Sửa Luật Đất đai:

Tránh “kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra” đất sản xuất

VOV.VN-Hiện các nông, lâm trường quản lý đất quá rộng, phải khoán cho người dân địa phương làm, còn người dân thiếu đất để sản xuất.

Khảo sát mới đây của Liên minh Đất đai (LANDA) cho thấy, hiện đất đai do các nông, lâm trường quản lý quá rộng, không sử dụng hết phải cho thuê hoặc giao khoán cho người dân địa phương, trong khi người dân thiếu đất để sản xuất. Đồng bào dân tộc thiểu số thiếu cả đất ở lẫn đất sản xuất, thiếu đói và Nhà nước thường xuyên phải hỗ trợ.

Đồng bào dân tộc thiểu số, người miền núi sống dựa chủ yếu vào rừng (Ảnh: Dân Việt)

Theo ông Nguyễn Đức Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (điều phối viên của LANDA), “thực tế này làm phát sinh tranh chấp nặng nề về đất đai trên diện tích rộng giữa nông, lâm trường với người dân ở địa phương”.

Lâm trường “ôm” quá nhiều đất, dân thiếu đất sản xuất

Đại diện LANDA dẫn ví dụ: Năm 2002, theo chương trình 661, cán bộ lâm trường về bản Khe Cát và Bên Đường (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) gặp bà con và động viên trồng cây xóa đói giảm nghèo và hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật trồng rừng, quản lý, bảo vệ rừng. Bà con được thông báo rằng, sau khi trồng cây, bà con chăm sóc và được hưởng lợi khi thu hoạch.

Khi bà con đồng ý, lâm trường cho bà con cây giống và sau đó hỗ trợ cho bà con tiền nước để trồng cây. Vì thế, 17 hộ gia đình đã tham gia trồng rừng. Đến khi cây lớn, bà con thu hoạch cây để bán. Khi vận chuyển ra cửa rừng thì lâm trường chặn lại, không cho bán với lý do rừng trồng đó là thuộc quyền quản lý của lâm trường.

Lâm trường Thanh Hà quản lý khoảng 2.000 ha đất tại 13 xã của huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, nhưng cán bộ lâm trường chỉ chưa đến 20 người. Lâm trường chỉ có thể trực tiếp sản xuất được 1/3 diện tích được giao. Còn lại, lâm trường khoán đất cho người dân trồng rừng và hằng năm nộp lại cho lâm trường một lượng sản phẩm hoặc số tiền tương ứng. Hiện có hơn 1000 hộ dân tham gia nhận khoán đất với lâm trường. Biết nhận khoán như vậy là thiệt thòi, nhưng họ vẫn phải làm vì thiếu đất sản xuất.

Còn Lâm trường Tân Lạc (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) giữ 2.150 ha đất rừng mà chỉ có 10 cán bộ quản lý và 3 công nhân. Họ cũng phải giao khoán đất của lâm trường cho người dân địa phương để thu lợi.
(Nguồn: LANDA)
Đến tháng 7/2010, lâm trường cho người lên khai thác cây, bà con dân bản đã chặn lại. Từ đó xảy ra tranh chấp giữa người dân và lâm trường.

Đến nay, việc tranh chấp giữa người dân với lâm trường về khu rừng trồng theo chương trình 661 chưa được giải quyết.

Về câu chuyện này, LANDA bình luận rằng, “lâm trường ít người nhưng sử dụng nhiều đất mà không hiệu quả, còn dân địa phương đông người nhưng thiếu đất sản xuất, tranh chấp là tất yếu”.

Vì vậy, theo đề xuất của LANDA, chính sách đất đai cần mạnh dạn giao đất của nông, lâm trường quốc doanh cho người dân thiếu đất, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số. Đây là cách tốt nhất để họ được ổn định cuộc sống và thoát nghèo bền vững.

Đề xuất này cũng trên cơ sở từ nguyện vọng của nhân dân. Bởi như chị Hồ Thị Con, bản Bên Đường, đại diện đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, nói trong buổi tham vấn cộng đồng của LANDA về góp ý cho sửa Luật Đất đai, rằng: “Nói đất là vàng, nhưng không ăn được. Có đất thì mới trồng được cây để có cái ăn. Dân không cần giúp gạo, mà cần nhà nước tạo điều kiện cho dân có đất để tự làm ra cái ăn. Cây thì dân cũng trồng, lâm trường cũng trồng. Vì sao chỉ lâm trường có đất trồng cây mà dân không có đất? Như thế là không công bằng.”

Thận trọng khi giao đất từ lâm trường cho người dân

Cũng theo LANDA, UBND xã Trường Sơn (Quảng Ninh, Quảng Bình) đã đề nghị UBND tỉnh thu hồi diện tích 3.163 ha đất rừng các khu vực gần dân của lâm trường quản lý để giao cho bà con dân tộc Vân Kiều quản lý, bảo vệ và sản xuất trồng rừng kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con.

Đề nghị này được chấp thuận và tỉnh đã cho thu hồi 2.112,69 ha đất rừng của lâm trường. Nhưng trong đó, chỉ 15% diện tích đúng theo đề nghị của bà con (đất sản xuất phù hợp, gần đường giao thông, gần khu dân cư, thuận tiện sản xuất), còn lại hơn 1.700 ha thuộc các tiểu khu khác không thuộc đề nghị giao và không thể sản xuất vì đồi dốc, xa khu dân cư, không có đường giao thông.

Với thực trạng nêu trên, ông Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển (CODE), cho rằng, nếu quyết định thu hồi đất từ lâm trường về giao lại cho người dân sử dụng mà chỉ nói “thu hồi đất lâm trường làm ăn không hiệu quả” là rất sơ hở. Bởi qua nghiên cứu thực tế cho thấy, có một số nơi đã thu hồi đất lâm trường và giao lại cho người dân. Đó toàn là đất xấu, đất đồi núi, xa dân cư thì giao lại cho dân. Khi đó, lâm trường giải thích đó là đất lâm trường làm ăn không hiệu quả, không làm được nên giao lại địa phương để địa phương giao cho dân.

“Rõ ràng, khi doanh nghiệp mà còn làm ăn không nổi lại đi đẩy cho dân thì sao làm nổi”- ông Tú lưu ý.

Chính vì thế, ông Tú đề nghị: “Việc giao lại đất lâm trường cho người dân phải quy định cụ thể đi liền với diện tích là chất lượng đất và khả năng tiếp cận đất đai của người dân”.

Bên cạnh đó, Liên minh Đất đai đề xuất: Phần lớn từ nguồn lực hơn 2,5 triệu ha đất sản xuất nông, lâm nghiệp do các nông, lâm trường quốc doanh đang nắm giữ cần được giao hẳn cho người dân địa phương. Đồng quan điểm này, ông Tú nhấn mạnh: “Mô hình người nông dân có đất và doanh nghiệp có vốn, có kỹ thuật, có trình độ quản lý, có thị trường mới là mối liên kết bền vững trong phát triển nông nghiệp chất lượng cao”.

Và, LANDA kiến nghị cần đưa vào Luật Đất đai sửa đổi nội dung: Mọi hình thức giao khoán đất dưới dạng “khoán” hay còn gọi là “phát canh thu tô hiện đại” đều phải được chuyển thành hình thức “Nhà nước giao hẳn đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng sản xuất cho hộ gia đình đang nhận khoán với các nông, lâm trường”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sửa Luật Đất đai: Cần lập cơ quan định giá đất độc lập
Sửa Luật Đất đai: Cần lập cơ quan định giá đất độc lập

VOV.VN-92,35% ý kiến được tham vấn cho rằng, cần có sự tham gia của tổ chức định giá đất độc lập trước khi cơ quan nhà nước quyết định

Sửa Luật Đất đai: Cần lập cơ quan định giá đất độc lập

Sửa Luật Đất đai: Cần lập cơ quan định giá đất độc lập

VOV.VN-92,35% ý kiến được tham vấn cho rằng, cần có sự tham gia của tổ chức định giá đất độc lập trước khi cơ quan nhà nước quyết định

Sửa Luật Đất đai: Thu hồi đất, phải bồi thường cả sinh kế
Sửa Luật Đất đai: Thu hồi đất, phải bồi thường cả sinh kế

VOV.VN-Đất đai không chỉ là tài sản mà còn là sinh kế, tư liệu sản xuất, nên khi thu hồi đất, phải bồi thường cả về tài sản và sinh kế.

Sửa Luật Đất đai: Thu hồi đất, phải bồi thường cả sinh kế

Sửa Luật Đất đai: Thu hồi đất, phải bồi thường cả sinh kế

VOV.VN-Đất đai không chỉ là tài sản mà còn là sinh kế, tư liệu sản xuất, nên khi thu hồi đất, phải bồi thường cả về tài sản và sinh kế.

Đất sản xuất: lâm trường thừa, người dân thiếu
Đất sản xuất: lâm trường thừa, người dân thiếu

(VOV) - Thiếu đất là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo cao tại các địa phương có rừng.

Đất sản xuất: lâm trường thừa, người dân thiếu

Đất sản xuất: lâm trường thừa, người dân thiếu

(VOV) - Thiếu đất là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo cao tại các địa phương có rừng.

Lâm trường quốc doanh: Giao đất kiểu "phát canh thu tô"
Lâm trường quốc doanh: Giao đất kiểu "phát canh thu tô"

VOV.VN -Với cung cách làm ăn trái với tinh thần của NQ 28/ TW, nhiều lâm trường quốc doanh đang trở thành một dạng địa chủ “kiểu mới"

Lâm trường quốc doanh: Giao đất kiểu "phát canh thu tô"

Lâm trường quốc doanh: Giao đất kiểu "phát canh thu tô"

VOV.VN -Với cung cách làm ăn trái với tinh thần của NQ 28/ TW, nhiều lâm trường quốc doanh đang trở thành một dạng địa chủ “kiểu mới"

Quyết sách nào cho lâm trường quốc doanh?
Quyết sách nào cho lâm trường quốc doanh?

VOV.VN -"LTQD nào đảm bảo tiêu chí đặt ra của NQ 28 thì khuyến khích, còn lại tự cho là chủ đất mới thì cương quyết xử lý"

Quyết sách nào cho lâm trường quốc doanh?

Quyết sách nào cho lâm trường quốc doanh?

VOV.VN -"LTQD nào đảm bảo tiêu chí đặt ra của NQ 28 thì khuyến khích, còn lại tự cho là chủ đất mới thì cương quyết xử lý"

Sửa Luật Đất đai: Hài hòa lợi ích các bên khi thu hồi đất
Sửa Luật Đất đai: Hài hòa lợi ích các bên khi thu hồi đất

VOV.VN-Theo GS Đặng Hùng Võ, cơ chế thu hồi đất và đền bù cần chia sẻ lợi ích hài hòa giữa người bị thu hồi đất và nhà đầu tư có dự án.

Sửa Luật Đất đai: Hài hòa lợi ích các bên khi thu hồi đất

Sửa Luật Đất đai: Hài hòa lợi ích các bên khi thu hồi đất

VOV.VN-Theo GS Đặng Hùng Võ, cơ chế thu hồi đất và đền bù cần chia sẻ lợi ích hài hòa giữa người bị thu hồi đất và nhà đầu tư có dự án.

Sửa Luật Đất đai: "Chúng ta nên lắng nghe dân nhiều hơn!"
Sửa Luật Đất đai: "Chúng ta nên lắng nghe dân nhiều hơn!"

VOV.VN-Theo ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cần rà soát lại kỹ Dự thảo Luật này và lắng nghe ý kiến của nhân dân hơn nữa.

Sửa Luật Đất đai: "Chúng ta nên lắng nghe dân nhiều hơn!"

Sửa Luật Đất đai: "Chúng ta nên lắng nghe dân nhiều hơn!"

VOV.VN-Theo ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cần rà soát lại kỹ Dự thảo Luật này và lắng nghe ý kiến của nhân dân hơn nữa.

Đất lâm trường:  Nghịch lý thiếu-thừa
Đất lâm trường: Nghịch lý thiếu-thừa

VOV.VN - "Vấn đề tranh chấp, lấn chiếm về đất đai ở các lâm trường quốc doanh chưa được đặt lên đúng tầm với mức độ của nó"

Đất lâm trường:  Nghịch lý thiếu-thừa

Đất lâm trường: Nghịch lý thiếu-thừa

VOV.VN - "Vấn đề tranh chấp, lấn chiếm về đất đai ở các lâm trường quốc doanh chưa được đặt lên đúng tầm với mức độ của nó"

Sửa Luật Đất đai: Cần cấm cán bộ đầu tư bất động sản?
Sửa Luật Đất đai: Cần cấm cán bộ đầu tư bất động sản?

VOV.VN-Theo TS Doãn Hồng Nhung, Luật Đất đai sửa đổi cần quy định cấm cán bộ có chức vụ đầu tư kinh doanh BĐS trong khu vực mình quản lý.

Sửa Luật Đất đai: Cần cấm cán bộ đầu tư bất động sản?

Sửa Luật Đất đai: Cần cấm cán bộ đầu tư bất động sản?

VOV.VN-Theo TS Doãn Hồng Nhung, Luật Đất đai sửa đổi cần quy định cấm cán bộ có chức vụ đầu tư kinh doanh BĐS trong khu vực mình quản lý.

Tham khảo kinh nghiệp quốc tế để sửa Luật Đất đai 2003
Tham khảo kinh nghiệp quốc tế để sửa Luật Đất đai 2003

(VOV) -Sáng 13/12, tại Hà Nội, Bộ TNMT tổ chức hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế về một số nội dung sửa đổi Luật Đất đai năm 2003”.

Tham khảo kinh nghiệp quốc tế để sửa Luật Đất đai 2003

Tham khảo kinh nghiệp quốc tế để sửa Luật Đất đai 2003

(VOV) -Sáng 13/12, tại Hà Nội, Bộ TNMT tổ chức hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế về một số nội dung sửa đổi Luật Đất đai năm 2003”.

Chuyển đổi nông lâm trường quốc doanh: Đất rừng phải có chủ!
Chuyển đổi nông lâm trường quốc doanh: Đất rừng phải có chủ!

(VOV) - Nhiều địa phương và nông, lâm trường vẫn đang lúng túng chuyển đổi mô hình hoạt động phù hợp.

Chuyển đổi nông lâm trường quốc doanh: Đất rừng phải có chủ!

Chuyển đổi nông lâm trường quốc doanh: Đất rừng phải có chủ!

(VOV) - Nhiều địa phương và nông, lâm trường vẫn đang lúng túng chuyển đổi mô hình hoạt động phù hợp.

Sửa Luật Đất đai: Đảm bảo quyền lợi người sử dụng đất
Sửa Luật Đất đai: Đảm bảo quyền lợi người sử dụng đất

(VOV) -Việc sửa đổi hệ thống pháp luật nói chung, đều hướng đến mục tiêu cốt lõi là bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân.

Sửa Luật Đất đai: Đảm bảo quyền lợi người sử dụng đất

Sửa Luật Đất đai: Đảm bảo quyền lợi người sử dụng đất

(VOV) -Việc sửa đổi hệ thống pháp luật nói chung, đều hướng đến mục tiêu cốt lõi là bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân.

Đổi mới lâm trường quốc doanh: “Bình mới rượu cũ”?
Đổi mới lâm trường quốc doanh: “Bình mới rượu cũ”?

VOV.VN -Sau 10 năm đổi mới hiệu quả quản lý đất và rừng vẫn còn rất thấp, tài nguyên đất và rừng tiếp tục bị suy giảm nghiêm trọng.

Đổi mới lâm trường quốc doanh: “Bình mới rượu cũ”?

Đổi mới lâm trường quốc doanh: “Bình mới rượu cũ”?

VOV.VN -Sau 10 năm đổi mới hiệu quả quản lý đất và rừng vẫn còn rất thấp, tài nguyên đất và rừng tiếp tục bị suy giảm nghiêm trọng.

Sửa Luật Đất đai: Phải sát với thực tế cuộc sống
Sửa Luật Đất đai: Phải sát với thực tế cuộc sống

VOV.VN -Vấn đề sở hữu đất đai, giá đất, thu hồi đất, quy hoạch đất được nhiều người quan tâm, góp ý kiến. 

Sửa Luật Đất đai: Phải sát với thực tế cuộc sống

Sửa Luật Đất đai: Phải sát với thực tế cuộc sống

VOV.VN -Vấn đề sở hữu đất đai, giá đất, thu hồi đất, quy hoạch đất được nhiều người quan tâm, góp ý kiến.