100 ngày đầu cầm quyền của ông Trump: Thực tế khác xa với kỳ vọng

VOV.VN - Phóng tên lửa vào Syria, dội bom xuống Afghanistan, điều tàu sân bay áp sát Triều Tiên là những điểm nhấn trong 100 ngày đầu cầm quyền của ông Trump.

Dù những hành động trên đã thể hiện được phần nào sự quyết đoán trong chính sách đối ngoại tuy nhiên Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ dường như chưa làm được nhiều trong các vấn đề đối nội cũng như chưa giành được sự ủng hộ của người dân.

Ảnh minh họa: Reuters

Theo các kết quả thăm dò dư luận mới nhất thì chỉ có khoảng 44% số người được hỏi ủng hộ Tổng thống Donald Trump trong khi số người không ủng hộ lên tới 54%. Đây cũng là tỷ lệ ủng hộ thấp nhất đối với một tổng thống đắc cử trong vòng 100 ngày cầm quyền đầu tiên kể từ khi các cuộc thăm dò được tổ chức trong nhiệm kỳ của Tổng thống Dwight Eisenhower những năm 1950-1960.

Điểm tích cực trong các cuộc thăm dò này là những người bỏ phiếu cho ông Trump vẫn hết lòng ủng hộ vị Tổng thống của mình. Có tới 93% số người được hỏi tin tưởng vào chính sách mà Tổng thống Trump đang thực hiện và chỉ có 7% lên tiếng phản đối.

10/40 cam kết được thực hiện

Đánh giá 100 ngày cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Trump thành công hay thất bại là điều không hề dễ dàng tuy nhiên có thể khẳng định nước Mỹ đang thay đổi mạnh mẽ.

Về các chính sách của chính quyền Tổng thống Trump, những người ủng hộ thì khẳng định đây là các chính sách mới, mang lại các lợi ích thiết thực cho người dân và nước Mỹ. Tuy nhiên, những người phản đối lại xem đây là các chính sách gây hỗn loạn, phá bỏ các trật tự ổn định, đẩy nước Mỹ và thế giới vào tình trạng rối ren, khó đoán định.

Bước vào ngày cầm quyền thứ 100, truyền thông Mỹ tổng kết trong số gần 40 cam kết quan trọng, ông Trump mới thực hiện được 10 vấn đề và chủ yếu là bằng các sắc lệnh hành pháp không cần Quốc hội thông qua. Trong các cam kết còn lại, một số không được nhắc đến trong khi số khác thì vấp phải sự phản đối từ phía Quốc hội cũng như Tòa án nước này.

Dấu ấn đối ngoại

Về đối ngoại, ông Trump đang thể hiện hình ảnh một Tổng thống quyết đoán, có hàng loạt các hành động mạnh mẽ tại nhiều điểm nóng trên thế giới như Syria, Afghanistan, Triều Tiên…

Chính quyền Tổng thống Trump cũng phát đi tín hiệu sẵn sàng răn đe sử dụng hoặc sử dụng sức mạnh quân sự, thậm chí xem đây là giải pháp đầu tiên chứ không phải là cuối cùng để giải quyết vấn đề.

 Tuy nhiên, với các vấn đề lớn hơn, sức nặng quyết định của ông Trump có xu hướng đang giảm dần. Trong chính sách đối với Nga, mặc dù Tổng thống Trump từng cam kết thúc đẩy hợp tác, giảm bớt căng thẳng nhưng việc tấn công Syria cũng như các cuộc điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử gần như khép lại mọi cách cửa cải thiện quan hệ hai nước.

Đối với Trung Quốc, chưa biết Tổng thống Trump đã thu được lợi ích gì khi liên tục thay đổi quan điểm. Không cáo buộc Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, thậm chí chấp nhận thâm hụt thương mại đổi lấy việc Trung Quốc gây sức ép giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên, chính quyền Trump dường như chưa tìm được giải pháp khả thi hơn so với chính sách dưới thời Tổng thống Obama.

Đối với châu Á-Thái Bình Dương, mặc dù tuyên bố từ bỏ chính sách xoay trục dưới thời Tổng thống Obama nhưng các chuyến công du liên tục gần đây của Phó Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng, Ngoại trưởng Mỹ cho thấy Mỹ vẫn ưu tiên khu vực này, có chăng chỉ là dưới một hình thức khác.

Bế tắc trong nước

Phần nào đặt dấu ấn về đối ngoại, tuy nhiên đối với các vấn đề nội bộ của nước Mỹ dường như ông Trump chưa vượt qua được bất cứ trở ngại nào. Tuyên bố việc đầu tiên làm là loại bỏ Đạo luật chăm sóc sức khỏe Obamacare và cho đến giờ cả Tổng thống Trump lẫn đảng Cộng hòa vẫn đang bế tắc trong việc tìm một giải pháp thay thế.

Bức tường dọc biên giới với Mexico để ngăn chặn người nhập cư bất hợp pháp cũng khó có thể được thông qua trong thời gian tới vì Mỹ sẽ phải chi một khoản ngân sách khổng lồ.

Trong chiến dịch vận động tranh cử, ông Trump cũng chỉ trích mạnh mẽ giới tài phiệt phố Wall nhưng các gương mặt nội các hiện nay cho thấy họ mới là trung tâm của chính quyền mới, tiêu biểu như Bộ trưởng tài chính Steve Mnuchin hay Ngoại trưởng Rex Tillerson.

Khi thực tế khác xa với kỳ vọng

100 ngày đầu cầm quyền của Tổng thống Trump đang chứng kiến nhiều thay đổi liên tục, từ cực nọ sang cực kia và điểm nổi bật nhất có lẽ là các tuyên bố đầy mâu thuẫn và hơi hướng bốc đồng trên mạng xã hội của chính bản thân ông này. Được xem là một Tổng thống Cộng hòa, nhưng chính xác hơn, có lẽ ông Trump là một Tổng thống độc lập được bầu chọn dưới danh nghĩa của đảng Cộng hòa.

Ngay cả về chính phủ, tính đến nay, ông Trump mới đệ trình bổ nhiệm 24/554 vị trí nội các cần quốc hội phê chuẩn và cũng mới chỉ có 20 vị trí được thông qua. So sánh với các chính phủ tiền nhiệm thì tiến trình hoàn thiện nội các quá chậm chạp và có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạch định và thực thi các chính sách đề ra.

Chính vì thế, khó đánh giá 100 ngày vừa qua của ông Trump là thành công hay thất bại tuy nhiên cũng có thể thấy rằng thực tế khác xa với kỳ vọng. Các chính sách này sẽ đưa nước Mỹ đến đâu, tác động toàn cầu của chúng như thế nào có lẽ phụ thuộc vào việc Tổng thống Trump hóa giải đến đâu mâu thuẫn nội bộ với các ngành lập pháp và tư pháp cũng như trong một thế giới với các mối quan hệ ràng buộc và kiềm chế lẫn nhau./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cận cảnh “đại bản doanh” của ông Trump trước khi làm Tổng thống Mỹ
Cận cảnh “đại bản doanh” của ông Trump trước khi làm Tổng thống Mỹ

VOV.VN - Tòa tháp Trump trên Đại lộ 5 ở New York chính là “đại bản doanh” của tỷ phú Mỹ Donald Trump trước khi trở thành Tổng thống Mỹ.

Cận cảnh “đại bản doanh” của ông Trump trước khi làm Tổng thống Mỹ

Cận cảnh “đại bản doanh” của ông Trump trước khi làm Tổng thống Mỹ

VOV.VN - Tòa tháp Trump trên Đại lộ 5 ở New York chính là “đại bản doanh” của tỷ phú Mỹ Donald Trump trước khi trở thành Tổng thống Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trải lòng về 100 ngày đầu cầm quyền
Tổng thống Mỹ Donald Trump trải lòng về 100 ngày đầu cầm quyền

VOV.VN - Sau gần 100 ngày cầm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận công việc này “không dễ dàng như tôi từng nghĩ”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trải lòng về 100 ngày đầu cầm quyền

Tổng thống Mỹ Donald Trump trải lòng về 100 ngày đầu cầm quyền

VOV.VN - Sau gần 100 ngày cầm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận công việc này “không dễ dàng như tôi từng nghĩ”.

Tổng thống Trump: Nhiều khả năng sẽ có giao tranh lớn với Triều Tiên
Tổng thống Trump: Nhiều khả năng sẽ có giao tranh lớn với Triều Tiên

VOV.VN - Dù muốn giải quyết vấn đề Triều Tiên bằng con đường ngoại giao hơn, Mỹ vẫn phải chuẩn bị sẵn kịch bản có giao tranh lớn với Triều Tiên.

Tổng thống Trump: Nhiều khả năng sẽ có giao tranh lớn với Triều Tiên

Tổng thống Trump: Nhiều khả năng sẽ có giao tranh lớn với Triều Tiên

VOV.VN - Dù muốn giải quyết vấn đề Triều Tiên bằng con đường ngoại giao hơn, Mỹ vẫn phải chuẩn bị sẵn kịch bản có giao tranh lớn với Triều Tiên.

Ông Trump và 100 ngày hiện thực hóa khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết“
Ông Trump và 100 ngày hiện thực hóa khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết“

VOV.VN - Dư luận, đặc biệt là cử tri Mỹ vẫn đang chờ đợi Tổng thống Donald Trump biến cam kết “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại" thành hiện thực.

Ông Trump và 100 ngày hiện thực hóa khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết“

Ông Trump và 100 ngày hiện thực hóa khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết“

VOV.VN - Dư luận, đặc biệt là cử tri Mỹ vẫn đang chờ đợi Tổng thống Donald Trump biến cam kết “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại" thành hiện thực.