Những Bạch quân trở thành Nguyên soái của Hồng quân

VOV.VN - Trong số những người trở thành Nguyên soái, chỉ huy các mặt trận trong giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, không phải ai cũng lựa chọn Hồng quân trong thời kỳ nội chiến - một số trước khi đến với quân đội cách mạng, đã chiến đấu một thời gian ở phía bên kia chiến tuyến.

Những đứa trẻ nông dân trở thành những người lính

Leonid Alexandrovich Govorov có 3 người em trai - Nikolai, Mikhail và Vladimir. Cha mẹ của Leonid là nông dân ở Vyatka. Người cha - Alexander Grigorievich - là một người chăm chỉ trau dồi kiến thức, tự học thành thạo ngữ pháp, viết chữ đẹp và tìm được việc làm thư ký ở Yelabuga. Nhờ vậy, ông được quyền cho các con của mình học miễn phí tại một trường ở địa phương.

Anh cả Leonid tốt nghiệp Cao đẳng năm 19 tuổi và thi đỗ vào Đại học Bách khoa Petrograd, ngành đóng tàu. Nhưng số phận không sắp đặt để anh trở thành một kỹ sư. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra, quân đội thiếu hụt trầm trọng các sĩ quan giỏi về kỹ thuật. Cuối năm 1916, Leonid Govorov được điều đến học tại Trường Pháo binh Konstantinovsky.

Mùa hè năm 1917, Govorov được đưa vào quân đội với cấp bậc quân nhân chuyên nghiệp, phục vụ tại Tomsk. Vào thời điểm đó, Sa hoàng đã bị lật đổ, khắp nơi người ta mong chờ một nền hòa bình sắp được vãn hồi, và sau đó những người Bolshevik lên nắm quyền, đã giải tán quân đội Nga cũ. Mùa xuân năm 1918, Leonid Govorov trở về quê hương Elabuga, vào thời điểm đó, em trai Nikolai của ông vừa tốt nghiệp một trường Cao đẳng.

Mùa hè năm 1918, khu vực Kama trở thành nơi diễn ra các hoạt động quân sự của cuộc nội chiến. Trong tiểu sử chính thức của Govorov, giai đoạn này bị bỏ qua. Nhưng người ta biết rằng, cuộc nổi dậy chống lại những người Bolshevik vào tháng 8/1918, mà nòng cốt là công nhân của các nhà máy sản xuất vũ khí Izhevsk và Votkinsk, đã cùng diễn ra ở đây.

Họ được ủng hộ bởi đông đảo nông dân không hài lòng với cách tịch thu tài sản của những người Bolshevik và “các ủy ban của người nghèo”. Có cơ sở để tin rằng Leonid và Nikolai Govorov đã tự nguyện gia nhập đội quân Bạch vệ của “Ủy ban bảo vệ của Hội đồng lập hiến”. Điều này cũng đã được đề cập trong quyết định về việc thăng quân hàm cho anh em Govorov của thủ lĩnh Bạch vệ Kolchak.

Sau đó, từ tháng 9/1918, hai anh em nhà Govorov đã ra mặt trận trong các đơn vị hoạt động chống lại những người Bolshevik. Tháng 11/1918, cuộc nổi dậy bị đánh bại, và các nhóm tàn quân Bạch vệ được thống nhất bởi Đô đốc Kolchak, rút ​​lui về Urals. Mùa xuân năm 1919, quân Govorov gần như đã đến được quê hương của họ, nhưng ngay sau đó lực lượng của Kolchak bắt đầu đợt rút lui cuối cùng.

Ngày 13/7/1919, Leonid và Nikolai Govorov được Kolchak thăng hàm Trung úy pháo binh vì lòng dũng cảm. Nhưng Bạch quân ở Siberia đã tan rã. Tháng 12/1919, tại vùng Tomsk, anh em nhà Govorov cùng với một nhóm thuộc hạ đã chuyển sang phía Hồng quân. Năm 1920, họ đã chiến đấu chống lại quân Bạch vệ của Wrange; Leonid đã hai lần bị thương và được thưởng Huân chương Cờ Đỏ.

Trong những năm 1920, hai người em trai của họ phục vụ trong Hồng quân. Mikhail chiến đấu với Basmachs, vào năm 1932, đột ngột chết vì bệnh sốt phát ban. Nikolai đã xuất ngũ vì lý do sức khỏe; gia đình không tránh khỏi sự ly tán. Ngay sau Leonid Govorov với quân hàm Thiếu tướng Pháo binh trở thành Giám đốc (1941) Học viện Pháo binh mang tên Dzerzhinsky của Hồng quân, em trai của ông là Vladimir bị bắt và bị kết án 10 năm cải tạo trong các trại.

Năm 1943, bản kiến ​​nghị cá nhân của Leonid Govorov với Stalin đã mang lại tự do cho Vladimir Govorov. Vào thời điểm đó, Leonid chỉ huy Phương diện quân Leningrad và được cả nước biết đến là một trong những nhà lãnh đạo quân sự phá vỡ cuộc phong tỏa Leningrad. Năm 1944, Govorov được trao hàm Nguyên soái Liên Xô. Ông là người chấp nhận sự đầu hàng nhóm quân Courland của phát xít Đức.

Cậu bé Odessa ra mặt trận vì niềm tin và Sa hoàng

Khi Thế chiến I bắt đầu, cậu bé sinh ra ngoài giá thú Rodion Yakovlevich Malinovsky (lấy họ mẹ) mới chỉ 15 tuổi. Cậu đã trở thành một trong những người đầu tiên ra mặt trận. Trong quân đội, người ta nhanh chóng phát hiện ra cậu còn bé, và muốn đưa cậu thiếu niên về nhà, nhưng cậu đã khăng khăng xin ở lại. Trên thực tế, cậu không có nơi nào để trở về và không có người thân thích. Vì vậy, Malinovsky trở thành “đứa con của trung đoàn”.

Mùa hè năm 1915, Rodion được thưởng Huân chương Thập tự Thánh George đầu tiên và trở thành một trong những Hiệp sĩ trẻ nhất trong lịch sử sở hữu huân chương này. Sau khi phục hồi do bị thương nặng vào mùa thu cùng năm, Malinovsky được biên chế về Lữ đoàn đặc biệt đầu tiên của Nga được gửi đến Pháp để thể hiện tình đoàn kết với đồng minh. Những người có kiến ​​thức về ngôn ngữ được ưu tiên và Malinovsky là một trong những người lính hiếm hoi có thể nói tiếng Pháp - ông đã tự học ngôn ngữ này khi còn nhỏ, làm nhân viên bán hàng trong một cửa hàng.

Khi chưa tròn 17 tuổi, Malinovsky đã trở thành một người lính Nga viễn chinh. Mùa xuân năm 1917, trong chiến dịch quân sự đầu tiên của Lữ đoàn Nga, Malinovsky lại bị thương nặng. Đã có lúc, các bác sĩ nghĩ đến việc ông sẽ bị mất cánh tay vĩnh viễn. Sau khi hồi phục, Malinovsky đã được trao tặng Huân chương Thập tự quân của Pháp.

Tiếng vang của cuộc cách mạng Nga đã đến tận nước Pháp. Những người lính của Lữ đoàn 3 Nga mới đến bắt đầu náo loạn, yêu cầu được đưa về nước. Bộ chỉ huy Pháp chuyển một số binh sĩ Nga đến các đơn vị khác và đàn áp cuộc nổi dậy. Malinovsky sau đó được điều trị thêm và không tham gia các sự kiện này. Nhưng giống như tất cả các binh sĩ và sĩ quan của các lữ đoàn đặc biệt, ông phải lựa chọn giữa việc tiếp tục phục vụ và lưu vong đến Algeria, hay về nước. Malinovsky đã chọn ở lại chiến đấu.

Rodion Yakovlevich đã trở thành một trong vài trăm binh sĩ của “Quân đoàn danh dự Nga” - một bộ phận của quân đội Pháp - đã kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất một cách thắng lợi. Malinovsky một lần nữa được thưởng Huân chương Thập tự quân của Pháp và Nga. Trùm Bạch vệ Nga hy vọng có thể đưa những người lính của đơn vị tình nguyện lừng lẫy này vào hàng ngũ của họ và vào mùa hè năm 1919, Malinovsky cùng với một nhóm binh sĩ, đã về với Kolchak.

Trong tiểu sử của mình, nguyên soái Liên Xô luôn tuyên bố rằng ông về Nga để đầu quân cho Hồng quân. Tuy nhiên, không chắc rằng trong thời gian ở Pháp, ông có nhiều thông tin về Nhà nước Công-Nông và chiếm được niềm tin của chính quyền mới. Vào thời điểm ông đến được Omsk (mùa thu năm 1919), chính quyền của Kolchak sụp đổ. Hồng quân sau khi bắt được Rodion, suýt đã bắn chết ông, tìm thấy ở ông nhiều huân chương Thập tự Thánh George của Nga và Thập tự quân của Pháp.

Từ thời điểm đó, cuộc đời của Malinovsky đã gắn bó với Hồng quân. Trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, ông đã trải qua cả nỗi cay đắng của thất bại (gần Kharkov vào tháng 5/1942) và niềm vui chiến thắng. Các cánh quân của Phương diện quân thứ ba, và sau đó là Phương diện quân Ukraine thứ hai, dưới sự chỉ huy của ông, đã giải phóng Ukraina, Moldova, Romania, Hungary, Tiệp Khắc và Áo khỏi quân Đức xâm lược./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vị nguyên soái Liên Xô cuối cùng được ông Putin tặng đồng hồ là ai?
Vị nguyên soái Liên Xô cuối cùng được ông Putin tặng đồng hồ là ai?

VOV.VN - Trong đời binh nghiệp, Dmitry Yazov đã từ người lính trở thành vị Nguyên soái, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của một cường quốc

Vị nguyên soái Liên Xô cuối cùng được ông Putin tặng đồng hồ là ai?

Vị nguyên soái Liên Xô cuối cùng được ông Putin tặng đồng hồ là ai?

VOV.VN - Trong đời binh nghiệp, Dmitry Yazov đã từ người lính trở thành vị Nguyên soái, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của một cường quốc

Kinh nghiệm mặt trận thứ ba của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại
Kinh nghiệm mặt trận thứ ba của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại

VOV.VN - Tác động tâm lý, làm mất tinh thần của kẻ thù có thể dẫn đến kết quả không thua kém gì pháo kích hay ném bom

Kinh nghiệm mặt trận thứ ba của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại

Kinh nghiệm mặt trận thứ ba của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại

VOV.VN - Tác động tâm lý, làm mất tinh thần của kẻ thù có thể dẫn đến kết quả không thua kém gì pháo kích hay ném bom

Những chiến công đáng kinh ngạc nhất của chiến sĩ Hồng quân trong chiến tranh
Những chiến công đáng kinh ngạc nhất của chiến sĩ Hồng quân trong chiến tranh

VOV.VN - Quân đội Đức Quốc xã đã chứng kiến những hành động anh hùng chưa từng thấy và lòng dũng cảm, và với những kẻ xâm lược, sự xả thân của các binh sĩ và sĩ quan Hồng quân không thể giải thích được.

Những chiến công đáng kinh ngạc nhất của chiến sĩ Hồng quân trong chiến tranh

Những chiến công đáng kinh ngạc nhất của chiến sĩ Hồng quân trong chiến tranh

VOV.VN - Quân đội Đức Quốc xã đã chứng kiến những hành động anh hùng chưa từng thấy và lòng dũng cảm, và với những kẻ xâm lược, sự xả thân của các binh sĩ và sĩ quan Hồng quân không thể giải thích được.

Nữ phi công Hồng quân nguy hiểm nhất đối với lính Đức
Nữ phi công Hồng quân nguy hiểm nhất đối với lính Đức

VOV.VN - Là một ví dụ sinh động về việc một người phụ nữ nhờ vào sự kiên trì và ý chí sắt đá của mình, đã đạt được ước mơ từng ấp ủ, Maguba Syrtlanova không chỉ chứng tỏ là một phi công xuất sắc, mà còn sống sót qua những trận chiến đấu ác liệt trên các mặt trận của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.

Nữ phi công Hồng quân nguy hiểm nhất đối với lính Đức

Nữ phi công Hồng quân nguy hiểm nhất đối với lính Đức

VOV.VN - Là một ví dụ sinh động về việc một người phụ nữ nhờ vào sự kiên trì và ý chí sắt đá của mình, đã đạt được ước mơ từng ấp ủ, Maguba Syrtlanova không chỉ chứng tỏ là một phi công xuất sắc, mà còn sống sót qua những trận chiến đấu ác liệt trên các mặt trận của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.

Hồng quân Liên Xô từng có đơn vị nữ bộ binh
Hồng quân Liên Xô từng có đơn vị nữ bộ binh

VOV.VN - Nhiều người biết đến tiểu đoàn nữ bộ binh của quân đội Nga trong Thế chiến I, nhưng hầu như ít người biết cũng có một đơn vị nữ bộ binh của Hồng quân trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, được ra đời nhờ sáng kiến của một đoàn viên Komsomol dũng cảm với sự hỗ trợ của một nhà văn nổi tiếng.

Hồng quân Liên Xô từng có đơn vị nữ bộ binh

Hồng quân Liên Xô từng có đơn vị nữ bộ binh

VOV.VN - Nhiều người biết đến tiểu đoàn nữ bộ binh của quân đội Nga trong Thế chiến I, nhưng hầu như ít người biết cũng có một đơn vị nữ bộ binh của Hồng quân trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, được ra đời nhờ sáng kiến của một đoàn viên Komsomol dũng cảm với sự hỗ trợ của một nhà văn nổi tiếng.

Các vị Tướng trẻ nhất của Hồng quân
Các vị Tướng trẻ nhất của Hồng quân

VOV.VN - Trong lịch sử Liên Xô, có những vị Tướng rất trẻ, được thăng quân hàm nhờ lòng trung thành và công trạng..., tuy số phận rất khác nhau.

Các vị Tướng trẻ nhất của Hồng quân

Các vị Tướng trẻ nhất của Hồng quân

VOV.VN - Trong lịch sử Liên Xô, có những vị Tướng rất trẻ, được thăng quân hàm nhờ lòng trung thành và công trạng..., tuy số phận rất khác nhau.

Con trai cả Mao Trạch Đông từng tham gia Hồng quân chiến đấu chống phát xít Đức
Con trai cả Mao Trạch Đông từng tham gia Hồng quân chiến đấu chống phát xít Đức

VOV.VN - Trong khi quan hệ giữa Mao Trạch Đông và Moscow không hề xuôi chèo mát mái, con trai của ông vẫn được gửi đến Liên Xô để trui rèn.

Con trai cả Mao Trạch Đông từng tham gia Hồng quân chiến đấu chống phát xít Đức

Con trai cả Mao Trạch Đông từng tham gia Hồng quân chiến đấu chống phát xít Đức

VOV.VN - Trong khi quan hệ giữa Mao Trạch Đông và Moscow không hề xuôi chèo mát mái, con trai của ông vẫn được gửi đến Liên Xô để trui rèn.

Quân Đức khiếp sợ nhất những nữ Hồng quân nào?
Quân Đức khiếp sợ nhất những nữ Hồng quân nào?

VOV.VN - Đóng góp to lớn vào chiến thắng trên chiến trường có cả các nữ quân nhân Xô viết, nghe đến tên họ, quân Đức phải khiếp đảm...

Quân Đức khiếp sợ nhất những nữ Hồng quân nào?

Quân Đức khiếp sợ nhất những nữ Hồng quân nào?

VOV.VN - Đóng góp to lớn vào chiến thắng trên chiến trường có cả các nữ quân nhân Xô viết, nghe đến tên họ, quân Đức phải khiếp đảm...

Những bức ảnh hiếm về cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của Nga
Những bức ảnh hiếm về cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của Nga

VOV.VN - Cách đây 76  năm, ngày 22/6/1941, Adolf Hitler cử 4 triệu binh sỹ xâm lược Liên bang Xô Viết trong chiến dịch Barbarossa, mở ra 1 chương sử đẫm máu.

Những bức ảnh hiếm về cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của Nga

Những bức ảnh hiếm về cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của Nga

VOV.VN - Cách đây 76  năm, ngày 22/6/1941, Adolf Hitler cử 4 triệu binh sỹ xâm lược Liên bang Xô Viết trong chiến dịch Barbarossa, mở ra 1 chương sử đẫm máu.