất nhiều tấm gương đã vượt qua số phận, khó khăn trong cuộc sống để học tập, lao động và sống có ích cho gia đình, đóng góp tích cực cho xã hội.

Cũng như những người bình thường khác, Việt Anh mong muốn có được một “bờ vai” thực sự yêu thương, đồng cảm và chia sẻ những khó khăn với mình trong cuộc sống. Cô gái 37 tuổi này còn có dự định tiếp tục học lên đại học để làm tốt hơn nữa công việc tại Hội Người mù ở địa phương. Thế nhưng, cản trở lớn nhất là hiện nay, nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước không tổ chức thi tuyển cho người khiếm thị hay tàn tật.

Mặc dù đã hàng chục năm không nhìn thấy ánh sáng mặt trời, tuổi cũng nhiều hơn so với những sinh viên khác, nhưng ước mơ ngày càng có nhiều trường đại học, cao đẳng và trung tâm lao động tiếp nhận những người không may có những khuyết tật trên cơ thể được học tập, làm việc luôn cháy bỏng trong tâm hồn cô gái khiếm thị này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cô gái khiếm thị gốc Việt chinh phục cuộc thi Vua đầu bếp Mỹ
Cô gái khiếm thị gốc Việt chinh phục cuộc thi Vua đầu bếp Mỹ

(VOV) - Vượt qua gần 30.000 thí sinh tham gia, Christine Hà đã thuyết phục được 3 vị giám khảo nổi tiếng về ẩm thực TG với món cá kho tộ.

Cô gái khiếm thị gốc Việt chinh phục cuộc thi Vua đầu bếp Mỹ

Cô gái khiếm thị gốc Việt chinh phục cuộc thi Vua đầu bếp Mỹ

(VOV) - Vượt qua gần 30.000 thí sinh tham gia, Christine Hà đã thuyết phục được 3 vị giám khảo nổi tiếng về ẩm thực TG với món cá kho tộ.

Phục hồi chức năng cho người khiếm thị
Phục hồi chức năng cho người khiếm thị

(VOV)_PHCN đóng vai trò quan trọng trong công tác chống mù lòa, hướng tới mục tiêu toàn cầu “Thị giác 2020 - Quyền được nhìn thấy”.

Phục hồi chức năng cho người khiếm thị

Phục hồi chức năng cho người khiếm thị

(VOV)_PHCN đóng vai trò quan trọng trong công tác chống mù lòa, hướng tới mục tiêu toàn cầu “Thị giác 2020 - Quyền được nhìn thấy”.

Cảm phục người phụ nữ khiếm thị giàu nghị lực
Cảm phục người phụ nữ khiếm thị giàu nghị lực

(VOV) - Đỗ Thúy Hà là một trong 14 tấm gương phụ nữ Việt Nam “Tự tin- Tự trọng- Trung hậu- Đảm đang” .

Cảm phục người phụ nữ khiếm thị giàu nghị lực

Cảm phục người phụ nữ khiếm thị giàu nghị lực

(VOV) - Đỗ Thúy Hà là một trong 14 tấm gương phụ nữ Việt Nam “Tự tin- Tự trọng- Trung hậu- Đảm đang” .

Thí sinh khiếm thị chinh phục giám khảo Vietnam Idol 2012
Thí sinh khiếm thị chinh phục giám khảo Vietnam Idol 2012

Cả hai thí sinh khiếm thị tham gia vòng thử giọng diễn ra ngày 11/7 đều giành được chiếc vé vàng của "Bộ ba quyền lực" đi tiếp vào vòng trong.

Thí sinh khiếm thị chinh phục giám khảo Vietnam Idol 2012

Thí sinh khiếm thị chinh phục giám khảo Vietnam Idol 2012

Cả hai thí sinh khiếm thị tham gia vòng thử giọng diễn ra ngày 11/7 đều giành được chiếc vé vàng của "Bộ ba quyền lực" đi tiếp vào vòng trong.

Nghị lực của lão ngư khiếm thị
Nghị lực của lão ngư khiếm thị

Người lành lặn đi biển cũng đã bao khó khăn, vất vả, thế mà có chuyện người mù đi biển… Gần 70 tuổi, ngư dân Lê Hận có tới hơn 35 năm tung hoành trên một vùng ngư trường rộng lớn

Nghị lực của lão ngư khiếm thị

Nghị lực của lão ngư khiếm thị

Người lành lặn đi biển cũng đã bao khó khăn, vất vả, thế mà có chuyện người mù đi biển… Gần 70 tuổi, ngư dân Lê Hận có tới hơn 35 năm tung hoành trên một vùng ngư trường rộng lớn

 Ngày hội thể thao cho trẻ khiếm thị
Ngày hội thể thao cho trẻ khiếm thị

Ngày hội do Đại Sứ quán Anh tại Hà Nội và Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu tổ chức diễn ra sáng 7/9.

 Ngày hội thể thao cho trẻ khiếm thị

Ngày hội thể thao cho trẻ khiếm thị

Ngày hội do Đại Sứ quán Anh tại Hà Nội và Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu tổ chức diễn ra sáng 7/9.