Đức lần đầu công bố Chiến lược An ninh quốc gia

VOV.VN - Hôm 14/6, chính phủ Đức lần đầu tiên thông qua Chiến lược An ninh quốc gia với 3 trụ cột chính nhằm tăng cường “năng lực phòng thủ, khả năng thích ứng và tính bền vững” của nước này. Ngoài ra, mối quan hệ giữa Đức với một loạt các cường quốc như Mỹ, Pháp, Nga, Trung Quốc… cũng được đề cập.

Phát biểu tại lễ công bố hôm qua (14/6), Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết, chính phủ Đức xây dựng Chiến lược An ninh quốc gia trong bối cảnh cấu trúc an ninh của châu Âu đã có những thay đổi rõ rệt, đặc biệt là từ sau xung đột Nga - Ukraine.

Ông Olaf Scholz nhấn mạnh, Chiến lược An ninh quốc gia của Đức là điểm khởi đầu nhằm thúc đẩy quá trình hợp tác liên tục giữa các cấp chính quyền với mục tiêu cao nhất là đảm bảo an ninh quân sự, an ninh kinh tế cũng như an toàn cho công dân nước này.

“Tôi muốn nhấn mạnh rằng Chiến lược An ninh quốc gia mà chúng tôi công bố không phải là điểm kết thúc, mà là điểm khởi đầu để từ đó chúng ta tổ chức một quá trình hợp tác liên tục giữa các cấp chính quyền, nhằm tăng cường an ninh của chúng ta trong dài hạn. Ba điểm rất quan trọng trong chiến lược lần này bao gồm sức mạnh của các thể chế dân chủ, sức mạnh của nền kinh tế và cuối cùng là sự đoàn kết của xã hội chúng ta vì an ninh của nước Đức”

Chiến lược An ninh quốc gia của Đức dài 76 trang, do Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Văn phòng Thủ tướng và các bộ ngành khác biên soạn, trong đó phân tích môi trường an ninh theo cách tiếp cận tổng thể có hệ thống dựa trên khái niệm rộng về an ninh và các biện pháp cụ thể.

Chiến lược An ninh quốc gia lần này bao gồm 3 trụ cột chính là “năng lực phòng thủ, khả năng thích ứng và tính bền vững”. Trong đó, trụ cột đầu tiên nhấn mạnh tới một nền quốc phòng tích cực, mạnh mẽ, có khả năng răn đe cao. Đức dự kiến tăng chi cho quân đội để đạt mục tiêu của NATO là 2% GDP từ năm tới, thay vì tỷ lệ 1,5% GDP như trước đây.

Bản chiến lược mới cũng mô tả Đức sẽ đóng vai trò quan trọng trong đẩy mạnh công nghệ quốc phòng ở cấp độ châu Âu và hài hoà các quy định về kiểm soát xuất khẩu vũ khí trên toàn Liên minh châu Âu (EU). Về khả năng thích ứng, Đức sẽ tập trung vào cải thiện năng lực của nước này và các đồng minh trong “bảo vệ các giá trị”, giảm phụ thuộc kinh tế vào các đối thủ, ngăn chặn và đánh bại các cuộc tấn công mạng, đồng thời bảo vệ Hiến chương Liên Hợp Quốc (LHQ). Trụ cột về tính bền vững nhấn mạnh cách thức giải quyết các vấn đề như biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng và an ninh lương thực.

Một nội dung đáng chú ý trong chiến lược mới được công bố là quan hệ giữa Đức với các cường quốc, đặc biệt là đối với Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của nước này.

“Kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển, sự hội nhập của nước này vào thương mại thế giới và quan hệ kinh tế toàn cầu không nên bị tổn hại, nhưng đồng thời chúng ta phải xem xét các vấn đề an ninh nảy sinh đối với chúng ta”.

Đức từng đưa ra nhiều văn bản chính sách về an ninh quốc gia trước đó, nhưng văn kiện vừa công bố được coi là mang tính toàn diện và cụ thể đầu tiên. Chiến lược An ninh quốc gia mới được đưa ra công bố trong bối cảnh nền kinh tế Đức rơi vào trạng thái “suy thoái” về mặt kỹ thuật, với 2 quý liên tục có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sụt giảm. Trong khi đó, an ninh của nước này cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là an ninh năng lượng, sau cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tên lửa của trực thăng Nga Ka-52 bám đuổi và làm phát nổ xe thiết giáp Ukraine
Tên lửa của trực thăng Nga Ka-52 bám đuổi và làm phát nổ xe thiết giáp Ukraine

VOV.VN - Clip sau do Nga mới công bố ghi cảnh một quả tên lửa dẫn đường được phóng đi từ máy bay trực thăng tấn công Ka-52 của Nga và lao vào một chiếc xe thiết giáp Ukraine đang di chuyển trên đường, khiến xe phát nổ và bốc cháy.

Tên lửa của trực thăng Nga Ka-52 bám đuổi và làm phát nổ xe thiết giáp Ukraine

Tên lửa của trực thăng Nga Ka-52 bám đuổi và làm phát nổ xe thiết giáp Ukraine

VOV.VN - Clip sau do Nga mới công bố ghi cảnh một quả tên lửa dẫn đường được phóng đi từ máy bay trực thăng tấn công Ka-52 của Nga và lao vào một chiếc xe thiết giáp Ukraine đang di chuyển trên đường, khiến xe phát nổ và bốc cháy.

Nga phản kích mạnh vào mũi tiên phong của quân đội Ukraine
Nga phản kích mạnh vào mũi tiên phong của quân đội Ukraine

VOV.VN - Những ngày qua, quân đội Ukraine phản công rầm rộ trên toàn tiền tuyến và tuyên bố chiếm được một số diện tích lãnh thổ. Tuy nhiên, ngay sau đó, Nga đã tổ chức phản kích dữ dội vào lực lượng tiên phong của quân đội Ukraine cũng như tập kích vào quê hương của ông Zelensky.

Nga phản kích mạnh vào mũi tiên phong của quân đội Ukraine

Nga phản kích mạnh vào mũi tiên phong của quân đội Ukraine

VOV.VN - Những ngày qua, quân đội Ukraine phản công rầm rộ trên toàn tiền tuyến và tuyên bố chiếm được một số diện tích lãnh thổ. Tuy nhiên, ngay sau đó, Nga đã tổ chức phản kích dữ dội vào lực lượng tiên phong của quân đội Ukraine cũng như tập kích vào quê hương của ông Zelensky.

Ukraine giành lại thêm đất trong phản công nhưng chưa xuyên thủng phòng tuyến Nga
Ukraine giành lại thêm đất trong phản công nhưng chưa xuyên thủng phòng tuyến Nga

VOV.VN - Mặc dù nỗ lực phản công trong tuần qua, Ukraine mới chỉ giành lại được chút ít lãnh thổ và chưa thể xuyên thủng phòng tuyến dày đặc của Nga. Cuộc đấu được dự báo sẽ giằng co trong bối cảnh Nga đã cải thiện đáng kể chiến thuật và vũ khí của họ.

Ukraine giành lại thêm đất trong phản công nhưng chưa xuyên thủng phòng tuyến Nga

Ukraine giành lại thêm đất trong phản công nhưng chưa xuyên thủng phòng tuyến Nga

VOV.VN - Mặc dù nỗ lực phản công trong tuần qua, Ukraine mới chỉ giành lại được chút ít lãnh thổ và chưa thể xuyên thủng phòng tuyến dày đặc của Nga. Cuộc đấu được dự báo sẽ giằng co trong bối cảnh Nga đã cải thiện đáng kể chiến thuật và vũ khí của họ.

Quân đội Nga săn xe tăng Đức và Pháp trên chiến trường Ukraine
Quân đội Nga săn xe tăng Đức và Pháp trên chiến trường Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga hôm 6/6 tuyên bố, quân đội nước này đã hủy diệt 8 xe tăng Leopard do Đức sản xuất và vô hiệu hóa 1.500 binh sĩ Ukraine. Ngoài ra, họ còn phá hủy 3 chiếc xe tăng do Pháp chế tạo.

Quân đội Nga săn xe tăng Đức và Pháp trên chiến trường Ukraine

Quân đội Nga săn xe tăng Đức và Pháp trên chiến trường Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga hôm 6/6 tuyên bố, quân đội nước này đã hủy diệt 8 xe tăng Leopard do Đức sản xuất và vô hiệu hóa 1.500 binh sĩ Ukraine. Ngoài ra, họ còn phá hủy 3 chiếc xe tăng do Pháp chế tạo.

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu
Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

VOV.VN - Mỹ không cần và không thể tìm kiếm thế thượng phong ở mọi nơi. Xét riêng yếu tố địa lý, có một số vùng mà ảnh hưởng của Mỹ sẽ kém hơn Nga và Trung Quốc. Phương án tối ưu dành cho Mỹ là tập trung vào trọng điểm thay vì dàn trải nguồn lực.

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

VOV.VN - Mỹ không cần và không thể tìm kiếm thế thượng phong ở mọi nơi. Xét riêng yếu tố địa lý, có một số vùng mà ảnh hưởng của Mỹ sẽ kém hơn Nga và Trung Quốc. Phương án tối ưu dành cho Mỹ là tập trung vào trọng điểm thay vì dàn trải nguồn lực.

Nội bộ chính trường Mỹ trong xung đột Nga - Ukraine
Nội bộ chính trường Mỹ trong xung đột Nga - Ukraine

VOV.VN - Mỹ là nước ủng hộ hàng đầu cho Ukraine trong xung đột quân sự với Nga. Tuy nhiên, bên cạnh những đồng thuận, Mỹ cũng chứng kiến sự chia rẽ nội bộ. Tiến sĩ Lê Lan Anh thuộc Viện nghiên cứu châu Mỹ (Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phân tích về vấn đề này.

Nội bộ chính trường Mỹ trong xung đột Nga - Ukraine

Nội bộ chính trường Mỹ trong xung đột Nga - Ukraine

VOV.VN - Mỹ là nước ủng hộ hàng đầu cho Ukraine trong xung đột quân sự với Nga. Tuy nhiên, bên cạnh những đồng thuận, Mỹ cũng chứng kiến sự chia rẽ nội bộ. Tiến sĩ Lê Lan Anh thuộc Viện nghiên cứu châu Mỹ (Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phân tích về vấn đề này.

Tư tưởng EU tự chủ chiến lược trong bối cảnh xung đột Ukraine
Tư tưởng EU tự chủ chiến lược trong bối cảnh xung đột Ukraine

VOV.VN - Trong năm 2022 và đầu năm 2023, EU nói riêng và nước Pháp nói chung nhắc nhiều đến chủ đề “tự chủ chiến lược” trong bối cảnh xung đột Ukraine tác động rộng khắp toàn cầu. Giảng viên Trần Điệp Thành (Đại học Quốc gia Hà Nội) phân tích vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn này.

Tư tưởng EU tự chủ chiến lược trong bối cảnh xung đột Ukraine

Tư tưởng EU tự chủ chiến lược trong bối cảnh xung đột Ukraine

VOV.VN - Trong năm 2022 và đầu năm 2023, EU nói riêng và nước Pháp nói chung nhắc nhiều đến chủ đề “tự chủ chiến lược” trong bối cảnh xung đột Ukraine tác động rộng khắp toàn cầu. Giảng viên Trần Điệp Thành (Đại học Quốc gia Hà Nội) phân tích vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn này.

Nga lên tiếng về việc Đức quyết định đẩy mạnh viện trợ quân sự cho Ukraine
Nga lên tiếng về việc Đức quyết định đẩy mạnh viện trợ quân sự cho Ukraine

VOV.VN - Phát ngôn viên điện Kremlin Peskov hôm 28/3 tuyên bố Đức đang ngày càng dính líu vào xung đột giữa Ukraine và Nga khi tiếp tục gia tăng viện trợ quân sự cho Ukraine.

Nga lên tiếng về việc Đức quyết định đẩy mạnh viện trợ quân sự cho Ukraine

Nga lên tiếng về việc Đức quyết định đẩy mạnh viện trợ quân sự cho Ukraine

VOV.VN - Phát ngôn viên điện Kremlin Peskov hôm 28/3 tuyên bố Đức đang ngày càng dính líu vào xung đột giữa Ukraine và Nga khi tiếp tục gia tăng viện trợ quân sự cho Ukraine.