Chuyên gia Australia: Có thể cần đến 2 mũi vaccine ngừa Covid-19 tăng cường

VOV.VN - Australia vừa bắt đầu chương trình tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 tăng cường cho người dân. Tuy nhiên ngay vào thời điểm này, các chuyên gia cho rằng, không loại trừ khả năng có thể sẽ cần đến 2 chứ không phải là 1 mũi vaccine tăng cường để có hiệu quả lâu dài.

Australia đang triển khai việc tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 tăng cường cho người dân từ 18 tuổi trở lên và đã tiêm mũi vaccine thứ 2 cách đây ít nhất 6 tháng. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế Australia, đến nay khoảng 284.000 người tại Australia đã tiêm mũi vaccine tăng cường và dự kiến đến cuối năm nay, 1,6 triệu người sẽ nằm trong diện được tiêm mũi tăng cường.

Vào lúc này, chính phủ Australia thông báo việc tiêm mũi tăng cường không phải là bắt buộc bởi việc tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19 là đã đủ để giảm khả năng mắc bệnh, giảm khả năng bị biến chứng nặng và tử vong vì Covid-19. Tuy nhiên, mới đây, các chuyên gia y tế tại Australia lại cho rằng, mũi vaccine tăng cường là cần thiết nhưng có thể sẽ không đủ để bảo vệ suốt đời vì thế không loại trừ khả năng chúng ta sẽ cần tới 2 mũi vaccine tăng cường, tức là mũi vaccine thứ 4 để kéo dài khả năng bảo vệ của vaccine trước Covid-19.

Trong một kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa Lancet hàng đầu thế giới, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Sydney, viện Doherty, viện Kirby cho biết, sau 6 tháng tiêm mũi vaccine thứ 2, khả năng bảo vệ sẽ giảm xuống còn 50%, 1 năm sau đó sẽ chỉ còn 40% và các năm tiếp theo khả năng bảo vệ có thể sẽ tiếp tục giảm. Vì thế, việc tiêm mũi vaccine tăng cường là rất cần thiết để kéo dài khả năng bảo vệ của vaccine.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mũi vaccine tăng cường được tiêm trong vòng 1 năm sẽ làm gia tăng gấp đôi khả năng miễn dịch so với 2 mũi tiêm đầu tiên. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy, mũi vaccine tăng cường có thể cải thiện khả năng miễn dịch chống lại các biến thể hiện tại, trong đó có cả biến thể Delta.

Tiến sỹ Deborah Cromer, một trong những tác giả của nghiên cứu cho biết, vì vaccine có xu hướng giảm hiệu quả sau một thời gian tiêm nên cũng không loại trừ khả năng sau khi tiêm mũi tăng cường đầu tiên, chúng ta cũng sẽ lại phải tiêm mũi tăng cường thứ 2, tức là mũi vaccine thứ 4, với hy vọng có được khả năng bảo vệ suốt đời.

Trong khi đó, giáo sư Stephen Turner, Trưởng khoa vi sinh thuộc Đại học Monash cho hay, thực tế cho thấy, khả năng miễn dịch giảm dần sau thời gian tiêm vaccine nên có thể hai mũi vaccine là chưa đủ và vẫn cần thêm mũi tăng cường. Song vào lúc này vẫn chưa thể rõ mũi vaccine tăng cường có hiệu quả trong bao lâu vì thế chưa thể biết sẽ cần đến bao nhiêu mũi tăng cường.

Australia hiện mới chỉ phê duyệt vaccine của hãng dược phẩm Pfizer cho việc tiêm tăng cường trong khi đang xem xét vaccine của Moderna. Australia cũng đã đặt mua 60 triệu liều vaccine Pfizer và 15 triệu liều vaccine Moderna cho năm 2022./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Australia có thể tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em từ 5 - 11 tuổi vào tháng 1/2022
Australia có thể tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em từ 5 - 11 tuổi vào tháng 1/2022

VOV.VN - Australia hiện là một trong các quốc gia trên thế giới đang triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho người từ 12 tuổi trở lên. Tuy nhiên với đối tượng từ 5 - 11 tuổi thì nước này vẫn đang chờ kết quả tiêm từ Mỹ, trước khi đưa ra quyết định vào đầu năm tới. 

Australia có thể tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em từ 5 - 11 tuổi vào tháng 1/2022

Australia có thể tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em từ 5 - 11 tuổi vào tháng 1/2022

VOV.VN - Australia hiện là một trong các quốc gia trên thế giới đang triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho người từ 12 tuổi trở lên. Tuy nhiên với đối tượng từ 5 - 11 tuổi thì nước này vẫn đang chờ kết quả tiêm từ Mỹ, trước khi đưa ra quyết định vào đầu năm tới. 

Người dân Australia đang nợ hơn 200 triệu AUD phí cách ly Covid-19
Người dân Australia đang nợ hơn 200 triệu AUD phí cách ly Covid-19

VOV.VN - Australia bắt đầu thực hiện việc cách ly những người trở về từ nước ngoài nhằm hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19 từ năm ngoái. Đến nay đã hơn 1 năm trôi qua nhưng nhiều người dân vẫn chưa trả chi phí cách ly trong khách sạn với trị giá lên tới hơn 200 triệu AUD.

Người dân Australia đang nợ hơn 200 triệu AUD phí cách ly Covid-19

Người dân Australia đang nợ hơn 200 triệu AUD phí cách ly Covid-19

VOV.VN - Australia bắt đầu thực hiện việc cách ly những người trở về từ nước ngoài nhằm hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19 từ năm ngoái. Đến nay đã hơn 1 năm trôi qua nhưng nhiều người dân vẫn chưa trả chi phí cách ly trong khách sạn với trị giá lên tới hơn 200 triệu AUD.

Australia: Bệnh nhân ung thư nên sớm tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 tăng cường
Australia: Bệnh nhân ung thư nên sớm tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 tăng cường

VOV.VN - Những người mắc ung thư tại Australia đang được khuyến khích đi tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 tăng cường, để củng cố lớp bảo vệ chống lại đại dịch.

Australia: Bệnh nhân ung thư nên sớm tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 tăng cường

Australia: Bệnh nhân ung thư nên sớm tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 tăng cường

VOV.VN - Những người mắc ung thư tại Australia đang được khuyến khích đi tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 tăng cường, để củng cố lớp bảo vệ chống lại đại dịch.