Mỹ mong đợi gì từ chuyến công du châu Á của Joe Biden?

VOV.VN - Phó Tổng thống Mỹ sẽ có chuyến thăm Ấn Độ và Singapore trong vòng 6 ngày bắt đầu từ 22/7.

Trong bài diễn văn trước chuyến công du kéo dài một tuần đến Ấn Độ và Singapore, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khẳng định, chính phủ của Tổng thống Obama đang cố gắng để xây dựng mối quan hệ đối tác gần gũi hơn với các nước ở khu vực Thái Bình Dương và đặc biệt là với những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Chuyến thăm của ông Biden được các nhà phân tích cho là dịp để Nhà Trắng tái khẳng định chính sách chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á.

Ông Biden là Phó Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Ấn Độ trong vòng ba thập kỷ qua.

Tăng cường hợp tác kinh tế

Phó Tổng thống Mỹ sẽ tới New Delhi trước tiên, nơi ông dự kiến có cuộc gặp với các lãnh đạo hàng đầu Ấn Độ, gồm Thủ tướng Manmohan Singh và Tổng thống Pranab Mukherjee trước khi đến thủ đô tài chính Mumbai để gặp gỡ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp của đất nước này.

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu về chính sách kinh tế và thương mại Mỹ -châu Á và Ấn Độ (ảnh: AFP)


Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Mỹ và Ấn Độ đã có những chuyển biến rõ rệt, theo đó kim ngạch song phương giữa hai nước đã tăng từ 9 tỷ USD năm 1995 lên 100 tỷ USD trong năm nay.

Giới phân tích nhận định, sứ mệnh trong chuyến thăm đến Singapore và Ấn Độ lần này của ông Biden là tiếp lửa cho các vòng đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang có dấu hiệu bế tắc.

Ấn Độ không tham gia TPP, nhưng Singapore nằm trong số các nước đang tham gia đàm phán TPP với Mỹ và ông Biden sẽ tới đây vào ngày 25/7 để bàn thảo về vấn đề này.

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương với sự tham gia của 11 nước thành viên gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. TPP được đánh giá là một hiệp định quan trọng vì bao hàm những tiêu chuẩn cao về tự do thương mại và hài hòa chính sách.

Chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á

Ngoài việc bàn thảo gia tăng hợp tác kinh tế, chuyến thăm cũng là cơ hội để Phó Tổng thống Mỹ thảo luận với các lãnh đạo khu vực về cách thức giải quyết những vấn đề liên quan đến tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa các bên ở biển Đông.

Ông Biden cho biết, Mỹ đánh giá cao vai trò của Ấn Độ trong khu vực khi quốc gia này có những bước tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và sự hiện diện nhiều hơn của họ ở các điểm  nóng tại châu Á là vô cùng quan trọng.

Theo ông Biden đó là một trong những lý do tại sao Tổng thống Obama gọi mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ là là “quan hệ đối tác định hình cho thế kỷ”. Đồng thời, việc Ấn Độ chuyển hướng quan tâm sang phía Đông khi nước này có nhiều điểm chung với các quốc gia Đông Nam Á trong mối quan hệ với người láng giềng Trung Quốc cũng được Mỹ ủng hộ.

Việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi kinh tế của Ấn Độ. Do đó, Ấn Độ không ngừng tăng cường hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á khiến mối quan hệ của họ với các quốc gia này ngày càng “nồng ấm” hơn.

Trả lời tờ The Times of India, ông Biden cũng đánh giá cao vai trò của Ấn Độ trong vấn đề Afghanistan khi Ấn Độ đã dành 2 tỷ USD viện trợ cho quốc gia này. Ông nói: “Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ vai trò của Ấn Độ tại Afghanistan khi họ tận dụng sức mạnh kinh tế của mình để giúp đỡ cải thiện nền kinh tế của Afghanistan”.

Ông cho biết viện trợ của Ấn Độ "sẽ giúp đảm bảo mục tiêu chung của chúng ta về một tương lai ổn định và thịnh vượng cho người dân Afghanistan".

Chuyến thăm của ông Biden diễn ra sau khi Tổng thống Obama đề cử bà Nisha Desai Biswal làm trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Nam Á. Đây là lần đầu tiên một người Mỹ gốc Ấn đứng đầu bộ phận giám sát chính sách ngoại giao của Mỹ tại Afghanistan, Ấn Độ và Pakistan.

Sau khi ghé hai thành phố Ấn Độ New Delhi và Mumbai, ông Biden sẽ đến Singapore, quốc gia mà theo ông Biden là thế lực kinh tế phát triển tại châu Á có tiếng nói quan trọng.

Ông Biden tuyên bố: “Đầu tư của Mỹ tại Đông Nam Á nhiều hơn đầu tư vào Trung Quốc. Các nước Đông Nam Á như Singapore hoặc Indonesia đã trở thành những đối tác quan trọng trong mọi lĩnh vực, từ chống phổ biến vũ khí đến các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ”.

Tại Singapore, Phó Tổng thống Mỹ sẽ gặp các nhà lãnh đạo Singapore là Tổng thống Tony Tan, Thủ tướng Lý Hiển Long và cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu, tại Dinh Istana.

Ngoài các nội dung liên quan đến lĩnh vực kinh tế, ông Biden sẽ thảo luận với các lãnh đạo Singapore về phương hướng tăng cường hợp tác an ninh Mỹ-Singapore; đặc biệt là “quan hệ đối tác an ninh gần gũi” giữa hai nước, mà biểu hiện gần đây nhất là việc Singapore đồng ý cho Mỹ đồn trú luân phiên 4 chiến hạm gần bờ (LCS).

Ông Biden cũng sẽ có chuyến thăm chiến hạm USS Freedom trong thời gian ở thăm Singapore, USS Freedom là LCS đầu tiên đến đồn trú tại Singapore từ hôm 18/4/2013, trước khi rời Singapore ngày 27/7 tới đây.

Thời gian gần đây, Mỹ đã và đang cụ thể hóa chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á thông qua nhiều hành động cụ thể. Quân đội Mỹ thường xuyên tổ chức tập trận với các đồng minh như Philippines, Nhật Bản, Singapore, thậm chí Mỹ còn tính đến việc xây dựng các căn cứ quân sự lâu dài hướng ra biển Đông.

Việc Phó Tổng thống Mỹ lựa chọn Ấn Độ và Singapore làm điểm đến được cho là sự tính toán kỹ lưỡng về chiến lược. Singapore từ lâu vẫn được biết đến là một quốc gia trung lập, không có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông.

Tuy nhiên Singapore lại là quốc gia có tiếng nói quan trọng trong ASEAN và khu vực châu Á, hơn nữa lại là nước vốn có quan hệ chặt chẽ với Mỹ, chuyến thăm của ông Biden sẽ giúp củng cố mối quan hệ của hai quốc gia.

Trong khi đó, Ấn Độ thời gian gần đây lại có cạnh tranh ngầm với Trung Quốc trong nỗ lực khẳng định vị trí của cường quốc hàng đầu châu Á. Ấn Độ đã không ít lần lên tiếng khẳng định lập trường rõ ràng của New Delhi về Biển Đông và nhấn mạnh rằng họ có quyền tự do hàng hải ở khu vực này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Trung Quốc
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Trung Quốc

 Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của một quan chức cấp cao Mỹ kể từ khi xảy ra khủng hoảng tại Mỹ.  

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Trung Quốc

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Trung Quốc

 Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của một quan chức cấp cao Mỹ kể từ khi xảy ra khủng hoảng tại Mỹ.  

Đối thoại chiến lược Mỹ - Ấn giúp định hình tương lai cho 2 nước
Đối thoại chiến lược Mỹ - Ấn giúp định hình tương lai cho 2 nước

Mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ sẽ trở thành một trong những quan hệ đối tác quan trọng của thế kỷ 21.  

Đối thoại chiến lược Mỹ - Ấn giúp định hình tương lai cho 2 nước

Đối thoại chiến lược Mỹ - Ấn giúp định hình tương lai cho 2 nước

Mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ sẽ trở thành một trong những quan hệ đối tác quan trọng của thế kỷ 21.  

Chuyến thăm chiến lược châu Á của tân Ngoại trưởng Mỹ
Chuyến thăm chiến lược châu Á của tân Ngoại trưởng Mỹ

Đây là sự lựa chọn phá vỡ thông lệ bởi lần đầu tiên trong 60 năm qua, một tân Ngoại trưởng Mỹ thăm châu Á.

Chuyến thăm chiến lược châu Á của tân Ngoại trưởng Mỹ

Chuyến thăm chiến lược châu Á của tân Ngoại trưởng Mỹ

Đây là sự lựa chọn phá vỡ thông lệ bởi lần đầu tiên trong 60 năm qua, một tân Ngoại trưởng Mỹ thăm châu Á.

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden  thăm Iraq
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Iraq

Trong chuyến công du này, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp Tổng thống Iraq J.Talabani và Thủ tướng Maliki để thảo luận về công việc cần triển khai nhằm đảm bảo sự ổn định an ninh lâu dài của Iraq.

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden  thăm Iraq

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Iraq

Trong chuyến công du này, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ gặp Tổng thống Iraq J.Talabani và Thủ tướng Maliki để thảo luận về công việc cần triển khai nhằm đảm bảo sự ổn định an ninh lâu dài của Iraq.

Cuộc tập trận Mỹ-Hàn-Nhật và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên
Cuộc tập trận Mỹ-Hàn-Nhật và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên

Cuộc tập trận được tiến hành tại nơi có xung đột ở bán đảo Triều Tiên sẽ càng khiến tình hình khu vực diễn biến khó lường.

Cuộc tập trận Mỹ-Hàn-Nhật và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên

Cuộc tập trận Mỹ-Hàn-Nhật và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên

Cuộc tập trận được tiến hành tại nơi có xung đột ở bán đảo Triều Tiên sẽ càng khiến tình hình khu vực diễn biến khó lường.

Tổng thống Obama và chiến lược châu Á - Thái Bình Dương
Tổng thống Obama và chiến lược châu Á - Thái Bình Dương

(VOV) - Mới tái đắc cử, Tổng thống Hoa Kỳ Obama đã có ngay chuyến công du tới Đông Nam Á.

Tổng thống Obama và chiến lược châu Á - Thái Bình Dương

Tổng thống Obama và chiến lược châu Á - Thái Bình Dương

(VOV) - Mới tái đắc cử, Tổng thống Hoa Kỳ Obama đã có ngay chuyến công du tới Đông Nam Á.

Tàu ngầm hạt nhân Mỹ tham gia tập trận Mỹ-Hàn
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ tham gia tập trận Mỹ-Hàn

(VOV) - Theo nguồn tin quân sự, tàu ngầm "khủng" của Mỹ mang tên lửa hành trình tầm xa, có khả năng tấn công mục tiêu trên đất liền

Tàu ngầm hạt nhân Mỹ tham gia tập trận Mỹ-Hàn

Tàu ngầm hạt nhân Mỹ tham gia tập trận Mỹ-Hàn

(VOV) - Theo nguồn tin quân sự, tàu ngầm "khủng" của Mỹ mang tên lửa hành trình tầm xa, có khả năng tấn công mục tiêu trên đất liền

Kết quả đối thoại chiến lược Mỹ-Trung
Kết quả đối thoại chiến lược Mỹ-Trung

(VOV) - Các phiên thảo luận được mô tả là thẳng thắn, chân thành và mang tính xây dựng.

Kết quả đối thoại chiến lược Mỹ-Trung

Kết quả đối thoại chiến lược Mỹ-Trung

(VOV) - Các phiên thảo luận được mô tả là thẳng thắn, chân thành và mang tính xây dựng.

Mỹ sẽ tăng cường căn cứ quân sự nhìn ra Biển Đông
Mỹ sẽ tăng cường căn cứ quân sự nhìn ra Biển Đông

(VOV) - Có nhiều chỉ dấu cho thấy Mỹ đang tìm kiếm sự hiện diện hải quân và không quân lâu dài tại Philippines.

Mỹ sẽ tăng cường căn cứ quân sự nhìn ra Biển Đông

Mỹ sẽ tăng cường căn cứ quân sự nhìn ra Biển Đông

(VOV) - Có nhiều chỉ dấu cho thấy Mỹ đang tìm kiếm sự hiện diện hải quân và không quân lâu dài tại Philippines.