Bí mật giúp lựu pháo tự hành PzH 2000 sống sót trước đòn hiểm của UAV cảm tử

VOV.VN - Lựu pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 (PzH 2000) do Đức chuyển giao cho quân đội Ukraine được cho là hoạt động khá hiệu quả trên chiến trường trong khi chịu rất ít tổn thất bất chấp các cuộc tấn công của UAV cảm tử.

“Áo giáp nhím”

Một số hình ảnh về chiến trường được chia sẻ trên mạng xã hội giữa tháng 11 cho thấy một vụ nổ đã làm hư hại nòng pháo 155mm của PzH 2000, nhưng phần thân trước của nó dường như không bị ảnh hưởng nhờ một tấm chắn được bao phủ dày đặc bằng các thanh cao su dày 60 mm được gọi là igelpanzerung hay còn gọi là “áo giáp nhím”. Mặc dù các thanh cao su bị phá hủy và tấm chắn bị xuyên thủng, nhưng lớp giáp nằm phía dưới vẫn không bị ảnh hưởng nhiều, giúp đảm bảo an toàn cho kíp lái và các hệ thống bên trong. PzH 2000 có thể sớm được sửa chữa để đưa vào hoạt động trở lại. Đây là khẩu PzH 2000 đầu tiên bị xác nhận hư hại do cuộc tấn công của Nga.

Cuộc tấn công này do UAV cảm tử Lancet-3 của Nga thực hiện. UAV mang theo đầu đạn chống tăng có sức công phá mạnh, nặng khoảng 5kg. Nhiều khả năng đạn được kích nổ ở phía trên, đối diện với nòng súng.

Ukraine đã tiếp nhận ít nhất 14 khẩu pháo tự hành PzH 2000 từ Đức, 8 khẩu từ Hà Lan và 6 khẩu từ Italy. Kiev cũng có kế hoạch mua thêm 100 khẩu khác từ nhà sản xuất KMW với kinh phí 1,7 tỷ euro từ các nguồn hỗ trợ an ninh.

PzH-2000 là loại lựu pháo hạng nặng của Đức được thiết kế để đối đầu với lựu pháo tự hành bánh xích và lựu pháo tự hành bọc thép. Vũ khí này không chỉ có khả năng tấn công chính xác, tốc độ bắn cực nhanh, tầm xa, khả năng cơ động tuyệt đối và chế độ tự động hóa cao mà còn có lớp bảo vệ tối ưu hơn nhiều so với hầu hết các hệ thống tương đương. PzH-2000 là có giá thành khoảng 17 triệu euro mỗi khẩu. Một trong những lớp bảo vệ ưu việt của PzH-2000 là tấm đệm cao su (hay áo giáp nhím).

Hầu hết phương tiện bóc thép đều có lớp giáp trên cùng rất mỏng, do đó phần phía trên của chúng rất dễ bị tổn thương. Các vụ tấn công bằng tên lửa chống tăng, đạn pháo công nghệ cao, thậm chí UAV thả lựu đạn chống tăng đều nhằm vào “gót chân Achilles” này. Các loại vũ khí chống tăng thường sử dụng đầu đạn HEAT – loại đạn áp dụng nguyên lý nỗ lõm để xuyên phá các mục tiêu như xe tăng, xe bọc thép.

Đạn HEAT chứa thuốc nổ xếp thành hình phễu. Vụ nổ được kích hoạt phía sau đầu đạn ở khoảng cách gần xe tăng sẽ tạo ra sóng xung kích gây sức ép đến mức đầu đạn biến dạng thành một phi tiêu kim loại lao vào xe tăng với vận tốc lên đến từ 6.000m-8.000m/giây. Tuy nhiên, có rất nhiều cách thức hiệu quả để chống lại đầu đạn này, chẳng hạn như sử dụng giáp phản ứng nổ hoặc giáp composite thụ động. Nhưng 2 loại giáp trên thường được dùng nhiều hơn cho xe tăng chiến đấu chủ lực hạng nặng và xe chiến đấu bộ binh.

Về mặt lý thuyết, “áo giáp nhím” sẽ có giá thành rẻ hơn thường được trang bị cho những phương tiện ít phải đối đầu trực diện với hỏa lực từ pháo của xe tăng hoặc tên lửa chống tăng. Thiết bị này sẽ bảo vệ lựu pháo khỏi các loại đạn hoặc bom chùm được hợp thành từ hàng chục quả đạn/bom nhỏ, mỗi quả mang theo một đầu đạn HEAT riêng biệt.

Các thanh cao su phá vỡ sự hình thành các sóng xung kích, ngăn chặn hay làm lệch hướng quả đạn, hoặc làm giảm sức công phá của nó để lớp giáp mỏng ở phía dưới có thể chống đỡ được. PzH 2000 có thể được trang bị tới 75 tấm “áo giáp nhím” trên chiến trường. Tuy nhiên, lớp bảo vệ bổ sung này có thể khiến trọng lượng của lựu pháo tăng đáng kể. Ngoài PzH 2000, xe chiến đấu bộ binh Puma của Đức cũng có thể được lắp “áo giáp nhím”.

Nhược điểm của PzH 2000

Với tầm bắn 30-47 km khi sử dụng đạn thường và 67 km khi sử dụng đạn tăng tầm, PzH 2000 của Ukraine được coi là một trong những hệ thống pháo chính xác và nguy hiểm nhất của NATO, ngoài lựu pháo CAESAR của Pháp, Zuzana 2 của Slovakia và hệ thống Krab của Ba Lan. Những loại vũ khí này đã được triển khai trên chiến trường, đặc biệt là trong cuộc phản công của Ukraine tại Kharkov.

Tuy vậy, nhược điểm của PzH 2000 là hao mòn nhanh hơn dự kiến do được sử dụng với tần suất lớn tại Ukraine. Theo tạp chí Der Spiegel, PzH 2000 được thiết kế với tốc độ bắn tối đa không quá 100 quả đạn mỗi ngày, trong khi trên chiến trường, quân đội Ukraine đôi khi bắn tới 300 quả đạn mỗi ngày. Điều này gây quá tải cho hệ thống nạp đạn tự động và nòng súng, khiến chúng dễ hỏng hóc.

Kết quả là hơn 1/3 số lượng lựu pháo PzH 2000 của Ukraine phải dừng hoạt động và cần được sửa chữa. NATO đã thành lập một trung tâm bảo dưỡng, bảo trì lựu pháo của Ukraine tại Litva và khẩu PzH 2000 đầu tiên được đưa trở lại Ukraine vào ngày 14/10 sau khi hoàn tất quá trình sửa chữa.

Ngoài ra, còn một vấn đề phức tạp hơn mà Bộ Quốc phòng Đức dường như không chú ý đến, đó là cung cấp đủ phụ tùng thay thế để hỗ trợ Ukraine sử dụng PzH 2000 trong các cuộc giao tranh cường độ cao. Trung tâm bảo trì ở Litva đã phải tháo dỡ một khẩu PzH 2000 để sửa chữa 5 khẩu còn lại. Để giải quyết vấn đề này, Berlin đã vội vã đặt mua phụ tùng thay thế và xây dựng một trung tâm sửa chữa ở Slovakia (giáp Ukraine) để gia tăng tốc độ bảo dưỡng và luân chuyển vũ khí.

Mặc dù “áo giáp nhím” rất khó bảo vệ PzH 2000 trước đạn của xe tăng hoặc các loại đạn thông minh, nhưng có thể giúp chống lại những mối đe dọa từ máy bay không người lái, chẳng hạn như UAV cảm tử hay UAV thả lựu đạn. Việc sử dụng rộng rãi thiết bị này có thể tạo ra ưu thế nhất định cho Ukraine. Chưa kể, nhờ đặc tính dễ tháo lắp, “áo giáp nhím” có thể được bổ sung cho lựu pháo ngay trên chiến trường trong trường hợp cần thiết, do vậy giúp giảm gánh nặng về hậu cần.

Vào những năm 2000, quân đội Mỹ đã phải nỗ lực tìm cách triển khai phương tiện chống mìn MRAP) để đối phó với việc phe nổi dậy ở Iraq và Afghanistan sử dụng rộng rãi thiết bị nổ tự chế IED. Giờ đây, cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể khiến phương Tây tìm ra phương pháp tiết kiệm chi phí nhằm bảo vệ vũ khí và kíp lái của họ khỏi mối đe dọa ngày càng gia tăng từ trên cao./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quân đội Nga tiếp nhận “ngựa thồ” Il-76MD-90A phiên bản mới
Quân đội Nga tiếp nhận “ngựa thồ” Il-76MD-90A phiên bản mới

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga vừa tiếp nhận máy bay vận tải quân sự Il-76MD-90A từ Công ty Quốc phòng hàng không và vũ trụ United Aircraft Corporation (UAC) – một chi nhánh của tập đoàn Công nghệ Quốc gia Nga (Rostec).

Quân đội Nga tiếp nhận “ngựa thồ” Il-76MD-90A phiên bản mới

Quân đội Nga tiếp nhận “ngựa thồ” Il-76MD-90A phiên bản mới

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga vừa tiếp nhận máy bay vận tải quân sự Il-76MD-90A từ Công ty Quốc phòng hàng không và vũ trụ United Aircraft Corporation (UAC) – một chi nhánh của tập đoàn Công nghệ Quốc gia Nga (Rostec).

Quân đội Nga và Belarus tập trận chung khi xung đột Ukraine leo thang
Quân đội Nga và Belarus tập trận chung khi xung đột Ukraine leo thang

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga ngày 29/11 công bố video cho thấy quân đội Nga đang tham gia cuộc tập trận chung tại nước láng giềng Belarus.

Quân đội Nga và Belarus tập trận chung khi xung đột Ukraine leo thang

Quân đội Nga và Belarus tập trận chung khi xung đột Ukraine leo thang

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga ngày 29/11 công bố video cho thấy quân đội Nga đang tham gia cuộc tập trận chung tại nước láng giềng Belarus.

Chiến thuật mới giúp Nga giành ưu thế trên không ở Ukraine
Chiến thuật mới giúp Nga giành ưu thế trên không ở Ukraine

VOV.VN - Căn cứ vào tình hình thực địa, các chuyên gia cho rằng quân đội Nga đang chiếm ưu thế trên không, thực hiện các hoạt động tiếp tế và yểm trợ binh sỹ dưới mặt đất hiệu quả hơn nhiều so với giai đoạn đầu của cuộc chiến.

Chiến thuật mới giúp Nga giành ưu thế trên không ở Ukraine

Chiến thuật mới giúp Nga giành ưu thế trên không ở Ukraine

VOV.VN - Căn cứ vào tình hình thực địa, các chuyên gia cho rằng quân đội Nga đang chiếm ưu thế trên không, thực hiện các hoạt động tiếp tế và yểm trợ binh sỹ dưới mặt đất hiệu quả hơn nhiều so với giai đoạn đầu của cuộc chiến.

“Bất phân thắng bại” tại Bakhmut: Cả Nga và Ukraine chấp nhận trả giá đắt?
“Bất phân thắng bại” tại Bakhmut: Cả Nga và Ukraine chấp nhận trả giá đắt?

VOV.VN -  Một số nhà quan sát cho rằng, thành phố Bakhmut, tại khu vực Donbass giờ đã trở thành “cơn lốc hủy diệt” đối với quân đội của cả hai nước.

“Bất phân thắng bại” tại Bakhmut: Cả Nga và Ukraine chấp nhận trả giá đắt?

“Bất phân thắng bại” tại Bakhmut: Cả Nga và Ukraine chấp nhận trả giá đắt?

VOV.VN -  Một số nhà quan sát cho rằng, thành phố Bakhmut, tại khu vực Donbass giờ đã trở thành “cơn lốc hủy diệt” đối với quân đội của cả hai nước.

Nga bác bỏ đồn đoán rút khỏi nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia 
Nga bác bỏ đồn đoán rút khỏi nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia 

VOV.VN - Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 28/11 cho biết, các lực lượng Nga sẽ không rời khỏi nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở miền Nam Ukraine.

Nga bác bỏ đồn đoán rút khỏi nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia 

Nga bác bỏ đồn đoán rút khỏi nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia 

VOV.VN - Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 28/11 cho biết, các lực lượng Nga sẽ không rời khỏi nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở miền Nam Ukraine.