Ảnh: Sức mạnh tàu hộ tống lớp Braunschweig hiện đại nhất của Đức

VOV.VN - Tàu hộ tống lớp K130 Braunschweig của hải quân Đức được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ giám sát, tấn công mục tiêu trên mặt nước. 

Các tàu K130 được thiết kế với tính năng tàng hình, thân thấp, và vũ khí tự động hóa cao, có hệ thống phòng thủ để hỗ trợ chiến đấu ven biển và có thể tham gia lực lượng phản ứng khủng hoảng đa quốc gia. Ảnh: defpost.
K-130 có lượng giãn nước 1.840 tấn. Chiều dài: 89,12m; chiều rộng: 13,28m; mớn nước: 3,4m. Ảnh: navyrecognition.
K130 Braunschweig  được trang bị động cơ diesel  MTU 20V 1163 93 công suất 14.8MW, có 2 trục chân vịt. Tốc độ tối đa 48 km/h; Phạm vi hoạt động: 7.400 km với tốc độ 28 km/h. Ảnh: defpost.
Tàu hộ tống K130 đạt mức độ cao về tự động hóa và tích hợp hệ thống cho phép giảm thủy thủ đoàn xuống mức ấn tượng: chỉ 65 người, gồm 1 thuyền trưởng, 10 sĩ quan chỉ huy, 16 chuyên gia kỹ thuật điều khiển các thiết bị điện tử, và 38 thủy thủ. Ảnh: seaforces.
"Trái tim" của K-130 là radar TRS-3D có khả năng tự động phát hiện và theo dõi của tất cả các mối đe dọa trên không và trên mặt biển, bao gồm phát hiện sớm các phương tiện bay thấp hoặc mối đe dọa chuyển động nhanh như tên lửa, tàu thuyền cao tốc, UAV và máy bay. Ảnh: Naval Today.
Tàu trang bị 1 hải pháo Otobreda Super Rapid cỡ nòng 76 mm tốc độ bắn 120 phát/phút, 2 pháo phòng không hạng nhẹ bắn nhanh Rheinmetall / Mauser MLG 27mm điều khiển từ xa, hoàn toàn tự động, có thể sử dụng chống mục tiêu trên biển và trên bờ biển. Ảnh: seaforces.
Tàu cũng có 4 tên lửa chống tàu nổi RBS-15 Mk.3 do Saab Bofors Dynamics hợp tác với Diehl BGT Defence chế tạo, là tên lửa bắn-và-quên hoạt động ngày/đêm, có khả năng chống tàu nổi và tấn công mặt đất. Ảnh: seaforces.
Tàu có 2 bệ phóng, mỗi bệ 21 ống phóng tên lửa đối không Raytheon. Các tàu  K-130 có hai thiết bị phóng mồi bẫy để bảo vệ tàu khỏi các cuộc tấn công của tên lửa có cảm biến, hoặc được dẫn hướng. Ảnh: seaforces.
K130 Braunschweig  cũng có thiết bị thả mìn biển, thủy lôi. Ảnh: seaforces.
Các nhà chứa máy bay trên lớp tàu này đủ lớn cho các loại trực thăng Sea King, Lynx hay NH-90 mà Hải quân Đức đang dùng. Đồng thời, ngay từ thiết kế ban đầu, trên mỗi tàu lớp K-130 có các thiết bị hỗ trợ cho 2 trực thăng Camcopter S-100. Ảnh: seaforces./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cận cảnh hoả lực 2 tàu hộ tống tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson
Cận cảnh hoả lực 2 tàu hộ tống tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson

VOV.VN - Tuần dương hạm USS Lake Champlain và khu trục hạm USS Wayne E. Meyer được trang bị hoả lực mạnh với tên lửa, pháo, ngư lôi và súng.

Cận cảnh hoả lực 2 tàu hộ tống tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson

Cận cảnh hoả lực 2 tàu hộ tống tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson

VOV.VN - Tuần dương hạm USS Lake Champlain và khu trục hạm USS Wayne E. Meyer được trang bị hoả lực mạnh với tên lửa, pháo, ngư lôi và súng.

Ảnh: Tuần dương hạm có sức mạnh đáng gờm nhất của Hải quân Nga
Ảnh: Tuần dương hạm có sức mạnh đáng gờm nhất của Hải quân Nga

VOV.VN - Dù ra đời đã lâu nhưng tuần dương hạm lớp Slava của Hải quân Nga được đánh giá vẫn là một "con quái vật" cực kỳ đáng sợ trên các đại dương.

Ảnh: Tuần dương hạm có sức mạnh đáng gờm nhất của Hải quân Nga

Ảnh: Tuần dương hạm có sức mạnh đáng gờm nhất của Hải quân Nga

VOV.VN - Dù ra đời đã lâu nhưng tuần dương hạm lớp Slava của Hải quân Nga được đánh giá vẫn là một "con quái vật" cực kỳ đáng sợ trên các đại dương.