100 ngày Tổng thống Mỹ Trump cầm quyền:

Những động thái quyết liệt trong chính sách đối ngoại của ông Trump

VOV.VN - Là người chưa có kinh nghiệm chính trường, ông Trump phải đối mặt với hàng loạt cuộc khủng hoảng leo thang từ Syria cho tới căng thẳng với Triều Tiên.

Ngày 20/3, Giám đốc FBI James Comey (trái) lần đầu thừa nhận cơ quan này đang điều tra mối liên hệ giữa chiến dịch tranh cử của ông Trump với Nga.

Ngày 24/3, ông Trump chịu một thất bại chính trị trong nước nặng nề khi Quốc hội do chính đảng Cộng hòa của ông kiểm soát không thông qua được dự luật thay thế Đạo luật chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền của cựu Tổng thống Obama (Obamacare).

Ngày 25/3, không bãi bỏ được Obamacare, phe Cộng hòa nhanh chóng chuyển sang ưu tiên tiếp theo của Tổng thống Trump là cải cách thuế.

Ngày 28/3, Tổng thống Trump ký sắc lệnh “Độc lập năng lượng”, đảo ngược di sản của người tiền nhiệm Barack Obama về chống biến đổi khí hậu.

Ngày 29/3, Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ cam kết tiến hành một cuộc điều tra thấu đáo về mối quan hệ trực tiếp giữa Nga và Tổng thống Donald Trump.

Ngày 30/3, Ông Trump (trước) ủng hộ quyết định của cựu Cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn (sau) xin miễn bị Quốc hội điều tra về mối liên hệ với Nga trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2016. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff cho rằng còn quá sớm để xin miễn trừ.

Ngày 2/4, trước thềm chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Trump một mặt kêu gọi Bắc Kinh gây sức ép với Triều Tiên, mặt khác tuyên bố Mỹ cũng có thể tự giải quyết vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Ngày 4/4, Tổng thống Trump lên án vụ tấn công của quân đội chính phủ Syria tiến nhằm vào tỉnh Idlib nghi là có sử dụng vũ khí hóa học.

Ngày 5/4, ông Trump loại chiến lược gia trưởng của mình là Steve Bannon ra khỏi Hội đồng an ninh quốc gia. Ông Bannon bị cho là có xung đột với Jared Kushner, con rể ông Trump kiêm cố vấn cấp cao của Nhà Trắng nhưng sau đó 2 người đã nhất trí giải quyết những khác biệt giữa họ. 

Ngày 6/4, Tổng thống Trump tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, mở ra một chương mới tốt đẹp giữa 2 nhà lãnh đạo cũng như 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ngày 7/4, Tổng thống Trump hạ lệnh cho 2 tàu USS Porter và USS Ross đang ở Địa Trung Hải bắn 59 quả tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân Shayrat của quân đội Syria, nơi Mỹ cho là điểm xuất phát của các chuyến bay tấn công hóa học nhằm vào Idlib.

Theo lệnh của Tổng thống Trump, ngày 9/4, tàu sân bay Carl Vinson bắt đầu di chuyển về hướng bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh Bình Nhưỡng có động thái chuẩn bị thử hạt nhân và tên lửa. 

Ngày cầm quyền thứ 81, ông Trump mới có được chiến thắng chính trị được cho là lớn nhất khi ứng viên Thẩm phán Tòa án Tối cao do ông đề cử Neil Gorsuch chính thức tuyên thệ nhậm chức hôm 10/4.

Hy vọng quan hệ Nga – Mỹ được cải thiện dưới thời ông Trump bị dội một gáo nước lạnh khi Ngoại trưởng Rex Tillerson nhận được sự tiếp đón lạnh nhạt trong chuyến thăm Moscow ngày 12/4 vì tranh cãi của đôi bên về vụ tấn công hóa học ở Syria. Tổng thống Nga Vladimir Putin nói niềm tin với Mỹ đã bị xói mòn còn Tổng thống Trump nhận định quan hệ song phương có thể ở mức đáy trong lịch sử.

Ngày 13/4, Mỹ ném vũ khí được mệnh danh là “mẹ của các loại bom” nhằm vào mục tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Afghanistan

Vào ngày cầm quyền thứ 86 của Tổng thống Trump, Triều Tiên tổ chức diễu binh kỷ niệm 105 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành, trong đó có công bố tên lửa tầm xa phóng từ tàu ngầm mới và ngày hôm sau còn tiến hành một vụ phóng tên lửa nữa nhưng bị cho là thất bại.

Thăm khu vực Đông Bắc Á ngày 17/4, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cảnh báo Triều Tiên không nên thách thức quyết tâm của Tổng thống Trump, nhất là sau khi Mỹ vừa dội bom căn cứ không quân của Syria và ném bom mẹ nhằm vào IS ở Afghanistan.

Tròn 3 tháng cầm quyền, mối quan hệ “mờ ám” với Nga vẫn đeo bám ông Trump. Ngày 19/4, 3 quan chức đương nhiệm và 4 cựu quan chức Mỹ tiết lộ với Reuters rằng một tổ chức nghiên cứu do Tổng thống Nga Vladimir Putin kiểm soát đã phát triển một kế hoạch tác động đến bầu cử Mỹ có lợi cho ông Trump và khiến cử tri Mỹ không tin vào hệ thống bầu cử của nước này nữa.

Này 23/4, Triều Tiên dọa đánh đắm tàu sân bay Mỹ. Đây là diễn biến leo thang mới nhất của căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh Tổng thống Trump điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 24/4, qua đó nhất trí về sự đe dọa khẩn cấp của chương trình hạt nhân và tên lửa Triều Tiên, cam kết phối hợp nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Ngày 24/4, Tổng thống Donald Trump hối thúc phe Dân chủ ủng hộ việc chi 1,5 tỷ USD xây dựng bức tường biên giới với Mexico để đổi lại việc giữ 7 tỷ USD trợ cấp y tế theo Obamacare./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chùm ảnh: Melania Trump làm gì trên cương vị Đệ nhất phu nhân Mỹ?
Chùm ảnh: Melania Trump làm gì trên cương vị Đệ nhất phu nhân Mỹ?

VOV.VN - Xuất hiện bên Tổng thống Donald Trump trong nhiều sự kiện, Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump luôn nổi bật, thu hút mọi sự chú ý.

Chùm ảnh: Melania Trump làm gì trên cương vị Đệ nhất phu nhân Mỹ?

Chùm ảnh: Melania Trump làm gì trên cương vị Đệ nhất phu nhân Mỹ?

VOV.VN - Xuất hiện bên Tổng thống Donald Trump trong nhiều sự kiện, Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump luôn nổi bật, thu hút mọi sự chú ý.

Ảnh: Ái nữ Tổng thống Mỹ Ivanka Trump trên “sân khấu” thế giới
Ảnh: Ái nữ Tổng thống Mỹ Ivanka Trump trên “sân khấu” thế giới

VOV.VN - Ái nữ của Tổng thống Mỹ, Ivanka Trump đang ngày càng khẳng định được tên tuổi của mình khi góp mặt ở nhiều sự kiện lớn trên khắp thế giới.

Ảnh: Ái nữ Tổng thống Mỹ Ivanka Trump trên “sân khấu” thế giới

Ảnh: Ái nữ Tổng thống Mỹ Ivanka Trump trên “sân khấu” thế giới

VOV.VN - Ái nữ của Tổng thống Mỹ, Ivanka Trump đang ngày càng khẳng định được tên tuổi của mình khi góp mặt ở nhiều sự kiện lớn trên khắp thế giới.