Rạn san hô Great Barrier của Australia tuyệt mỹ khi nhìn từ trên cao

VOV.VN - Những bức ảnh chụp từ trên cao này cho chúng ta một góc nhìn khác về Great Barrier, rạn san hô lớn nhất thế giới ở Australia.

Great Barrier là rạn san hô lớn nhất thế giới. Ảnh: San hô xung quanh một hòn đảo nhỏ ở rạn san hô Great Barrier, nằm ở ngoài khơi bờ biển Queensland, Australia.
Suốt 30.000 năm qua, rạn san hô lớn nhất thế giới Great Barrier đã phải đối mặt với rất nhiều hiểm họa đe dọa đến sự tồn vong của mình, như nước biển dâng, nhiệt độ nước biển tăng cao, hay lượng trầm tích dưới đáy biển tăng cao.
Theo như nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học được thực hiện ở khu vực Bắc Queensland, Australia, bất chấp những hiểm nguy đe dọa, thì rạn san hô này vẫn sống sót, dù đã 5 lần đứng sát bên bờ vực của sự diệt vong.
Rạn san hô Great Barrier đã từng hai lần bị phá hủy trên diện rộng do nước biển cạn khiến cho rạn san hô bị phơi bày ra ngoài không khí. Hai lần này lần lượt diễn ra vào 30.000 và 22.000 năm trước. Khi ấy, rạn san hô đã dần dịch chuyển hướng về phía biển để sinh tồn
Hai lần tiếp theo diễn ra vào khoảng 17.000 và 13.000 năm trước, khi nước biển liên tục dâng cao ngoài tầm kiểm soát. Rạn san hô lúc đó lại dần dịch chuyển ngược về phía đất liền để tránh bị "chết ngạt".
Lần "đại nạn" cuối cùng diễn ra vào khoảng 10.000 năm trước, do lượng trầm tích dưới đáy biển tăng cao, chất lượng nước biển giảm xuống và nước biển tiếp tục dâng lên.
Mặc dù đã 5 lần "thoát nạn", nhưng điều đó không có nghĩa là kỳ tích có thể lặp lại, khi mà ở thời điểm hiện tại rạn san hô Great Barrier đang dần bị thu hẹp lại với tốc độ đáng báo động.
Theo các nhà nghien cứu rạn san hô Great Barrier chưa bao giờ phải đối mặt với những thay đổi chóng mặt về mực nước biển, cũng như nhiệt độ nước biển tăng như hiện nay.
 
Nguyên nhân của điều này đến từ tốc độ thay đổi của môi trường sống trên Trái đất. Trước đây, phải sau khoảng 10.000 năm, nhiệt độ nước biển mới tăng lên vài đội, thì nay chỉ khoảng 100 năm, nhiệt độ trung bình đã tăng lên khoảng 0,7 độ C.
Nếu muốn cứu lấy một báu vật thiên nhiên như rạn san hô Great Barrier, chúng ta không thể trông chờ vào phép màu, mà phải hành động, trong đó, có việc hạn chế việc phát thải carbon ra môi trường./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Australia chi hơn 379 triệu USD cải tạo rạn san hô lớn nhất thế giới
Australia chi hơn 379 triệu USD cải tạo rạn san hô lớn nhất thế giới

VOV.VN - Chính phủ Australia ngày 28/4 thông báo sẽ chi khoảng 379 triệu USD để cải tạo rạn san hô lớn nhất thế giới Great Barrier Reef.

Australia chi hơn 379 triệu USD cải tạo rạn san hô lớn nhất thế giới

Australia chi hơn 379 triệu USD cải tạo rạn san hô lớn nhất thế giới

VOV.VN - Chính phủ Australia ngày 28/4 thông báo sẽ chi khoảng 379 triệu USD để cải tạo rạn san hô lớn nhất thế giới Great Barrier Reef.

Rạn san hô Great Barrier - Hệ thống đá ngầm lớn nhất hành tinh
Rạn san hô Great Barrier - Hệ thống đá ngầm lớn nhất hành tinh

VOV.VN -Rạn san hô Great Barrier được công nhận là hệ thống đá ngầm san hô lớn nhất hành tinh và là một trong bảy kỳ quan thế giới tự nhiên.

Rạn san hô Great Barrier - Hệ thống đá ngầm lớn nhất hành tinh

Rạn san hô Great Barrier - Hệ thống đá ngầm lớn nhất hành tinh

VOV.VN -Rạn san hô Great Barrier được công nhận là hệ thống đá ngầm san hô lớn nhất hành tinh và là một trong bảy kỳ quan thế giới tự nhiên.