Loạt nổ bí hiểm trong Dòng chảy phương Bắc là do tai nạn quân sự?

VOV.VN - Đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc chảy ngầm dưới Biển Baltic. Khu vực biển này là bãi rác vũ khí sau Thế chiến II và các cuộc tập trận gần đây có thể đã vô tình kích nổ bom cũ và gây rò rỉ cho đường ống khí đốt.

Ngày 27/9/2022, hai vụ nổ đã gây hư hại nghiêm trong cho đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 và Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 1 và Nord Stream 2) gần đảo Bornholm (Đan Mạch), làm dấy lên các đồn đoán rộng khắp về khả năng có âm mưu phá hoại.

Sau đó người ta nhận diện thêm 2 chỗ rò rỉ nữa ở khu vực phía Bắc của Vùng nhận dạng Phòng không Thụy Điển nhưng ở đây người ta không ghi nhận thêm vụ nổ nào.

Theo các nguồn tin trích dẫn các quan chức Đan Mạch, mỗi vụ nổ nói trên có sức công phá tương đường 500kg thuốc nổ cực mạnh TNT, tức là ngang bằng thủy lôi chống hạm loại rất lớn.

Không chỉ hải quân Mỹ (cùng các đồng minh NATO) mà cả hải quân Nga cũng thực hiện tập trận ở Biển Baltic. Nhiều người tin rằng hoặc hải quân Nga hoặc hải quân Mỹ chịu trách nghiệm ngầm về các vụ nổ đó. Cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau rất gay gắt nhưng không đưa ra được bằng chứng tin cậy.

Vùng biển có nhiều bom mìn dưới đáy từ thời Thế chiến

Trong câu chuyện nổ đường ống Nord Stream, có một điều chưa được đề cập là tình trạng dễ nổ ở lòng Biển Baltic, nơi có nhiều đạn pháo, vũ khí hóa học, và thủy lôi. Theo một thỏa thuận đạt được trong Hội nghị Potsdam năm 1945, Anh và Liên Xô trút bỏ xấp xỉ 69.000 tấn vũ khí hóa học Đức xuống Biển Baltic vào các năm 1947-1948.

Có một vụ vứt bỏ thứ 2 tương tự ở cùng khu vực trên diễn ra vào năm 1959. Ngoài ra, trong Thế chiến I và II, Đức thả khoảng 80.000 quả thủy lôi ở Biển Baltic, bao gồm xung quanh Bornholm.

Tổng cộng, cho đến nay người ta mới định vị và phá nổ chưa đến 200 quả bom mìn ở khu vực biển này. Mới chỉ tháo ngòi cho các vũ khí hóa học bị vứt xuống biển, còn các loại đạn dược khác thì không nhất thiết đã được tháo ngòi. Các quả thủy lôi vẫn trong trạng thái sẵn sàng nổ.

Đã vậy vũ khí bị vứt bỏ không nhất thiết ở nguyên chỗ. Có nhiều tình huống: Đạn dược có thể thả nhầm chỗ hoặc bị nước cuốn trôi ra vị trí khác.

Khi người Anh trút bỏ đạn dược xuống Biển Bắc, họ bọc đạn dược trong tàu cũ rồi đánh chìm tàu để ngăn các vũ khí trôi dạt trên đáy biển.

Nhưng ở Biển Baltic, tình hình lại khác. Một số vũ khí bị dạt lên bờ. Ba ngư dân Hà Lan đã thiệt mạng khi họ bắt được một quả mìn, đưa lên boong tàu và mìn phát nổ vào đúng lúc đó.

Các kỹ sư chịu trách nhiệm về công việc thiết kế trên đường ống Dòng chảy phương Bắc năm 2005 đã nhận thức được tình trạng rác nằm rải rác ở đáy biển, mặc dù họ không nắm chính xác các điểm đổ rác. Một nghiên cứu hoàn thành trước Dòng chảy phương Bắc 1 phát hiện bom khí mù tạt của Đức ở vị trí cách tuyến đường ống 17m và một ngòi nổ cho bom hóa học cách đó 16m.

Trong quá trình đặt ống, Dự án cũng nỗ lực tránh các bãi rác bom mìn đã biết rõ.

Dòng chảy phương Bắc 1 được hoàn thành vào năm 2011 trong khi Dòng chảy phương Bắc 2 bắt đầu xây lắp vào 2018 và đi theo cùng tuyến quanh đảo Bornholm (hai tuyến nằm sát cạnh nhau theo nghĩa đen) và được hoàn thành vào năm 2021.

Trường bắn ngày nay và nhiều hoạt động tập trận

Bản thân đảo Bornholm cũng là một trường bắn và nơi diễn ra nhiều cuộc tập trận. Mới tháng 5/2022, Vệ binh Quốc gia Colorado (Mỹ) cùng với Không quân Mỹ và các đối tác quốc tế thực hiện một cuộc tập trận giả định trên bộ và trên không. Trong cuộc tập trận này có sử dụng hệ thống pháo phản lực cơ động M142 (HIMARS).

Vào tháng 8 và đầu tháng 9, thủy quân lục chiến Mỹ thực hiện các cuộc tập trận ở Biển Baltic cùng với một số đồng minh Mỹ. Hoạt động tập trận đường không và đường biển này diễn ra cận kề đảo Bornholm, tức là ngay bên trên các đường ống dẫn khí Nord Stream.

Một loạt câu hỏi được đặt ra: Các hoạt động quân sự này có dẫn tới xáo trộn lòng biển khiến đạn dược bị chôn vùi hàng thập kỷ phát nổ? Liệu nội dung tập trận bao gồm cả hoạt động rà phá bom mìn? Liệu các loại tàu ngầm không người lái được sử dụng trong các cuộc tập trận gần đây?

Ngoài ra, hãng thông tấn nhà nước Nga TASS có đưa tin vào ngày 20/9 rằng tàu hộ tống Soobrazitelny của hạm đội Baltic đã tham gia tập trận với các trực thăng săn ngầm Ka-27PL tìm diệt tàu ngầm đối địch.

Tàu hộ tống và máy bay trực thăng Nga truy tìm tàu ngầm đối phương bằng radar và hệ thống thủy âm sonar, sử dụng vũ khí săn ngầm trong tập trận, theo bản tin của TASS. Thông thường, vũ khí săn ngầm là loại bom chìm có sức công phá mạnh gần đáy biển để hủy diệt một tàu ngầm đang ẩn nấp ở đó.

Tàu hộ tống cũng được cho là đã huấn luyện về phá thủy lôi nổi trên bề mặt, gây nhiễu bằng sóng vô tuyến điện và nã pháo vào các mục tiêu trên biển và trên không.

Bên cạnh đó, một số nước khác cũng tiến hành tập trập ở biển này. Ba Lan công bố chiến dịch tập trận Redkin ở Biển Baltic vào ngày 15/9, cuộc tập trận này kết thúc 3 ngày sau đó.

Đấy là hoạt động quân sự công khai. Có thể còn có các hoạt động quân sự mật nữa.

Tất cả các hoạt động quân sự nói trên ở Biển Baltic, đặc biệt quanh đảo Bornholm có thể dễ dàng kích nổ các loại bom mìn cũ nào đó gây hư hại cho đường ống Dòng chảy phương Bắc, thông qua sóng xung, xáo động biển hoặc tai nạn quân sự nào đó.

Như vậy, không loại trừ sự cố rò rỉ Dòng chảy phương Bắc là do tai nạn ngoài ý muốn, không nhất thiết có một âm mưu phá hoại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dòng chảy phương Bắc rò rỉ nặng, EU lấy khí đốt từ đâu để vượt qua mùa đông?
Dòng chảy phương Bắc rò rỉ nặng, EU lấy khí đốt từ đâu để vượt qua mùa đông?

VOV.VN - Mùa đông lạnh giá không có khí đốt Nga đang tới gần. EU đang khẩn trương thực hiện các biện pháp để có đủ khí đốt cần thiết trong bối cảnh đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc vừa bị sự cố rò rỉ nặng.

Dòng chảy phương Bắc rò rỉ nặng, EU lấy khí đốt từ đâu để vượt qua mùa đông?

Dòng chảy phương Bắc rò rỉ nặng, EU lấy khí đốt từ đâu để vượt qua mùa đông?

VOV.VN - Mùa đông lạnh giá không có khí đốt Nga đang tới gần. EU đang khẩn trương thực hiện các biện pháp để có đủ khí đốt cần thiết trong bối cảnh đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc vừa bị sự cố rò rỉ nặng.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào giai đoạn 3, hướng tới trật tự mới
Xung đột Nga - Ukraine bước vào giai đoạn 3, hướng tới trật tự mới

VOV.VN - Trong giai đoạn 3 của xung đột Ukraine, Nga huy động thêm binh sĩ để giữ vững lãnh thổ họ đã chiếm được, đồng thời đẩy nhanh việc tạo ra một trật tự thế giới mới.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào giai đoạn 3, hướng tới trật tự mới

Xung đột Nga - Ukraine bước vào giai đoạn 3, hướng tới trật tự mới

VOV.VN - Trong giai đoạn 3 của xung đột Ukraine, Nga huy động thêm binh sĩ để giữ vững lãnh thổ họ đã chiếm được, đồng thời đẩy nhanh việc tạo ra một trật tự thế giới mới.

Mỹ coi vụ phá hoại đường ống Dòng chảy phương Bắc là cơ hội cực lớn
Mỹ coi vụ phá hoại đường ống Dòng chảy phương Bắc là cơ hội cực lớn

VOV.VN - Trong bối cảnh các đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc bị rò rỉ nặng do phá hoại, chính quyền Tổng thống Biden coi đó là cơ hội lớn để Mỹ trở thành nhà cung cấp khí đốt hóa lỏng (LNG) hàng đầu cho châu Âu.

Mỹ coi vụ phá hoại đường ống Dòng chảy phương Bắc là cơ hội cực lớn

Mỹ coi vụ phá hoại đường ống Dòng chảy phương Bắc là cơ hội cực lớn

VOV.VN - Trong bối cảnh các đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc bị rò rỉ nặng do phá hoại, chính quyền Tổng thống Biden coi đó là cơ hội lớn để Mỹ trở thành nhà cung cấp khí đốt hóa lỏng (LNG) hàng đầu cho châu Âu.

Quan chức Nga chỉ trích việc Anh trợ giúp Đan Mạch điều tra sự cố ống dẫn khí
Quan chức Nga chỉ trích việc Anh trợ giúp Đan Mạch điều tra sự cố ống dẫn khí

VOV.VN - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng việc Anh đề xuất trợ giúp Đan Mạch điều tra về vụ phá hoại các đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 và 2 cũng giống như "cáo đấu tranh cho quyền lợi của gà".

Quan chức Nga chỉ trích việc Anh trợ giúp Đan Mạch điều tra sự cố ống dẫn khí

Quan chức Nga chỉ trích việc Anh trợ giúp Đan Mạch điều tra sự cố ống dẫn khí

VOV.VN - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng việc Anh đề xuất trợ giúp Đan Mạch điều tra về vụ phá hoại các đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 và 2 cũng giống như "cáo đấu tranh cho quyền lợi của gà".

Ai được hưởng lợi từ kịch bản Dòng chảy phương Bắc bị phá hoại?
Ai được hưởng lợi từ kịch bản Dòng chảy phương Bắc bị phá hoại?

VOV.VN - Giới quan sát nhận định, các nước Baltic, Phần Lan, Ukraine và Mỹ đều có động cơ logic để đứng sau các hư hại xảy ra với đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc, đi kèm với đó là các rủi ro về chính trị, chiến lược và an ninh.

Ai được hưởng lợi từ kịch bản Dòng chảy phương Bắc bị phá hoại?

Ai được hưởng lợi từ kịch bản Dòng chảy phương Bắc bị phá hoại?

VOV.VN - Giới quan sát nhận định, các nước Baltic, Phần Lan, Ukraine và Mỹ đều có động cơ logic để đứng sau các hư hại xảy ra với đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc, đi kèm với đó là các rủi ro về chính trị, chiến lược và an ninh.

Rò rỉ bí hiểm bên trong đường ống dẫn khí ngầm của Nga dưới biển
Rò rỉ bí hiểm bên trong đường ống dẫn khí ngầm của Nga dưới biển

VOV.VN - Các nước châu Âu hôm 27/9 chạy đua điều tra các vụ rò rỉ chưa được lý giải ở 2 đường ống dẫn khí đốt của Nga chạy dưới Biển Baltic gần Thụy Điển và Đan Mạch. Cơ sở hạ tầng này nằm ở tâm điểm cuộc khủng hoảng năng lượng từ khi Nga bắt đầu mở cuộc tấn công vào Ukraine.

Rò rỉ bí hiểm bên trong đường ống dẫn khí ngầm của Nga dưới biển

Rò rỉ bí hiểm bên trong đường ống dẫn khí ngầm của Nga dưới biển

VOV.VN - Các nước châu Âu hôm 27/9 chạy đua điều tra các vụ rò rỉ chưa được lý giải ở 2 đường ống dẫn khí đốt của Nga chạy dưới Biển Baltic gần Thụy Điển và Đan Mạch. Cơ sở hạ tầng này nằm ở tâm điểm cuộc khủng hoảng năng lượng từ khi Nga bắt đầu mở cuộc tấn công vào Ukraine.

Lịch sử cung cấp khí đốt Nga cho châu Âu
Lịch sử cung cấp khí đốt Nga cho châu Âu

VOV.VN - Mỹ làm mọi thứ trong năng lực của mình để hạn chế hợp tác giữa Nga và các nước châu Âu trong lĩnh vực khí tự nhiên. Nhưng chính khí đốt của Liên Xô đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh tại châu Âu.

Lịch sử cung cấp khí đốt Nga cho châu Âu

Lịch sử cung cấp khí đốt Nga cho châu Âu

VOV.VN - Mỹ làm mọi thứ trong năng lực của mình để hạn chế hợp tác giữa Nga và các nước châu Âu trong lĩnh vực khí tự nhiên. Nhưng chính khí đốt của Liên Xô đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh tại châu Âu.