Châu Âu tiến thoái lưỡng nan với bài toán vẽ lại bản đồ mua sắm quốc phòng

VOV.VN - Chi tiêu quân sự của các nước EU đang gia tăng đáng kể, nhưng có sự chia rẽ nội khối về cách sử dụng số tiền này: mua hay không mua vũ khí Mỹ?

Khi ngân sách quốc phòng của các nước châu Âu gia tăng, lục địa này cũng phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn: nên chi số tiền này để mua vũ khí được phát triển trong nước (nội bộ EU) hay tiếp tục mua vũ khí của Mỹ.

Năm 2022, chi tiêu quốc phòng ở châu Âu đã tăng 13% lên 345 tỷ USD, tốc độ tăng nhanh nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, theo Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI). Tuy nhiên, phần lớn số tiền này được trả cho các công ty quốc phòng của Mỹ, tạo thành xương sống trong hợp tác quốc phòng của các thành viên NATO.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron muốn thay đổi điều đó.

Châu Âu đang phụ thuộc vào Mỹ

Theo Tổng thống Macron, việc châu Âu phụ thuộc vào Mỹ trong việc cung cấp mọi thứ, từ máy bay chiến đấu F-35 đến hệ thống phòng không Patriot, đều dựa trên giả định rằng lục địa này sẽ không phải xếp hàng chờ nhận thiết bị của Mỹ.

Ông cảnh báo, các ưu tiên của Mỹ có thể thay đổi khi Washington xoay trục sang Thái Bình Dương và các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang đến gần. Phát biểu trong một cuộc họp gần đây của các bộ trưởng quốc phòng châu Âu, nhà lãnh đạo Pháp nói rằng, với việc nhập khẩu vũ khí từ Mỹ hôm nay, châu Âu “đang tự gây rắc rối cho chính mình vào ngày mai”.

Việc thúc đẩy tăng chi tiêu quốc phòng châu Âu sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Litva ngày 11-12/7.

31 quốc gia thành viên dự kiến sẽ phát triển kế hoạch chiến đấu trong khu vực lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, quyết định hành động của mỗi quốc gia trong trường hợp bị tấn công, thiết bị nào là cần thiết và đầu tư bao nhiêu. Các nước cũng dự kiến sẽ coi chi tiêu quân sự ở mức 2% GDP là tối thiểu chứ không còn mà mục tiêu nữa.

NATO đang hướng đến mục tiêu các nước dành tối thiểu 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có 10 thành viên NATO ở châu Âu đạt ngưỡng này. Tổng thư ký Jens Stoltenberg cho biết ông hy vọng con số này đó “sẽ tăng đáng kể trong năm tới”.

Bất kỳ nỗ lực nào nhằm vẽ lại bản đồ mua sắm quân sự của châu Âu đều gặp phải những trở ngại lớn. Nhiều nước, đặc biệt là ở Đông Âu, coi việc mua vũ khí đắt tiền của Mỹ là cái giá mà lục địa này phải trả cho các đảm bảo an ninh của Washington.

“Nước Mỹ trước tiên” không phải là câu trả lời

Cuộc xung đột ở Ukraine cho thấy, khi nhu cầu vũ khí gia tăng đột ngột, phương Tây không thể tăng sản lượng trong một sớm một chiều.

Ngay cả giữa các nước châu Âu cũng có sự cạnh tranh trong nền công nghiệp quốc phòng. Thay vì tập hợp nguồn lực trong các chương trình xuyên biên giới, chi tiêu của châu Âu thường được phân bổ cho nhiều công ty quốc phòng, khiến lĩnh vực này bị phân mảnh và thiếu định hướng tổng thể. Thị trường bị chia cắt đồng nghĩa với việc khó có thể sản xuất cùng một loại vũ khí với số lượng lớn.

Trong thời kỳ khủng hoảng, các nước châu Âu thường phải tìm kiếm sự trợ giúp từ bên kia Đại Tây Dương. Mỹ đã cung cấp một loạt hệ thống tên lửa, lựu pháo và các loại vũ khí khác mà Ukraine sử dụng để chống lại Nga. Ngay cả hiện tại, tổng chi tiêu quốc phòng của châu Âu cũng chỉ tương đương khoảng 40% ngân sách 877 tỷ USD của Mỹ, theo SIPRI.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Éric Béranger, Giám đốc điều hành của MBDA, nhà sản xuất tên lửa lớn nhất châu Âu, cho biết: “Ukraine là một hồi chuông cảnh tỉnh về khả năng phục hồi phòng thủ của châu Âu. Các nước cần bổ sung nguồn dự trữ, cần phải có khả năng giao hàng nhanh chóng và cần tăng tốc”.

Tổng thống Pháp Macron nói rằng, nếu châu Âu không đầu tư vào ngành công nghiệp quân sự của riêng mình, lục địa này sẽ phụ thuộc vào Mỹ mà không có “quyền tự chủ chiến lược” hoặc khả năng định hình chính sách đối ngoại và quốc phòng của riêng mình.

“Ukraine cho chúng ta thấy rằng chúng ta chỉ có thể cung cấp cho Kiev những gì chúng ta tự sản xuất”, ông Macron phát biểu với các bộ trưởng quốc phòng tại Paris.

Tướng Pierre Schill, Tư lệnh quân đội Pháp, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng quyền tự chủ chiến lược của một quốc gia có liên quan chặt chẽ với việc kiểm soát các chuỗi cung ứng quân sự của quốc gia đó.

“Mua thiết bị công nghệ cao từ một quốc gia khác đồng nghĩa với việc tự đặt mình dưới sự kiểm soát của họ”, ông Schill nói.

Nhiều quan chức châu Âu khác cũng lo ngại rằng việc mua công nghệ của Mỹ có thể đi kèm với các quy định về mục đích sử dụng và mức độ chia sẻ công nghệ.

“Pháp có lý trong nhiều khía cạnh. Nước Mỹ trước tiên không phải là câu trả lời khi nói đến mua sắm”, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nhận định với tạp chí Economist gần đây.

Châu Âu có thể tự chủ trong sản xuất vũ khí

Việc phát triển lĩnh vực công nghiệp quốc phòng nội khối châu Âu có thể mang lại việc làm cho các nước trong khu vực.

Christophe Salomon, Phó chủ tịch điều hành của tập đoàn đa quốc gia Thales cho biết: “Mỗi khi một radar hoặc một tên lửa được mua bên ngoài châu Âu, nó sẽ làm suy yếu cơ sở công nghiệp của chúng ta”.

Theo một nghiên cứu công bố tuần trước của Oxford Economics, BAE Systems, công ty quốc phòng lớn nhất châu Âu, tạo ra 132.000 việc làm toàn thời gian ở Anh và đóng góp 11 tỷ bảng Anh (14,1 tỷ USD) vào GDP của Anh, tương đương 0,4% nền kinh tế nước này.

Trong khi đó, Frank St. John, Giám đốc điều hành công ty quốc phòng Lockheed Martin của Mỹ, cho biết họ sẽ chế tạo một phần tên lửa Patriot ở Ba Lan, trong khi khoảng 1/4 chương trình sản xuất của F-35 được thực hiện tại châu Âu.

“Mỗi khi chúng tôi bán hệ thống của mình ở châu Âu, nó sẽ tạo ra việc làm ở châu Âu”, ông John nói.

Tuy nhiên, một số công ty quốc phòng châu Âu cho rằng họ có thể tự chủ về sản xuất vũ khí mà không cần các công ty Mỹ.

Ông Ralf Ketzel, Giám đốc điều hành chi nhánh tại Đức của KNDS, nhà sản xuất xe bọc thép lớn nhất châu Âu, cho biết châu Âu hiện nay đã có thể tự cung tự cấp về xe bọc thép. Theo ông, Leopard 2 do KNDS sản xuất đã trở thành xe tăng phổ biến ở châu Âu và được 17 quốc gia vận hành. Berlin cùng một số quốc gia châu Âu khác cũng đã gửi nhiều xe tăng Leopard 2 cho Ukraine.

“Không cần phải phụ thuộc vào Mỹ”, ông Ketzel khẳng định.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thượng đỉnh NATO 2023 và những quyết định quan trọng
Thượng đỉnh NATO 2023 và những quyết định quan trọng

VOV.VN - Tại hội nghị thượng đỉnh này, các lãnh đạo NATO sẽ tìm cách giải quyết một loạt vấn đề, từ chia rẽ về tư cách thành viên của Ukraine đến vướng mắc trong kết nạp Thụy Điển và các kế hoạch phòng thủ đầu tiên trong nhiều thập niên.

Thượng đỉnh NATO 2023 và những quyết định quan trọng

Thượng đỉnh NATO 2023 và những quyết định quan trọng

VOV.VN - Tại hội nghị thượng đỉnh này, các lãnh đạo NATO sẽ tìm cách giải quyết một loạt vấn đề, từ chia rẽ về tư cách thành viên của Ukraine đến vướng mắc trong kết nạp Thụy Điển và các kế hoạch phòng thủ đầu tiên trong nhiều thập niên.

Đảm bảo an ninh cho Ukraine: Cánh cửa NATO hay lựa chọn Israel?
Đảm bảo an ninh cho Ukraine: Cánh cửa NATO hay lựa chọn Israel?

VOV.VN - Dù xung đột ở Ukraine chưa có hồi kết, thách thức đảm bảo an ninh cho Kiev chỉ mới bắt đầu.

Đảm bảo an ninh cho Ukraine: Cánh cửa NATO hay lựa chọn Israel?

Đảm bảo an ninh cho Ukraine: Cánh cửa NATO hay lựa chọn Israel?

VOV.VN - Dù xung đột ở Ukraine chưa có hồi kết, thách thức đảm bảo an ninh cho Kiev chỉ mới bắt đầu.

Nga tuyên bố sẽ có phản ứng cứng rắn nếu Ukraine gia nhập NATO
Nga tuyên bố sẽ có phản ứng cứng rắn nếu Ukraine gia nhập NATO

VOV.VN - Phía Nga cho rằng nếu Ukraine gia nhập NATO sẽ là 1 mối nguy hiểm tuyệt đối, một mối đe dọa đối với đất nước Nga nên phải có phản ứng đủ rõ ràng và kiên quyết.

Nga tuyên bố sẽ có phản ứng cứng rắn nếu Ukraine gia nhập NATO

Nga tuyên bố sẽ có phản ứng cứng rắn nếu Ukraine gia nhập NATO

VOV.VN - Phía Nga cho rằng nếu Ukraine gia nhập NATO sẽ là 1 mối nguy hiểm tuyệt đối, một mối đe dọa đối với đất nước Nga nên phải có phản ứng đủ rõ ràng và kiên quyết.