Nga nhằm vào cơ sở năng lượng, Ukraine dồn lực củng cố lá chắn phòng không

VOV.VN - Hệ thống phòng không đang trở thành một yếu tố quan trọng trong xung đột Nga – Ukraine, sau khi Moscow tiến hành một loạt các cuộc không kích nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Kiev trong thời gian gần đây.

Ukraine kêu gọi thêm hệ thống phòng không

Một quan chức cấp cao của Ukraine hôm 26/10 cho biết, nước này kêu gọi phương Tây cung cấp thêm các hệ thống phòng không để tự vệ trước các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người của Nga nhằm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng trong những tuần gần đây.

Andriy Yermak, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, cho biết, ông đã đề nghị bổ sung hệ thống phòng không trong các cuộc gọi với Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan và các quan chức cấp cao của Pháp và Anh.

Theo giới chức Ukraine, hệ thống phòng không đang trở thành một mặt trận quan trọng mới trong cuộc xung đột, sau khi Nga tiến hành một loạt các cuộc không kích nhằm vào cơ sở hạ tầng về điện của Ukraine. Động thái này của Nga sẽ khiến Ukraine đối mặt với một mùa đông đầy khó khăn khi không có đủ nguồn cung năng lượng dự phòng.

Hệ thống phòng không của Ukraine, bao gồm cả những thiết bị từ thời Liên Xô, đã đạt được thành công trước máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng của Nga trong khoảng thời gian đầu sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước láng giềng hồi cuối tháng 2. Hệ thống phòng không của Ukraine đã ngăn chặn quyền kiểm soát bầu trời Kiev của quân đội Nga.

Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, cáo buộc Nga sử dụng tên lửa và máy bay không người lái do Iran sản xuất đã đặt ra một vấn đề mới đối với hệ thống phòng không Ukraine. Các nhà phân tích quân sự cho biết, các máy bay không người lái bay thấp và bay chậm là một thách thức về kỹ thuật đối với hệ thống phòng không trước đây, vốn được thiết kế để bắn hạ máy bay chiến đấu phản lực và máy bay trực thăng. Lực lượng Nga cũng sử dụng nhiều tên lửa và máy bay không người lái để áp đảo hệ thống phòng thủ của Ukraine.

Các cuộc giao tranh gần đây đã tiến sâu vào miền Tây và miền Trung Ukraine, phá vỡ sự hạ nhiệt sau khi Nga rút quân khỏi các khu vực gần thủ đô Kiev vào tháng 4. Các cuộc tấn công đã làm mất nguồn nước và điện tại các khu vực rộng lớn của Ukraine, làm gia tăng sự lo lắng của người dân Ukraine và mối lo ngại ở châu Âu về làn sóng người tị nạn có thể rời khỏi đất nước.  

“Chúng tôi cần các hệ thống phòng không càng sớm càng tốt”, ông Yermak chia sẻ.

Trong bản cập nhật ngày 26/10, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết, Nga đã thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa và không kích ở các khu vực Kharkiv, dọc sông Dnipro và Kherson. Bộ Tư lệnh Không quân phía Nam của Ukraine cho biết, lực lượng của họ đã bắn hạ một máy bay trực thăng tấn công Ka-52 của Nga ở vùng Kherson vào tối 26/10 (giờ địa phương).  

Các cuộc tấn công của Nga vào các khu vực xa chiến tuyến ở miền Đông Ukraine diễn ra trong bối cảnh Ukraine tiến hành phản công nhằm giành lại quyền kiểm soát một số vùng lãnh thổ.

Các lực lượng Ukraine đang tiến hành cuộc tấn công ở Đông Bắc và Đông Nam Ukraine, nơi họ đã đẩy lùi bước tiến của Nga trong những tuần gần đây. Trong khi đó, các lực lượng Nga đã tiếp tục tấn công ở hai khu vực khác, xung quanh các thị trấn Avdiivka và Bakhmut.

Hỗ trợ “khủng” từ phương Tây vẫn chưa đủ với Ukraine?

Ngày 25/10, Tập đoàn vũ khí Raytheon Technologies cho biết đã cung cấp các hệ thống phòng không di động NASAMS, có khả năng bắn hạ máy bay không người lái, tên lửa và máy bay. Theo ông Greg Hayes, Giám đốc Điều hành Raytheon Technologies, tập đoàn đã chuyển giao hai hệ thống phòng không tiên tiến NASAMS cho chính phủ Mỹ và chúng đang được lắp đặt tại Ukraine.

Hệ thống NASAMS sẽ cung cấp khả năng phòng thủ tầm trung đến tầm xa chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Nga.

“Đó là một hệ thống phòng không tầm ngắn và có thể bắn tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120, có thể hạ gục mọi thứ trên bầu trời, từ máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo đến máy bay chiến đấu”, ông Hayes nhấn mạnh.

Các quan chức phương Tây cho biết, NASAMS tầm ngắn và tầm trung có thể trở thành một phần của phương pháp phòng không nhiều lớp mà Ukraine sử dụng để tự vệ trước mối đe dọa từ máy bay không người lái, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và máy bay chiến đấu phản lực của Nga.

Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ sẽ gửi 2 hệ thống NASAMS tới Ukraine trong vòng hai tháng tới. 6 hệ thống Nasams khác đã được chuẩn bị cho Ukraine, nhưng Lầu Năm Góc và các quan chức Mỹ cho biết có thể mất khoảng 18 tháng hoặc lâu hơn để hoàn thành và chuyển giao chúng.

Đầu tháng 10, Đức đã cung cấp hệ thống đầu tiên trong số 4 hệ thống tên lửa phòng không công nghệ cao IRIS-T cho Ukraine. Hệ thống IRIS-T được thiết kế để bảo vệ các thành phố và quân đội khỏi các cuộc không kích.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cho rằng việc cung cấp hệ thống IRIS-T là “một kỷ nguyên mới” của phòng không.

Theo truyền thông Đức, IRIS-T là hệ thống phòng không triển khai trên mặt đất có khả năng đánh chặn tên lửa đang bay tới ở độ cao 20km và khoảng cách lên tới 40km.

Trước đó, việc cung cấp hệ thống IRIS-T cho Ukraine diễn ra khá chậm nhưng sau khi Nga tiến hành nhiều cuộc không kích vào các thành phố của Ukraine, động thái này đã được thúc đẩy.

Mặc dù vậy, Mark F. Cancian, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho biết, các hệ thống mới do Mỹ và Đức chuyển giao cho Ukraine chưa đủ để bảo vệ toàn bộ cơ sở hạ tầng và thành phố trên toàn lãnh thổ của Ukraine.

“Các hệ thống này mang tính biểu tượng nhiều hơn là cung cấp khả năng quân sự thực sự”, ông Cancian nói, đề cập đến việc chuyển giao mới cho Ukraine.

Chuyên gia Cancian cho biết, Mỹ và các nước châu Âu đã ngừng hoạt động phần lớn hệ thống phòng không trên mặt đất vào cuối Chiến tranh Lạnh, nghĩa là phương Tây có thể không đủ hệ thống để cung cấp cho Ukraine trong ngắn hạn.

“Vấn đề chung là không có nhiều hệ thống trong kho để cung cấp cho Ukraine”, ông Cancian nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ukraine nêu những bất lợi trong cuộc giao tranh với Nga ở Kherson
Ukraine nêu những bất lợi trong cuộc giao tranh với Nga ở Kherson

VOV.VN - Cuộc phản công của Ukraine ở Kherson đang gặp khó khăn nhiều hơn so với chiến dịch từng thực hiện ở khu vực Đông Bắc do điều kiện thời tiết và địa hình, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cho hay.

Ukraine nêu những bất lợi trong cuộc giao tranh với Nga ở Kherson

Ukraine nêu những bất lợi trong cuộc giao tranh với Nga ở Kherson

VOV.VN - Cuộc phản công của Ukraine ở Kherson đang gặp khó khăn nhiều hơn so với chiến dịch từng thực hiện ở khu vực Đông Bắc do điều kiện thời tiết và địa hình, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cho hay.

Tổng thống Nga Putin: Vũ khí gửi đến Ukraine xuất hiện ở thị trường chợ đen
Tổng thống Nga Putin: Vũ khí gửi đến Ukraine xuất hiện ở thị trường chợ đen

VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng các hệ thống phòng không di động và vũ khí chính xác cao được gửi đến Ukraine có thể đã rơi vào tay kẻ xấu.

Tổng thống Nga Putin: Vũ khí gửi đến Ukraine xuất hiện ở thị trường chợ đen

Tổng thống Nga Putin: Vũ khí gửi đến Ukraine xuất hiện ở thị trường chợ đen

VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng các hệ thống phòng không di động và vũ khí chính xác cao được gửi đến Ukraine có thể đã rơi vào tay kẻ xấu.

Nga cáo buộc Ukraine muốn biến Zaporizhzhia thành “Mariupol thứ hai”
Nga cáo buộc Ukraine muốn biến Zaporizhzhia thành “Mariupol thứ hai”

VOV.VN - Quan chức do Nga bổ nhiệm cho biết Ukraine đang biến thành phố Zaporizhzhia thành một pháo đài kiên cố, với sự hỗ trợ của hàng nghìn binh sĩ nước ngoài.

Nga cáo buộc Ukraine muốn biến Zaporizhzhia thành “Mariupol thứ hai”

Nga cáo buộc Ukraine muốn biến Zaporizhzhia thành “Mariupol thứ hai”

VOV.VN - Quan chức do Nga bổ nhiệm cho biết Ukraine đang biến thành phố Zaporizhzhia thành một pháo đài kiên cố, với sự hỗ trợ của hàng nghìn binh sĩ nước ngoài.

Nga và NATO cảnh báo nhau về nguy cơ xung đột leo thang ở Ukraine
Nga và NATO cảnh báo nhau về nguy cơ xung đột leo thang ở Ukraine

VOV.VN - Nga cảnh báo về nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột toàn cầu trong khi NATO tuyên bố Moscow sẽ đối mặt với “hậu quả nặng nề” nếu sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine.

Nga và NATO cảnh báo nhau về nguy cơ xung đột leo thang ở Ukraine

Nga và NATO cảnh báo nhau về nguy cơ xung đột leo thang ở Ukraine

VOV.VN - Nga cảnh báo về nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột toàn cầu trong khi NATO tuyên bố Moscow sẽ đối mặt với “hậu quả nặng nề” nếu sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine.

Tổng thống Putin: Ukraine trở thành công cụ cho chính sách đối ngoại của Mỹ
Tổng thống Putin: Ukraine trở thành công cụ cho chính sách đối ngoại của Mỹ

VOV.VN - Phát biểu trong cuộc họp với những người đứng đầu an ninh của Cộng đồng các Quốc gia độc lập (CIS) ngày 26/10, Tổng thống Putin cho rằng Ukraine trở thành công cụ cho chính sách đối ngoại của Mỹ và trên thực tế đã mất đi chủ quyền của mình.

Tổng thống Putin: Ukraine trở thành công cụ cho chính sách đối ngoại của Mỹ

Tổng thống Putin: Ukraine trở thành công cụ cho chính sách đối ngoại của Mỹ

VOV.VN - Phát biểu trong cuộc họp với những người đứng đầu an ninh của Cộng đồng các Quốc gia độc lập (CIS) ngày 26/10, Tổng thống Putin cho rằng Ukraine trở thành công cụ cho chính sách đối ngoại của Mỹ và trên thực tế đã mất đi chủ quyền của mình.

Mỹ cảnh báo hậu quả nặng nề nếu Nga sử dụng bom bẩn ở Ukraine
Mỹ cảnh báo hậu quả nặng nề nếu Nga sử dụng bom bẩn ở Ukraine

VOV.VN - Chính phủ Mỹ hôm 25/10 cảnh báo Nga rằng việc sử dụng bom bẩn hoặc bất cứ loại vũ khí hạt nhân nào ở Ukraine sẽ có những hậu quả và là một “sai lầm nghiêm trọng”.

Mỹ cảnh báo hậu quả nặng nề nếu Nga sử dụng bom bẩn ở Ukraine

Mỹ cảnh báo hậu quả nặng nề nếu Nga sử dụng bom bẩn ở Ukraine

VOV.VN - Chính phủ Mỹ hôm 25/10 cảnh báo Nga rằng việc sử dụng bom bẩn hoặc bất cứ loại vũ khí hạt nhân nào ở Ukraine sẽ có những hậu quả và là một “sai lầm nghiêm trọng”.