UAV trang bị AI sẽ áp đảo máy bay có người lái trong tương lai?

VOV.VN - Ngày nay, trí tuệ nhân tạo dần được đưa vào sử dụng trong UAV. Công nghệ đột phá này có thể sẽ thay đổi bản chất của tác chiến trên không trong tương lai.

Tác chiến trên không liên tục phát triển nhờ hệ thống bay không người lái (UAV). Theo các chuyên gia quân sự, UAV chính xác hơn máy bay có người lái do ít bị tiêu hao hơn trong khi vẫn đảm bảo an toàn cho người vận hành.

Khi UAV trở nên nhanh hơn và linh hoạt hơn, chúng cũng được sử dụng ngày càng nhiều hơn trên chiến trường, dẫn đến một cuộc xung đột siêu hiện đại mà ở đó chúng rất cần thiết cho các nhiệm vụ chiến đấu, giám sát và trinh sát.

Cuộc xung đột đang diễn ra giữa Ukraine và Nga đã cho thấy điều đó. Người ta cũng thấy rằng các công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo (AI) có thể báo trước một tương lai trong đó hầu hết các cuộc đối đầu quân sự được quản lý từ xa, thậm chí có thể bằng AI.

Lợi thế riêng của UAV và máy bay có người lái

Trong những thập kỷ qua, các lực lượng quân sự đã sử dụng thành công UAV để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như tình báo, giám sát và trinh sát; hỗ trợ trên không; hỗ trợ hậu cần; thông tin liên lạc…

Các nhà phân tích quân sự cho rằng UAV sẽ tiếp tục thay thế máy bay có người lái trong một số nhiệm vụ như tiếp nhiên liệu trên không; chiến đấu trên không; áp chế và phá hủy hệ thống phòng không của đối phương; tìm kiếm cứu nạn trong chiến đấu; tác chiến điện tử…

Lợi thế của máy bay có người lái là chúng có người điều khiển ở trên đó có thể đưa ra quyết định theo thời gian thực và ứng biến với tình huống. Phi công có thể đánh giá môi trường, thực hiện phán đoán và phản ứng hiệu quả với các tình huống chiến đấu liên tục thay đổi.

Máy bay có người lái thường phù hợp hơn cho các nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi chuyên môn của con người, chẳng hạn như chiến đấu trên không, hỗ trợ trên không, xác định và đối phó với các mục tiêu tinh vi.

Máy bay có người lái cho phép con người tương tác trực tiếp bên trong máy bay, tạo điều kiện phối hợp, liên lạc và hợp tác giữa các thành viên phi hành đoàn, nâng cao nhận thức tình huống và khả năng ra quyết định của họ.

Sự hiện diện của phi công có thể có tác động tâm lý đối với đối phương, khiến máy bay có người lái trở nên hiệu quả trong việc răn đe và tác động đến nhận thức trên chiến trường.

Trong khi đó, khả năng sẵn sàng liên tục là lợi thế của UAV so với máy bay có người lái. Khả năng chấp nhận rủi ro của UAV cũng cao hơn máy bay có người lái bởi UAV là vật có thể hy sinh.

Tổng chi phí của các chiến dịch mang lại lợi thế cho UAV do tính bền vững của chính nó và hạn chế nhu cầu hỗ trợ trong quá trình hoạt động.

Về ý nghĩa nhân sự, điều quan trọng nhất của việc phi công không tham gia vào các chuyến bay thực tế là họ sẽ dành năng lực và chuyên môn cho các nhiệm vụ nhạy cảm.

AI được sử dụng như thế nào?

Ngày nay, trí tuệ nhân tạo dần được đưa vào sử dụng trong UAV. Công nghệ đột phá này đang thay đổi bản chất của chiến tranh. Các nhiệm vụ có thể được AI hỗ trợ gồm nhiệm vụ chiến đấu; chiến đấu cộng tác; hợp tác giữa máy bay có người lái và không người lái; cận chiến độc lập; hoạt động bầy đàn.

Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc, tháng 3/2020, quân đối lập Libya đã bị tấn công bằng một chiếc UAV dạng quadcopter nặng 15 pound (6,8 kg) được sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đây có thể là “trường hợp vũ khí tự động dựa trên trí tuệ nhân tạo đầu tiên được biết đến được sử dụng để giết người” nếu có ai đó thiệt mạng trong cuộc tấn công đó.

Chiếc UAV, được gọi là hệ thống vũ khí tự động gây sát thương (LAWS) - đã tấn công con người mà không có sự chấp thuận của người điều khiển. Báo cáo dài 548 trang nói rằng máy bay không người lái có AI, Kargu-2 quadcopter, đã tấn công những người lính đang bỏ chạy.

Theo tác giả Paul Scharre, các hệ thống vũ khí tốt nhất kết hợp trí thông minh máy tính với trí thông minh con người để tạo ra các cấu trúc nhận thức lai sử dụng cả 2 lợi thế.

Ông cũng cho biết việc sử dụng cấu trúc nhận thức như vậy có thể tạo ra kết quả tốt hơn so với việc chỉ dựa vào con người hoặc AI.

Việc sử dụng nhận thức của con người và máy móc trong các quyết định tấn công có thể mang lại độ chính xác và độ tin cậy. Cách duy nhất để ngăn vũ khí tự động hành động chống lại người điều khiển chúng do suy luận sai lầm, lỗi phần mềm hoặc sự can thiệp của đối phương có thể là thiết kế cấu trúc bán tự hành (“human in the loop”, hệ thống máy móc thực hiện các hoạt động trong khoảng thời gian nhất định và dừng lại để đợi lệnh mới từ con người. Đây được xem là khái niệm cơ bản về mối quan hệ giữa con người và máy thông minh).

UAV đang thay đổi tác chiến trên không ra sao?

Theo Eurasian Times, một số chiến dịch UAV do lực lượng Mỹ ở Afghanistan, Pakistan hoặc Yemen thực hiện là những vụ tấn công con người có chủ đích và được che đậy, giống một cuộc săn tìm hơn là ném bom vào các mục tiêu quân sự.

Cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan vào năm 2020 đã chứng minh cách các nền tảng không người lái có thể áp đảo và chinh phục các nền tảng thông thường được quân đội thông thường sử dụng.

Tuy nhiên, cách UAV được sử dụng ở Ukraine trái ngược hoàn toàn với cách Mỹ sử dụng chúng trong cuộc chiến chống khủng bố. Cả hai bên trong cuộc xung đột ở Ukraine đều sử dụng máy bay không người lái làm công cụ chiến thuật cho các hoạt động khác nhau, bao gồm trinh sát chiến trường, phát hiện pháo binh, tấn công xe bọc thép và bệ phóng tên lửa.

Điều đáng chú ý là sự kết hợp giữa máy bay có vũ trang và không vũ trang có thể được sử dụng để chiến đấu trong cuộc chiến tương lai. Để tận dụng lợi thế của cả 2 loại, các hệ thống tích hợp đang được thiết kế để hoạt động cùng với các nền tảng không người lái.

Sự kết hợp như vậy có thể nâng cao khả năng nhận biết về tình huống chiến thuật và khả năng sát thương của các nền tảng có người lái đồng thời cải thiện cơ hội sống sót của các nền tảng này. Khả năng tương tác giữa các hệ thống được kết nối có thể cách mạng hóa việc lập kế hoạch và tiến hành chiến tranh trong tương lai.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điểm danh những loại vũ khí tích hợp AI đáng gờm của Nga
Điểm danh những loại vũ khí tích hợp AI đáng gờm của Nga

VOV.VN - Nga đã có lịch sử lâu dài trong việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để nâng cấp sức mạnh và tính năng của nhiều loại vũ khí mà nước này chế tạo và đã đạt được một số thành công đáng kể.

Điểm danh những loại vũ khí tích hợp AI đáng gờm của Nga

Điểm danh những loại vũ khí tích hợp AI đáng gờm của Nga

VOV.VN - Nga đã có lịch sử lâu dài trong việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để nâng cấp sức mạnh và tính năng của nhiều loại vũ khí mà nước này chế tạo và đã đạt được một số thành công đáng kể.

Pháo Nga nã chính xác vào các xe thiết giáp Ukraine nhờ vào UAV
Pháo Nga nã chính xác vào các xe thiết giáp Ukraine nhờ vào UAV

VOV.VN - Nhóm trinh sát trên không của Nga sử dụng 1 UAV để định vị chính xác một nhóm xe thiết giáp Ukraine ở trong rừng. Sau đó, loạt đạn pháo Nga nã chính xác vào mục tiêu, phá hủy 1 xe tăng và các xe chiến đấu bộ binh của đối phương theo hướng Nam Donetsk.

Pháo Nga nã chính xác vào các xe thiết giáp Ukraine nhờ vào UAV

Pháo Nga nã chính xác vào các xe thiết giáp Ukraine nhờ vào UAV

VOV.VN - Nhóm trinh sát trên không của Nga sử dụng 1 UAV để định vị chính xác một nhóm xe thiết giáp Ukraine ở trong rừng. Sau đó, loạt đạn pháo Nga nã chính xác vào mục tiêu, phá hủy 1 xe tăng và các xe chiến đấu bộ binh của đối phương theo hướng Nam Donetsk.

Nga sắp tung UAV "sát thủ" mới yểm trợ chiến đấu cơ chủ lực tại Ukraine
Nga sắp tung UAV "sát thủ" mới yểm trợ chiến đấu cơ chủ lực tại Ukraine

VOV.VN - Nhờ khả năng chia sẻ dữ liệu, UAV Sirius có thể thực hiện vai trò giám sát mặt đất, giúp giảm tải công việc cho các máy bay chiến đấu chủ lực Su-35 hoặc Su-30 trên chiến trường Ukraine.

Nga sắp tung UAV "sát thủ" mới yểm trợ chiến đấu cơ chủ lực tại Ukraine

Nga sắp tung UAV "sát thủ" mới yểm trợ chiến đấu cơ chủ lực tại Ukraine

VOV.VN - Nhờ khả năng chia sẻ dữ liệu, UAV Sirius có thể thực hiện vai trò giám sát mặt đất, giúp giảm tải công việc cho các máy bay chiến đấu chủ lực Su-35 hoặc Su-30 trên chiến trường Ukraine.

Nga áp đảo phòng không Ukraine bằng chiến thuật mồi nhử và tập kích “bầy đàn” UAV
Nga áp đảo phòng không Ukraine bằng chiến thuật mồi nhử và tập kích “bầy đàn” UAV

VOV.VN - Nga đã thay đổi chiến thuật sử dụng máy bay không người lái để đối phó với các biện pháp phòng không linh hoạt của Ukraine.

Nga áp đảo phòng không Ukraine bằng chiến thuật mồi nhử và tập kích “bầy đàn” UAV

Nga áp đảo phòng không Ukraine bằng chiến thuật mồi nhử và tập kích “bầy đàn” UAV

VOV.VN - Nga đã thay đổi chiến thuật sử dụng máy bay không người lái để đối phó với các biện pháp phòng không linh hoạt của Ukraine.

Xung đột Nga-Ukraine đốt nóng cuộc đua phát triển và chống UAV
Xung đột Nga-Ukraine đốt nóng cuộc đua phát triển và chống UAV

VOV.VN - Xung đột Nga-Ukraine cho thấy nhu cầu ngày càng cao đối với các phương tiện bay không người lái cỡ nhỏ có thể hoạt động lâu trên không trung và những vũ khí có khả năng đối phó với chúng.

Xung đột Nga-Ukraine đốt nóng cuộc đua phát triển và chống UAV

Xung đột Nga-Ukraine đốt nóng cuộc đua phát triển và chống UAV

VOV.VN - Xung đột Nga-Ukraine cho thấy nhu cầu ngày càng cao đối với các phương tiện bay không người lái cỡ nhỏ có thể hoạt động lâu trên không trung và những vũ khí có khả năng đối phó với chúng.