Triển vọng chương trình tàu đổ bộ hạng nhẹ LAW Mỹ

VOV.VN - Mỹ đang hiện thực chương trình phát triển “Tàu chiến đổ bộ hạng nhẹ” nhằm tạo ra một tàu đổ bộ có kích thước nhỏ và trọng lượng nhẹ, rẻ tiền nhưng có khả năng vận chuyển người và thiết bị, cũng như có thể độc lập đổ bộ lên bờ, giúp hoạt động đổ bộ hiệu quả và linh hoạt hơn.

Hiện tại, Hải quân Mỹ có 7 tàu tấn công đổ bộ lớp WASP, 2 tàu UDC lớp America và 11 tàu cập cảng dự án San Antonio. Các tàu này được dùng để vận chuyển binh lính và các thiết bị kỹ thuật, bao gồm cả trực thăng. Các con tàu được thiết kế để đổ bộ tầm xa và việc đưa quân lên bờ được thực hiện bằng đường không hoặc sử dụng 74 tàu đệm khí LCAC.

Nguyên tắc đổ bộ tầm xa cũng đặt ra những nghi ngờ nhất định. Nó đòi hỏi sự tham gia của các phương tiện bổ sung và cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ đổ bộ. Để thay thế, các tàu có mũi tàu hoặc đường dốc phía đuôi được đề xuất dùng để đổ bộ trực tiếp quân lên bờ.

Chương trình mới

Tháng 4/2020, Hải quân Mỹ chính thức khởi động một chương trình mới để phát triển một tàu tấn công đổ bộ - “Tàu chiến đổ bộ hạng nhẹ” (Light Amphibious Warship - LAW). Sự cần thiết phải tạo ra loại tàu này là sự thay đổi bản chất của các mối đe dọa trên biển và các đòi hỏi cụ thể của các hoạt động đổ bộ trong tương lai; các tàu đệm khí và tàu UDC hiện tại không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tương lai, do đó cần phải phát triển một loại tàu mới.

Theo ý định ban đầu của Hải quân, một tàu lớp LAW phải có chiều dài ít nhất 60 m, tốc độ tối thiểu 14 hải lý/giờ, hoạt động tốt trong điều kiện sóng cấp 5 và có phạm vi hoạt động 3.500 hải lý, thủy thủ đoàn không quá 40 người. Trên các tàu mới, diện tích ít nhất 743 m2 được dành cho việc đổ bộ đơn vị - từ 75 người hoặc các thiết bị kỹ thuật khác nhau.

Cần phải có một cần cẩu để bốc dỡ hàng hóa; việc đổ bộ phải được thực hiện trực tiếp lên bờ phía trước hoặc phía đuôi tàu. Các báo cáo đầu tiên của LAW được đi kèm với đồ họa của con tàu trong tương lai với cấu trúc khu điều khiển nhỏ ở mũi tàu. Hầu như tất cả thể tích của thân tàu đều được đặt dưới boong, có một đường dốc phía đuôi tàu. Một sân bay trực thăng được bố trí trên boong.

Một số công ty đóng tàu lớn, bao gồm Austal USA, đang tham gia cạnh tranh trong chương trình LAW. Đầu tháng 8, tại triển lãm Sea Air Space 2021, công ty này lần đầu tiên trưng bày phiên bản tàu đổ bộ tương lai dưới dạng đồ họa và mô hình tỷ lệ, có chiều dài khoảng 120 m với lượng choán nước dưới 5.000 tấn. Tàu đổ bộ của Austal USA có sàn tàu rộng 975 m2, vị trí các thiết bị hoặc thùng chứa được bố trí theo 4 hàng dọc.

Kế hoạch cho tương lai

Austal USA không phải là đơn vị duy nhất tham gia chương trình mới. Trước đó, có thông tin cho rằng các công ty khác của Mỹ cũng quan tâm đến dự án LAW. Tuy nhiên, cho đến nay họ vẫn chưa trình thiết kế của mình. Theo kế hoạch hiện tại, việc phát triển các dự án trên cơ sở cạnh tranh sẽ tiếp tục cho đến năm 2022-23.

Dự kiến đến năm 2023, người chiến thắng sẽ được công bố và ký hợp đồng chế tạo đầu tiên. Thời hạn giao LAW vẫn chưa được xác định. Tùy thuộc vào nhu cầu thực tế của Hải quân, Lầu Năm Góc có kế hoạch đặt mua từ 24-35 chiếc. Chi phí mong muốn của con tàu đầu tiên là 156 triệu USD. Trong quá trình chế tạo sau đó, giá các tàu mới sẽ giảm xuống còn 130 triệu USD.

Tàu đổ bộ tiên tiến LAW là một phần của ý tưởng lớn hơn về sự phát triển của Lực lượng Thủy quân Lục chiến và Chiến dịch Căn cứ Tiên tiến Viễn chinh (Expeditionary Advanced Base Operations - EABO), tạo điều kiện để triển khai thêm nhiều đơn vị nhỏ Thủy quân Lục chiến và tăng đáng kể khả năng cơ động của lực lượng này. Các nguyên tắc như vậy sẽ được sử dụng ở Thái Bình Dương để chống lại lực lượng hải quân Trung Quốc.

Trong EABO, tàu LAW sẽ đảm nhiệm về việc chuyển giao nhanh chóng binh sĩ, thiết bị và hàng hóa giữa các đảo, bao gồm cả việc đổ bộ của quân trong tình huống chiến đấu. Người ta tin rằng điều này sẽ cung cấp khả năng cơ động cao, cũng như ngăn chặn đối phương tổ chức phòng thủ hiệu quả. Việc sử dụng UDC trong khuôn khổ của EABO không bị loại trừ, các đơn vị chiến đấu như vậy sẽ không thể cung cấp khả năng cơ động cần thiết của quân đội và cũng sẽ đối mặt với rủi ro gia tăng.

Tuy nhiên, việc sử dụng kết hợp UDC và LAW để giải quyết các vấn đề khác nhau trong cùng một chiến dịch sẽ mang lại kết quả tốt, cả các lợi ích kinh tế và lợi ích khác. Vì vậy, với giá của một chiếc UDC lớp America, có thể chế tạo 25 LAW nhỏ hơn, có thể vận chuyển số quân tương đương.

Trước đây, Hải quân Mỹ từng tái cấu trúc lực lượng đổ bộ bằng cách sử dụng UDC lớn và thủy phi cơ. Hải quân Mỹ từ chối các tàu đổ bộ có khả năng độc lập đổ bộ lực lượng và thiết bị kỹ thuật vào bờ. Một vài thập kỷ sau, họ quay trở lại xu hướng này - nhưng với sự tham gia của các công nghệ và ý tưởng mới. Lý do cho quyết định này khá đơn giản và gắn liền với sự thay đổi của tình hình và sự xuất hiện của những thách thức mới.

Hạm đội đổ bộ hiện tại không cho phép đáp ứng một cách hoàn hảo, do đó Hải quân Mỹ và lực lượng đảm bảo cần các tàu khối lượng lớn mới, một phần tương tự như những tàu đã ngừng hoạt động từ lâu. Tiềm năng thực sự của một giải pháp như vậy sẽ trở nên rõ ràng sau một vài năm, khi số phận của chương trình LAW được định đoạt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tàu sân bay “nhỏ mà có võ” giúp Hải quân Mỹ giành thắng lợi trong Thế chiến 2
Tàu sân bay “nhỏ mà có võ” giúp Hải quân Mỹ giành thắng lợi trong Thế chiến 2

VOV.VN - Trước khi tham gia vào Thế chiến 2, Hải quân Mỹ biết rằng hạm đội tàu sân bay của nước này là không đủ để đánh bại Đức và Nhật Bản. Giải pháp là các tàu sân bay hộ tống, nhỏ và chậm hơn so với các tàu sân bay cỡ lớn nhưng vẫn đủ khả năng bảo vệ các tàu vận tải và tàu đổ bộ.

Tàu sân bay “nhỏ mà có võ” giúp Hải quân Mỹ giành thắng lợi trong Thế chiến 2

Tàu sân bay “nhỏ mà có võ” giúp Hải quân Mỹ giành thắng lợi trong Thế chiến 2

VOV.VN - Trước khi tham gia vào Thế chiến 2, Hải quân Mỹ biết rằng hạm đội tàu sân bay của nước này là không đủ để đánh bại Đức và Nhật Bản. Giải pháp là các tàu sân bay hộ tống, nhỏ và chậm hơn so với các tàu sân bay cỡ lớn nhưng vẫn đủ khả năng bảo vệ các tàu vận tải và tàu đổ bộ.

Mỹ điều tàu tấn công đổ bộ giữa lúc Nga cảnh báo căng thẳng nguy hiểm trên Biển Đen
Mỹ điều tàu tấn công đổ bộ giữa lúc Nga cảnh báo căng thẳng nguy hiểm trên Biển Đen

VOV.VN - Mỹ đã điều một tàu vận tải đổ bộ tới Biển Đen để tham gia tập trận cùng các đồng minh NATO, Hạm đội 6 của Mỹ thông báo hôm 8/7, giữa bối cảnh mối lo ngại về một cuộc xung đột khu vực ngày càng gia tăng.

Mỹ điều tàu tấn công đổ bộ giữa lúc Nga cảnh báo căng thẳng nguy hiểm trên Biển Đen

Mỹ điều tàu tấn công đổ bộ giữa lúc Nga cảnh báo căng thẳng nguy hiểm trên Biển Đen

VOV.VN - Mỹ đã điều một tàu vận tải đổ bộ tới Biển Đen để tham gia tập trận cùng các đồng minh NATO, Hạm đội 6 của Mỹ thông báo hôm 8/7, giữa bối cảnh mối lo ngại về một cuộc xung đột khu vực ngày càng gia tăng.

Tiêm kích F-35B phô diễn khả năng hạ cánh trên tàu tấn công đổ bộ
Tiêm kích F-35B phô diễn khả năng hạ cánh trên tàu tấn công đổ bộ

VOV.VN - Một chiếc máy bay chiến đấu F-35B Lightning II của Thủy quân lục chiến Mỹ đã trình diễn màn hạ cánh trên sàn đáp của tàu tấn công đổ bộ USS Makin Island.

Tiêm kích F-35B phô diễn khả năng hạ cánh trên tàu tấn công đổ bộ

Tiêm kích F-35B phô diễn khả năng hạ cánh trên tàu tấn công đổ bộ

VOV.VN - Một chiếc máy bay chiến đấu F-35B Lightning II của Thủy quân lục chiến Mỹ đã trình diễn màn hạ cánh trên sàn đáp của tàu tấn công đổ bộ USS Makin Island.